Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 15


2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết tăng nặng.

Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết tăng nặng chung.

Cần bổ sung thêm một tình tiết tăng nặng chung là điểm p khoản 1 Điều 48 BLHS như sau:

- Điểm p) Phạm tội đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo, người chăm sóc giáo dục mình;

Trong các tình tiết tăng nặng chung đã quy định ở khoản 1 Điều 48 BLHS, chúng tôi đề nghị bổ sung những tình tiết sau:

- Điểm h bổ sung thêm: Phạm tội đối với người bị bệnh tâm thần, người chưa thành niên;

- Điểm n cần bổ sung thêm: Xúi giục người có nhược điểm về tinh thần phạm tội;

- Bổ sung một tình tiết tăng nặng là: “Giữ vai trò đặc biệt tích cực trong việc thực hiện tội phạm”

- Cần bổ sung vào khoản 2 Điều 48 quy định sau: Các tình đã là yếu tố định tội hoặc định khung, kể cả định khung tăng nặng thì không coi là tình tiết tăng nặng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Cần xây dung thêm khoản 3 của Điều 48 BLHS theo hướng:

3.Những tình tiết khác được quy định là tình tiết tăng nặng định khung của các tội phạm nhưng không được áp dụng là tình tiết tăng nặng định khung trong từng trường hợp cụ thể thì được coi là tình tiết tăng nặng TNHS chung.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 15

Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết tăng nặng định tội.

Việc quy định tình tiết tăng nặng định tội không chỉ nhằm đảm bảo thể hiện đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà còn làm giảm

TNHS cho tội phạm trong những trường hợp cần thiết (không phải bao giờ quy định là tình tiết tăng nặng định tội cũng làm cho tội phạm bị xử lý nặng hơn). Không những thế, việc quy định một tình tiết tăng nặng nào đó là tình tiết định tội còn đảm bảo cho việc xác định các khung hình phạt được dễ dàng, khoa học. Do đó, cần coi tình tiết phạm tội đối với trẻ em trong các tội: Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 200 BLHS), chứa mại dâm, môi giới mại dâm (Điều 254, Điều 255 BLHS) là tình tiết tăng nặng định tội và tách các tội này thành các tội riêng. Cụ thể là thành các tội: cưỡng bức, lôi kéo trẻ em sử dụng trái phép chất ma tuý, chứa mại dâm trẻ em, môi giới mại dâm trẻ em, với mức hình phạt khung hình phạt tương ứng cao hơn các tội nêu trên.

Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết tăng nặng định khung.

Để khắc phục bất hợp lý trong việc xử lý tội phạm hiếp dâm, chúng tôi đề nghị khoản 4 Điều 111 cần sửa đổi, quy định 3 đoạn, trong đó: Đoạn 1 giữ nguyên, đoạn 2 và đoạn 3 bổ sung như sau:

"4, Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị xử phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp qui định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại khoản đó".

- Tình tiết tăng nặng định khung "biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội" được quy định ở khoản 3 (khung hình phạt nặng nhất) của các tội: Hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em (Điều 111, 112, 113, 114, 115 - BLHS) mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) nên quy định tại khoản 2 các điều luật đó, tức là giảm một khung

hình phạt. Những đối tượng này, phạt tù nặng không phải là biện pháp hữu hiệu để giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa họ.

- Tình tiết phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ở các tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm nên quy định là tình tiết tăng nặng chung vừa phản ánh đúng mức độ tăng tính nguy hiểm cho xã hội của nó, vừa thuận tiện cho việc áp dụng.

- Bỏ tình tiết tăng nặng định khung "tái phạm" ở tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (điểm đ khoản 2 Điều 125 BLHS) vì tình tiết này không làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này một cách đáng kể.

Hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp.

Các tình tiết tăng nặng và những khái niệm liên quan trong BLHS cần được quy định rõ ràng, thống nhất nhằm đảm bảo nhận thức và áp dụng thống nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những quy định tuỳ nghi.

Một số tình tiết phổ biến như: Phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất côn đồcần được quy định rõ nội dung trong BLHS.

Mặt khác, cần cải tiến kỹ thuật xác định các khung hình phạt tăng nặng, đặc biệt là những tội có 2 đến 3 khung tăng nặng, định lượng hậu quả là một trong những tình tiết định khung. Mức hình phạt ở khung hình phạt đó phải tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, đảm bảo công bằng khi cá thể hoá hình phạt.


3. Nâng cao trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng.

Thông thường những người tiến hành tố tụng chỉ được đào tạo một lần, trong khi đó pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng thay đổi thường xuyên. Do đó, muốn những người tiến hành tố tụng nhận thức đúng

pháp luật, áp dụng đúng pháp luật, thì cần tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao.

Bên cạnh đó, cần tập huấn, tổng kết rút kinh nghiệm xét xử thường xuyên. Ngoài ra, cần khuyến khích những người áp dụng pháp luật tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ.

Trong các biện pháp trên thì công tác tổng kết thực tiễn xét xử là quan trọng nhất. Bởi vì, chỉ có thông qua thực tiễn thì người tiến hành tố tụng mới rút ra được những kinh nghiệm cần thiết, còn người nghiên cứu thì sẽ nhìn thấy được những hạn chế, bất cập để hoàn thiện quy định của pháp luật.

PHẦN KẾT LUẬN


"Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" là một đề tài nghiên cứu mang tính thời sự được nhiều người quan tâm, trước yêu cầu phạm tội của lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật. "Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự" trong Luận văn được nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học nhằm làm rõ về khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại, nội dung và vận dụng các tình tiết đó vào thực tiễn, tạo tiền đề cho việc áp dụng đúng pháp luật.

Qua việc nghiên cứu về đề tài này, cho chúng ta thấy được chính sách hình sự của Nhà nước ta có nội dung xuyên suốt là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Nghiêm trị là một mặt của chính sách hình sự và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chính là sự biểu hiện của mặt nghiêm trị, đảm bảo mức độ cưỡng chế pháp lý hình sự cần thiết cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong pháp luật hình sự nước ta từ trước đến nay và ngày càng được hoàn thiện. Các loại tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong pháp luật hình sự mang tính hệ thống, có mối quan hệ biện chứng và phạm tội tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội, tình hình tội phạm và nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng giai đoạn.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tương đối hoàn chỉnh, hợp lý hệ thống các tình tiết tăng nặng TNHS. Những quy định đó là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm hiện này. Tuy nhiên, qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, các quy định của BLHS cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế gây khó khăn cho việc áp dụng

hoặc áp dụng không hợp lý, hạn chế phần nào hiệu quả của hoạt động tố tụng ở nước ta.

Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng cơ bản vẫn là do các quy định của BLHS chưa thật hợp lý, rõ ràng về nội dung cũng như kỹ thuật thể hiện, hướng dẫn áp dụng BLHS của các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời, trình độ của người áp dụng pháp luật còn hạn chế.

Khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, cần có các giải pháp toàn diện, đồng bộ từ góc độ lập pháp, áp dụng pháp luật và tổ chức. Trước hết cần hoàn thiện các quy định của BLHS về các tình tiết tăng nặng TNHS ở các cấp độ, tăng cường hoạt động hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định về tình tiết tăng nặng TNHS của cơ quan có thẩm quyền và thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ của người tiến hành tố tụng.

Chúng tôi hy vọng rằng Luận văn của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG:

1. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;

2. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

3. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.


CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC:


4. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi).


5. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985.


6. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.


7. Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự 1999 (Tài liệu dùng cho báo cáo viên), Hà Nội.

8. Tạp chí dân chủ và Pháp luật (1998), Số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội.

9. Toà án nhân dân tối cao (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1999 (công trình nghiên cứu cấp Bộ), Hà Nội.

10. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân nhân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ công an (2001), Thông tư hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương "Các tội xâm phạm sở hữu " của Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội.

11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an dân nhân, Hà Nội.

13. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Mai Bộ (1993), "Mấy ý kiến về phạm tội có tính chất chuyên nghiệp"

Tạp chí Toà án nhân dân.


15. Mai Bộ ( 1999) "Về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng " Tạp chí Tòa án nhân dân.

16. Nguyễn Văn Bường (2000), "Cần nhận thức đúng về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp " Tạp chí kiểm sát.

17. Lê Cảm (2001 - 2002). "Nhân thân người phạm tội - Một số vấn đề lý luận cơ bản " Tạp chí Toà án nhân dân (l1/2001, l/2002).

18. Đặng Xuân Đào (1995), Các tình tiết tăng nặng TNHS trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí