ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HÀ
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
LUÂN VĂN THẠC SỸ LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Nhự
Có thể bạn quan tâm!
- Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 2
- Những Hạn Chế Của Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Gatt Và Sự Cần Thiết Ra Đời Một Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Thiết Thực Và Hữu Hiệu - Cơ
- Cơ Quan Và Nguyên Tắc Giải Quyết Tranh Chấp Của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Hà nội – 2005
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.……...…………………………………………………..……………… i
LỜI CẢM ƠN.……….....…………………………………………………..……………… ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………….…… iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT………………………...……………………… v
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ……………………………………………………… vi
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC 4
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. KHÁI NIỆM CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 4
……………………………………………………...
1.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 4
…………………
1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Hiệp định chung về Thuế
quan và thương mại…………………………………………………….……… 8
1.1.3. Những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT và sự cần thiết ra đời một cơ chế giải quyết tranh chấp thiết thực và hữu
hiệu - cơ chế của WTO………………………………………………………… 16
1.2. CƠ QUAN VÀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ
CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ 20
GIỚI……………………………………………….
1.2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO………………………..……. 20
1.2.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của 28 WTO…….……………..…
1.3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI …………………..…………………………………………………… 30
1.3.1. Giai đoạn tham vấn và hoà 30 giải……………………….……………….
1.3.2. Giai đoạn giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm 34
…………………
1.3.3. Giai đoạn kháng cáo, phúc thẩm……………….…………………….. 40
1.3.4. Giai đoạn thi hành phán quyết và khuyến nghị……………….…… 42
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 49
2.1. VỊ TRÍ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG 49
WTO…………….
2.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI……………….…………………………………………………. 54
2.3. MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP CỤ THỂ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI …………………………………………………………………... 66
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT 86
TRIỂN -
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN…. 86
3.1.1. Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của 87 WTO……………...
3.1.2. Hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO………………... 92
3.2. KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ……………….…………………………. 98
3.2.1. Xác định rõ cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO…. 98
3.2.2. Điều chỉnh chính sách, pháp luật kinh tế - thương mại cho phù
hợp với các quy định của WTO 102
3.2.3. Nghiên cứu, vận dụng thành công những ưu đãi của WTO dành
cho các nước đang phát triển 103
3.2.4. Chuẩn bị tốt về luật sư, tài liệu, tài chính và tâm lý khi theo kiện
3.2.5. Tuyên truyền ý thức pháp luật thương mại quốc tế cho các
104
doanh nghiệp và công chúng để hạn chế xảy ra tranh chấp 107
3.2.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước 109
3.2.7. Thực hiện tốt các cam kết quốc tế 110
3.2.8. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi để tham gia quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế……………….…………………………………………………... 111
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được coi là một định chế có đặc thù và là điểm nổi bật của hệ thống thương mại toàn cầu. Cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó cũng là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của các chính phủ. Nếu một nước vi phạm những quy định của WTO, nước đó có thể phải đối mặt rất nhiều những trừng phạt thương mại.
Về mặt lý thuyết, bất kể nước thành viên nào cũng có thể đưa các tranh chấp ra WTO để giải quyết nhưng trên thực tế, cơ chế này chủ yếu có lợi cho các nước giàu. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO cho phép các bạn hàng đơn phương trừng phạt các nước vi phạm. Đây chính là cơ hội để các cường quốc thương mại thể hiện sức mạnh của mình. Mỹ, EU hoặc Nhật Bản có thể không sợ nếu một nước nhỏ ở Thế giới thứ ba đe doạ trừng phạt họ, nhưng các nước đang phát triển có thể sẽ bị mất nhiều nếu bị các cường quốc thương mại cấm vận.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số nước đang phát triển đã thành công trong việc thách thức các nước lớn (thí dụ điển hình là vụ Costa Rica kiện Mỹ về quy chế hạn chế nhập khẩu hàng dệt cotton và vụ Venezuela và Brazil kiện Mỹ về quy định xăng dầu, Argentina kiện Mỹ về các biện pháp chống bán phá giá ống dẫn dầu).
Các nước đang phát triển cũng tích cực nhờ tới cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết các tranh chấp thương mại giữa họ với nhau và giải thích quy phạm của WTO. Ví dụ, các vụ kiện giữa Brazil và Philippines (về quy chế nhập khẩu dừa khô); Guatemala và Mexico (chống bán phá giá đối với xi-măng); Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ (hàng dệt may); Indonesia và Argentina (quy chế phòng vệ thương may đối với hàng giày dép); Argentina và Chile (các biện pháp phòng vệ liên quan đến sản phẩm nông nghiệp)…
Việt Nam là một nước đang phát triển và đang chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và nỗ lực đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
vào cuối năm 2005. Để gia nhập WTO, Việt Nam phải nghiên cứu cơ cấu tổ chức, chức năng của tổ chức này, các hiệp định đa phương của WTO, những quyền lợi, nghĩa vụ, những ưu đãi mà Việt Nam phải gánh vác và được hưởng. Hơn thế nữa, Việt Nam phải tìm hiểu kỹ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để vận dụng nhằm giải quyết các tranh chấp khi nước ta trở thành viên của tổ chức này, đồng thời cũng chứng minh xem cơ chế giải quyết tranh chấp này có hiệu quả không, có đảm bảo khôi phục được quyền lợi của nước bị vi phạm hay không? Từ đó xem xét có nên đưa các tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế của WTO hay không và cần phải làm gì khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đó. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đánh thực trạng giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
- Phân tích thực trạng một số tranh chấp của các nước đang phát triển được giải quyết theo cơ chế của WTO trong thời gian vừa qua.
- Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển theo cơ chế của WTO, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đặt ra đối tượng nghiên cứu là những nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là giới hạn trong việc phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại hàng hoá giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau
theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông qua một số vụ tranh chấp đã được giải quyết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh và quy nạp.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
- Hệ thống hóa những nguyên tắc, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
- Đánh giá thực trạng một số tranh chấp của các nước đang phát triển được giải quyết theo cơ chế của WTO trong thời gian vừa qua.
- Rút ra kinh nghiệm với Việt Nam trong quá trình gia nhập và trở thành thành viên của WTO .
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới
Chương 2:Tình hình giải quyết tranh chấp của các nước đang phát triển theo cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới
Chương 3:Đánh giá cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại thế giới đối với các nước đang phát triển - kinh nghiệm đối với Việt Nam
CHƯƠNG 1
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. KHÁI NIỆM CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
1.1.1.1. Tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp theo giải thích trong nhiều từ điển được hiểu là sự giành giật, giằng co nhau cái không rõ thuộc về bên nào, là "bất đồng, trái ngược nhau".
Thông thường khi nói đến tranh chấp, người ta hay liên tưởng đến mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật. Nguyên nhân cụ thể của tranh chấp có nhiều và đa dạng, phong phú như bản thân các quan hệ xã hội của con người vậy. Tuy nhiên, nguồn gốc của hầu hết mọi tranh chấp đều có thể được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế. Nói cách khác, đa số các tranh chấp phát sinh đều có mối liên hệ chặt chẽ tới lợi ích kinh tế.
Trong từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992, giải thích rõ ở điểm 2 của nghĩa từ tranh chấp là: đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên.
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, thì bất kỳ một hiện tượng xã hội nào cũng có mâu thuẫn tiềm ẩn. Do đó, tranh chấp là một hiện tượng khách quan và sự tồn tại của nó có tính chất tất yếu trong mọi xã hội vốn không ngừng vận động phát triển. Cũng với sự vận động của xã hội loài người, các tranh chấp cũng phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn, ở mọi nơi, mọi lúc, dưới mọi hình thức và trong mọi lĩnh vực.
Theo tác giả luận văn, có thể hiểu: tranh chấp là sự bất đồng về quyền lợi, lợi ích, quan điểm mà trong đó yêu cầu hay đòi hỏi của một bên bị bên kia từ chối hay khiếu kiện lại.