Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 11

Chính vì vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu để hiểu rõ các quy định, nguyên tắc của WTO để áp dụng cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm của chính Việt Nam cũng như của các nước đang phát triển khác, xây dựng đội ngũ am hiểu pháp luật quốc tế, tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức của giới doanh nghiệp sẽ giúp Việt Nam đạt được nhiều thành công hơn trong các vụ việc tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO.

KẾT LUẬN

WTO, với vai trò là một diễn đàn mà ở đó, mọi thành viên có quyền tự bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp thương mại, đã thực hiện được một cách có hiệu quả một trong các chức năng cơ bản và hết sức quan trọng của mình là giải quyết ổn thoả các tranh chấp thương mại quốc tế góp phần ổn định và phát triển các quan hệ thương mại đa phương, đáp ứng nhu cầu tất yếu của hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO, một trong những điều kiện thiết yếu bảo đảm hiệu lực cho các quy định của WTO cho đến nay vẫn luôn được coi là đóng góp lớn nhất của WTO vào sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, giúp giảm nguy cơ các tranh chấp thương mại leo thang thành xung đột chính trị hoặc quân sự. Do những bế tắc đang diễn ra trong vòng đàm phán Doha, tranh chấp thương mại quốc tế có khả năng gia tăng, vai trò giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế của WTO càng trở nên quan trọng.

Với nhiều ưu điểm hơn thể hiện ở tính thống nhất và chắc chắn, khuyến khích và cho phép các nước thành viên đàm phán để đi đến một giải pháp hoà bình trước khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan xét xử cùng những điều kiện ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống thương mại đa biên. Theo cơ chế này, những nước đang phát triển ở vị thế còn yếu như Việt Nam có quyền thương lượng và khiếu nại một cách công bằng hơn với các quốc gia thành viên, đặc biệt là các cường quốc công nghiệp trong các tranh chấp thương mại quốc tế dựa trên những luật lệ chung. Tuy nhiên, để các nước đang phát triển có được vị thế thực sự bình đẳng trong WTO nói chung và trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng, cùng với những nỗ lực phát triển của chính bản thân các nước này, những thông lệ và quy định của WTO nói chung và DSU nói riêng cũng cần phải thay đổi theo xu hướng tích cực hơn, hướng đến và vì lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển, chậm phát triển nhiều hơn. Các thành viên WTO đã, đang và vẫn cố gắng thực hiện điều đó

với vòng đàm phán Doha. Và mặc dù diễn biến chậm và có phần bế tắc của vòng đàm phán Doha, vòng đàm phán mà ở đó các nước đang phát triển đã, đang và sẽ cố gắng để làm chủ diễn đàn vì những lợi ích chính đáng của mình, tất cả các nước đang phát triển có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn trong một sân chơi thực sự công bằng và bình đẳng hơn, ở đó các tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hoà bình, lợi ích chính đáng của các nước thành viên đang phát triển được bảo vệ.

Trở thành thành viên của WTO, được hưởng những ưu đãi mà DSU dành cho các nước đang phát triển, Việt Nam sẽ tránh được những cuộc chạm trán song phương một cách không cân sức với các cường quốc công nghiệp phát triển trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Các tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết theo một cơ chế chung, trên nền tảng pháp luật thống nhất và bình đẳng đối với tất cả các thành viên, theo đó, thắng lợi không còn là điều không tưởng đối với Việt Nam nếu phải đối mặt với các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, còn rất nhiều các công việc mà Việt Nam phải làm để thực hiện các cam kết, các quy định của WTO cũng như chuẩn bị cho việc tham gia các tranh chấp theo cơ chế của WTO. Một trong những việc quan trọng hàng đầu trong số đó là tìm hiểu và nắm rõ về pháp luật WTO nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng. Do pháp luật WTO, cũng giống như pháp luật của bất kỳ quốc gia nào khác, luôn luôn thay đổi cho phù hợp với những thay đổi và đòi hỏi của cuộc sống, của tình hình kinh tế chính trị thế giới, khu vực và mỗi quốc gia nên việc tìm hiểu về pháp luật của WTO để có thể tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các quy định này cần phải được thực hiện thường xuyên. Từ góc độ đó, tôi hy vọng luận văn của mình có thể góp một phần nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn tất cả các bộ, ban, ngành trong cả nước đang tích cực tìm hiểu, trao đổi, phổ biến về WTO nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam, các quy định của tổ chức này, nhanh chóng đưa đất nước phát triển, hội nhập cùng thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

1. Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo và Philip English, Nguyễn Mạnh Hùng dịch (2004), Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao – Vụ hợp tác kinh tế đa phương (2000), Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 11

3. Bộ Thương mại phối hợp cùng Uỷ ban Châu Âu (2007), Báo cáo Hội thảo về Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2005), Một số vấn đề pháp lý của hội nhập kinh tế quốc tế và giải quyết tranh chấp trong bối cảnh Việt Nam.

5. Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo tổng thuật kết quả rà soát, đối chiếu các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành với các quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO.

6. Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ Hoài Nam, Lê Thị Băng Tâm (2004), “Việt Nam sẵn sàng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”, Kỷ yếu diễn đàn ngày 3-4/6/2003 tại Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Hoàng Phước Hiệp (2007), "Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực thi các cam kết của Việt nam với WTO", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số chuyên đề về Hội nhập kinh tế quốc tế, tr.34.

8. Lan Hương (2006), "Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO từ góc độ các nước đang phát triển", Tạp chí Công nghiệp, 7/2006 (1), tr. 50.

9. Nguyễn Thị Mơ (2006), “Nhận dạng các loại hình tranh chấp thương mại”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 16, tr.3.

10. Oxfam Quốc tế, Nguyễn Văn Thanh dịch (2004), Báo cáo gia nhập WTO, Website:www. oxfaminternational.org.

11. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

12. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Sổ tay về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tiếng Anh

13. International Center for Trade and Substainable Depvelopment (2006), Exploring strategies to enhance the participationof developing countries in WTO Dispute Settlement, Website: http://www.ictsd.org.

14. James S. Shikwati (2002), Developing Countries in WTO, Website: ://www.hawaiireporter.com/story.

15. Roderick Abbott (2005), Are Developing Countries deterred from the WTO Dispute Settlement System, Website: http://jiel.oxfordjournals.org/cgi/content/abstract.

16. Roderick Abbott (2006), "Developing countries and Dispute Settlement: Having One‟s day in court", Bridge - ICTSD 8, pp. 3-5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023