Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 2


Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các tranh chấp không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia, mà xuất hiện ngày càng nhiều các tranh chấp ở phạm vi quốc tế.

Theo giáo trình luật quốc tế Ấn Độ do tiến sĩ S.K.Kapoor chủ biên tái bản năm 1994 thì khái niệm tranh chấp quốc tế được nêu rõ [26,724]:

- Thứ nhất, là sự tranh chấp giữa các quốc gia. Trường hợp có hành vi sai trái với một dân tộc hay với một quốc gia nào đó nhưng nếu chính phủ của quốc gia đó không có hành vi phản ứng lại thì cũng không được coi đó là tranh chấp quốc tế.

- Thứ hai, tranh chấp phải xảy ra những hành vi cụ thể từ phía quốc gia gây sự.

- Thứ ba, sự tranh chấp phải liên quan đến các đối tượng tranh chấp cụ thể của quốc gia bị hại.

Giáo trình về công pháp quốc tế của Mỹ xuất bản năm 1900 nêu rõ: Việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.

Trong thực tiễn, “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà cả các tình thế (trạng thái) xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu là các quốc gia; theo nghĩa hẹp thì tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tượng tranh chấp nhất định.

Theo Hiến chương Liên hợp quốc có hai loại tranh chấp quốc tế là: các tranh chấp có thể đe doạ hoà bình và an ninh thế giới; và các tranh chấp khác. Tất cả các tranh chấp đều có thể dẫn đến chiến tranh, đe dọa đến hoà bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các tranh chấp về biên giới lãnh thổ là loại tranh chấp có nguy cơ đe dọa hoà bình và an ninh thế giới cao hơn. Trong khi đó, các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế có ít nguy cơ gây ra chiến tranh hơn và được xem là loại tranh chấp nằm ở nhóm thứ hai.

Như vậy, theo nhận xét ở trên, có thể kết luận tranh chấp thương mại quốc tế là một loại tranh chấp quốc tế, phát sinh trên cơ sở xung đột về mặt quyền lợi hay mâu thuẫn về lợi ích trong các quan hệ thương mại quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


Chủ thể tham gia vào tranh chấp thương mại quốc tế có thể là thể nhân, pháp nhân, các tổ chức liên chính phủ hoặc các quốc gia. Như vậy có thể phân chia tranh chấp thương mại quốc tế thành 3 nhóm: thứ nhất là các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia); thứ hai là tranh chấp giữa chủ thể của luật quốc tế với pháp nhân hoặc thể nhân; thứ ba là tranh chấp giữa các thể nhân và pháp nhân với nhau. Luận văn này chỉ giới hạn ở việc xem xét tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của WTO (tức là tranh chấp thuộc nhóm thứ nhất) liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thoả thuận của WTO. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của WTO với tư cách là tổ chức quốc tế có các thành viên là các quốc gia độc lập có chủ quyền, cùng nhau đàm phán, nhất trí thành lập, thông qua hoặc ký các hiệp định của WTO.

Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 2

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, cũng như quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới thì hoạt động của các công ty không chỉ còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, hình thành nên những công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các nước. Bên cạnh đó, trong quá trình này, các nước cũng muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước, mà thực chất là các công ty trong nước, để phát triển nền kinh tế của mình. Chính vì vậy, trên thực tế khi xem xét về các tranh chấp thuộc nhóm thứ nhất, chúng ta có thể đi đến nhận xét là mặc dù các Bên trong tranh chấp là các quốc gia, nhưng thực chất đó là các tranh chấp giữa các pháp nhân với nhau.

Trong tranh chấp thương mại quốc tế, các bên có thể sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết. Các biện pháp giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế hiện đại đã được nêu rất rõ trong Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc đó là:

- Đàm phán trực tiếp, có các biện pháp hỗ trợ (môi giới, trung gian hoà giải).

- Giải quyết tranh chấp bằng các Uỷ ban điều tra và Uỷ ban hoà giải.

- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

- Giải quyết tranh chấp bằng toà án.

- Giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế.


Các biện pháp này có thể chia thành hai nhóm lớn:

Nhóm thứ nhất, gồm những biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng. Những biện pháp này chủ yếu do các bên tự thực hiện, có thể có sự tham gia giúp đỡ của bên thứ ba không liên quan đến tranh chấp. Trong nhiều tài liệu, các phương pháp giải quyết tranh chấp này còn được gọi là các biện pháp tuỳ chọn.

Nhóm thứ hai, gồm những biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua việc sử dụng các cơ quan tư pháp. Việc giải quyết tranh chấp theo các biện pháp này phải có sự tham gia của bên thứ ba. Những quyết định và phán xét của bên thứ ba có tính chất bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp.

1.1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Trong Đại từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản năm 1998) đã định nghĩa cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện và có đưa ví dụ: cơ chế thị trường, cơ chế điều chỉnh pháp luật,…[15,368]. Có thể hiểu cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của sự vật hay hiện tượng [10,58]. Nói đến cơ chế của một sự vật hiện tượng nào đó, bao giờ cũng gồm hai mặt: bên ngoài (thể hiện ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự tổ chức và hoạt động ngay trong nội tại của sự vật và hiện tượng). Nói cách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng.

Trên cơ sở khái niệm cơ chế nói chung, chúng ta tìm hiểu khái niệm về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Có thể nói cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Khi nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cần xem xét từ hai góc độ: mặt động của cơ chế (là những trình tự, thủ tục, nguyên tắc để vận hành cơ chế); mặt tĩnh của cơ chế (là các phương thức tác động vào hay còn gọi là các thiết chế, các cơ quan tham gia vào


vận hành cơ chế đó theo những nguyên tắc, thủ tục, quy trình đã được luật định, nhằm mục đích cuối cùng là khôi phục lại quyền và lợi ích bị vi phạm và trật tự xã hội).

Như vậy, một tranh chấp phát sinh, dù đó là tranh chấp loại gì cũng cần được giải quyết. Để giải quyết tranh chấp cần có cơ quan giải quyết tranh chấp (như toà án, trọng tài chẳng hạn), các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, phương pháp, cách thức giải quyết tranh chấp (như thương lượng, hoà giải, phương pháp trọng tài...), các quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp (như trình tự tiến hành, các giai đoạn giải quyết tranh chấp...), các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định về việc giải quyết tranh chấp (như bản án, phán quyết). Tất cả những yếu tố này được thể chế hoá thành những quy phạm pháp luật, căn cứ vào đó để tiến hành giải quyết tranh chấp.

Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là hệ thống các cơ quan, các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật về phương pháp, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và bảo đảm thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.

Từ khái niệm trên, cơ chế giải quyết tranh chấp bao gồm các yếu tố cấu thành

sau:

- Các cơ quan giải quyết tranh chấp: Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể

do Nhà nước thành lập ra, hoặc là do các bên tranh chấp thành lập ra để giải quyết tranh chấp. Thiếu cơ quan giải quyết tranh chấp thì cơ chế giải quyết tranh chấp không thể vận hành được.

- Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp: Đây là những quy tắc cơ bản, quan trọng làm cơ sở, làm căn cứ cho việc thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp và cho việc ban hành các quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp.

- Hệ thống các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp: Đó là các quy định pháp luật về cách thức giải quyết tranh chấp, về quy trình, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp.

- Tổng thể các quy phạm pháp luật về đảm bảo thi hành quyết định giải quyết tranh chấp: Đây là những quy định pháp luật về các biện pháp, cách thức đảm


bảo thi hành phán quyết, quyết định giải quyết tranh chấp do cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra.

1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

1.1.2.1. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại - GATT

GATT là một trong những công cụ thương mại đa phương có quy mô lớn đầu tiên trên thế giới, có các thành viên là các quốc gia và vùng lãnh thổ. Phạm vi của GATT chỉ bao gồm các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá, hướng tới việc cắt giảm thuế quan đối với hoạt động thương mại quốc tế. GATT ra đời đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quan hệ kinh tế toàn cầu, thúc đẩy và đảm bảo cho quá trình tự do hoá thương mại thế giới. Đồng thời GATT cũng đã tạo cơ sở cho sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức quốc tế có quy mô lớn về cơ cấu tổ chức và phạm vi điều chỉnh.

Năm 1944, trong khi cuộc Chiến tranh thế giới Thứ hai vẫn diễn ra ác liệt, các phái đoàn của các quốc gia đồng minh cùng nhau họp tại Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) để bàn bạc việc hình thành một hệ thống kinh tế quốc tế mới sau khi chiến tranh kết thúc. Các cuộc họp này đã quyết định thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Cả hai tổ chức quốc tế này đều không có chức năng giải quyết các vấn đề thương mại quốc tế.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ chủ động thành lập một tổ chức quốc tế quy định nội quy thương mại quốc tế (các hoạt động thương mại của Mỹ vào thời điểm này chiếm một nửa giá trị thương mại thế giới). Đây là đề xuất thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) trực thuộc Liên hợp quốc. Một bản hiến chương chi tiết được gọi là Hiến chương ITO được soạn thảo và đã được các nước đàm phán sửa đổi qua các hội nghị quốc tế tổ chức luân phiên tại London, New York, Geneva và Havana từ năm 1946 đến năm 1947. Dự thảo cuối cùng được hoàn thiện tại La Havana (Cuba) có tên gọi là “Hiến chương La Havana”. Hiến chương La Havana về việc thành lập ITO đã được 53 nước ký, chủ yếu là các quốc gia giành được độc lập sau chiến tranh, trừ các nước Đức, Italia và Nhật Bản.


Mặc dù Hiến chương ITO đã được nhất trí, nhưng việc phê chuẩn Hiến chương này ở một số nước đã không thực hiện được. Phản ứng mạnh nhất là từ phía Quốc hội Mỹ do sự chỉ trích trong nội bộ nước Mỹ, mặc dù Chính phủ Mỹ là một trong các Chính phủ tham gia tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện Hiến chương này. Vì vậy, việc một số quốc gia (trong đó có Mỹ) không phê chuẩn Hiến chương này nên trên thực tế ITO không được thành lập.

Khi nhận thấy việc xây dựng Hiến chương ITO là không thể thành công, Mỹ lại một lần nữa đặt ra kế hoạch đàm phán một Hiệp định tạm thời để làm cơ sở cho các đàm phán về thuế quan và các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế. Có 23 quốc gia tham gia cuộc đàm phán này, và kết quả là một hiệp định gọi là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (gọi tắt là GATT) được hình thành vào năm 1947. Do vậy, GATT được coi như một Hiệp định tạm thời chỉ có hiệu lực cho đến khi Hiến chương ITO được phê chuẩn. Tuy nhiên, Hiến chương ITO không bao giờ trở thành hiện thực và GATT đã có hiệu lực cho đến tận cuối năm 1994. Trong khoảng gần 50 năm, GATT vẫn được coi như là một Hiệp định "tạm thời".

Mục đích ngay từ ngày đầu của GATT là từng bước xoá bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan cho sự lưu chuyển của hàng hoá (những thoả thuận này chỉ là tạm thời trong khi ITO chưa ra đời). Việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan của GATT được thực hiện thông qua lộ trình thoả thuận giữa các quốc gia. GATT thiết lập nên các nghĩa vụ đa phương cho thương mại hàng hoá, bao gồm đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tính công khai, chống phá giá và thuế đối kháng, các biện pháp tự vệ,...

Không giống như phần lớn các hiệp định có hiệu lực pháp lý bắt buộc khác, GATT không phải là một hiệp định đơn nhất. GATT bao gồm hàng loạt các Thoả thuận khác nhau, trong đó có Hiệp định chung, các Nghị định thư, Thoả thuận kết nạp các thành viên mới và các Bộ luật của GATT được thông qua tại các vòng đàm phán Kennedy và Tokyo.

GATT được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) được quy định tại Điều I của GATT; nguyên tắc Đãi ngộ quốc


gia (NT) được quy định tại Điều III của GATT. Hai nguyên tắc này đã đóng vai trò quan trọng và trở thành các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại quốc tế. Việc sử dụng hai nguyên tắc này nhằm mục đích xoá bỏ sự phân biệt đối xử đã được áp dụng lâu dài trong quan hệ thương mại quốc tế. Chính vì vậy chúng đã được tiếp tục sử dụng làm nguyên tắc cơ bản của WTO.

Ngoài những qui định về sự không phân biệt đối xử nêu ở trên, trong GATT còn có nhiều điều khoản khác về quy chế tối huệ quốc và nguyên tắc không phân biệt đối xử, liên quan đến các quy định về số lượng hàng hoá nội địa (Điều III, khoản 7), phim ảnh nghệ thuật (Điều IV (b)), quá cảnh hàng hoá (Điều V, khoản 5 và 6), nhãn hiệu xuất xứ hàng hoá (Điều IX, khoản 1), hạn chế về số lượng hàng hoá (Điều XIII khoản 1), doanh nghiệp thương mại nhà nước (Điều XVII, khoản 1), khuyến khích của nhà nước trong việc thành lập các ngành công nghiệp đặc biệt (Điều XVIII, khoản 20), và các biện pháp cần thiết đối với việc nhập khẩu và phân phối các loại hàng hoá khan hiếm (Điều 20, mục (j)).

Trong quá trình tồn tại của mình, GATT đã tổ chức 8 cuộc đàm phán quốc tế, trong đó nổi bật là Vòng đàm phán Kennedy (1962-1967), Vòng đàm phán Tokyo (1973-1979), Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994). Sự hoàn thiện của GATT trong quá trình hoạt động của mình là một kết quả đáng kể. Vòng đàm phán Kennedy (62 nước tham gia) đã giải quyết được việc giảm thuế cho 30.000 loại sản phẩm và mức giảm thuế trung bình là 35%. Vòng đàm phán Tokyo (102 nước) giải quyết vấn đề hàng rào mậu dịch phi thuế quan và vấn đề giảm thuế và đã ký kết một số hiệp định thương mại quan trọng, bao gồm Hiệp định chống phá giá, Hiệp định trợ giá và thuế đối kháng, Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hiệp định về định giá Hải quan, Hiệp định về mua bán chính phủ. Còn kết quả của Vòng đàm phán Uruguay là việc hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vòng Uruguay (123 nước) đàm phán về hầu hết tất cả các khía cạnh: từ những nội dung truyền thống như cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, cải cách hệ thống pháp lý của GATT, cho đến những vấn đề hoàn toàn mới như thương mại dịch vụ (GATS), bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) và các biện pháp đầu tư liên


quan đến thương mại (TRIMs). Một trong những thành tựu quan trọng nhất mà vòng đàm phán Uruguay đã đạt được chính là Hiệp định về việc thành lập một tổ chức mới - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một phiên bản mới của Tổ chức thương mại quốc tế (ITO).

1.1.2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

GATT quy định dù nước lớn hay nước nhỏ, khi thấy quyền lợi của mình bị nước thành viên khác đe doạ gây tổn hại hoặc gây tổn hại, có thể yêu cầu GATT giải quyết tranh chấp một cách công bằng.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT là một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, được thiết lập nhằm mục đích giải quyết tranh chấp, tìm kiếm các cuộc đàm phán mang tính tương hỗ, làm cho hai bên tranh chấp kiềm chế, hiểu biết và thông cảm với nhau, tìm ra biện pháp giải quyết mà hai bên đều có thể chấp nhận được và bảo đảm một phán quyết phải được đồng ý của Hội đồng chung.

Cơ chế giải quyết tranh chấp chung trong GATT được quy định chủ yếu trong Điều XXII (thông qua tháng 11 năm 1958) và Điều XXIII của GATT (thông qua tháng 5 năm 1966) và các Điều XIX, XXV và XXVIII. Điều XXII quy định về thủ tục tham vấn giữa các bên liên quan đến việc thực thi GATT, đòi hỏi Hồi đồng chung (đại diện là Ban thư ký) tham vấn cùng với mỗi thành viên trong các sự kiện tranh chấp có liên quan đến bất kỳ một vấn đề nào có ảnh hưởng tới hoạt động của GATT và đưa ra sự quan tâm đặc biệt tới lời phản kháng của mỗi bên. Hội đồng chung theo yêu cầu của mỗi bên, sẽ hỗ trợ việc tham vấn. Điều XXIII đưa ra cơ chế hoà giải giữa các bên trong trường hợp: “lợi ích có được một cách trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định này bị vô hiệu hay bị suy giảm hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hiệp định này bị cản trở...”. Như vậy, GATT không quy định một cơ quan thường trực, một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên.

Tiến trình giải quyết tranh chấp theo Hiệp định GATT được thực hiện theo các bước như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023