Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 2


+ Lợi ích của việc dựng tấm bia đá.

- Khơi gợi học sinh phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật của tác phẩm.

Bước 3- Liên hệ thực tế.

Các thiết kế bài giảng, các bài phân tích của các nhà sư phạm đã giúp chúng tôi có được những cảm nhận đúng đắn về hai văn bản thuộc thể loại

Tựa Văn biatrong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 10. Đó là nguồn kiến thức bổ ích giúp chúng tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài nghiên cứu: “Dạy họcTựaVăn biatrong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 theo đặc trưng thể loại”

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:


3.1. Tìm hiểu tình hình dạy học hai văn bản thuộc thểTựa Văn biaở nhà trường trung học phổ thông trong những năm đầu thực thi chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mới. Cụ thể là tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cách tổ chức giờ học và hiệu quả giờ học hai văn bản; Tựa “ Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung.

3.2. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một phương án dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy hai văn bản trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:


Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 2

4.1.Tìm hiểu đặc trưng của hai thể loạiTựa Văn biađể vận dụng nó vào việc xác định hướng tiếp cận tác phẩm.

4.2. Khảo sát thực tiễn dạy học hai văn bản:

- Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương.

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung.


4.3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm phương án đề xuất nâng cao hiệu quả giờ dạy của luận văn.


5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này là hoạt động dạy- học của thầy- trò về hai văn bản:

- Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung.

Cụ thể là về nội dung bài dạy, tiến trình giờ dạy, cơ chế hoạt động của thầy- trò trong giờ dạy học, hiệu quả giờ dạy học.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Dựa trên trình tự tiếp cận đối tượng, người nghiên cứu sử dụng hai nhóm phương pháp chính

6.1. Nhóm nghiên cứu lí thuyết:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu chuyên nghành, liên nghành.

- Hệ thống hóa các kiến thức có liên quan tới đề tài.

6.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn:

- Khảo sát thực tiễn dạy họcTựaVăn biaở lớp 10.

- Xây dựng thiết kế và tiến hành thực nghiệm sư phạm hai văn bản: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung.

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chương:


Chương I- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy văn bảnTựavà văn bảnVăn bia.

Chương II- Các phương án dạyTựaVăn biađã được đề xuất.

Chương III - Thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN THUỘC THỂ TỰA VÀ THỂ VĂN BIA

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Tựa Văn bialà hai thể loại xuất hiện khá sớm trong lịch sử nền văn học dân tộc. Nhưng chỉ đến năm học 2005-2006 thì hai thể loại văn học này mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Cho nên nó đã trở thành hai thể loại mới mẻ đối với thầy và trò trung học phổ thông. Việc tiếp cận hai loại văn bản này theo hướng nào sao cho đạt hiệu quả cao là nhu cầu của các giáo viên đang thực thi bộ sách giáo khoa (SGK) mới. Chúng tôi hy vọng rằng cách tiếp cận hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại mà chúng tôi đề cập trong luận văn là một giải pháp giúp cho thầy trò trung học phổ thông có được kết quả tốt trong các giờ dạy học hai loại văn bản này. Hướng tiếp cận của chúng tôi được thực hiện dựa trên những tiền đề lí luận sau:

1.1 Những điểm mới trong chương trình và SGK lần này (Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009)

1.1.1 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục - Đào tạo ghi rõ:

Khác với những lần cải cách giáo dục trước đây (1950, 1956, 1980), lần này chỉ tập trung vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ tiểu


học qua THCS đến THPT). Tuy nhiên, cần hiểu chương trình theo nghĩa rộng như Luật định: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29, mục II - Luật giáo dục - 2005). Như vậy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục , kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kĩ thuật và đổi mới những hoạt động quản lí cả quá trình này. Chương trình giáo dục Trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận của chương trình trên, vì vậy khi tiến hành đổi mới phải tuân theo các định hướng, đảm bảo các nguyên tắc,, thực hiện các yêu cầu như đối với các chương trình các bậc học trên cơ sở quán triệt những đặc điểm của cấp học, của trường THPT.

Một trong những nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục và SGK phổ thông lần này là:

- Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các bậc học, cấp học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.

- SGK không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo.

Chương trình và SGK được thể chế hóa theo luật giáo dục và được quản lí chỉ đạo theo yêu cầu cụ thể của giai đoạn phát triển mới của đất nước,


cố gắng giữ vững ổn định để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử dụng sách ở các cấp học.

1.1.2 Đổi mới chương trình và SGK ở bậc THPT

Mục tiêu giáo dục THPT được quy định trong ở điều 27, mục 2, chương II, luật giáo dục 2005 như sau: Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về giáo dục và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Với Mục tiêu giáo dục quy định như vậy, chương trình các môn học, SGK và phương pháp dạy học ở THPT cũng được đổi mới sao cho đáp ứng được mục tiêu đề ra:

* Đổi mới chương trình các môn học ở THPT:

Có chương trình chuẩn cho tất cả các bộ môn và có chương trình nâng cao cho 8 môn học (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Lịch sử, Địa lí). Ngoài ra còn có chương trình tự chọn kèm theo.

Chương trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học sinh cần và có thể đạt.

Chương trình nâng cao đối với 8 môn phân hóa: Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa và tiếng nước ngoài. Trong chương trình của từng môn, mục tiêu môn học thiết kế nhằm đạt được mục tiêu giáo dục cả cấp học. Chươnng trình giới thiệu quan điểm chính của việc xây dựng lại chương trình môn học, trình bày chuẩn kiến thức kĩ năng môn học theo từng lớp và những


gợi ý cần thiết về phương pháp , phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả môn học của học sinh.

Chương trình tự chọn: Bao gồm hệ thống các chủ đề tự chọn, cung cấp cho học sinh những cơ hội để củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng có trong chương trình các môn học hoặc mở rộng, nâng cao, đáp ứng nhu cầu của học sinh.

* Đổi mới SGK các môn ở THPT:

Quá trình dạy học trong nhà trường thì SGK luôn giữ vai trò là : Tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục. Vì thế chương trình giáo dục phổ thông lần đổi mới này đòi hỏi quá trình biên soạn SGK THPT cần phải đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của chương trình. Các yêu cầu được đặt ra là:

Bám sát chương trình môn học.

Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình biên soạn.

Dựa trên cơ sở lí luận về SGK có có lưu ý tới xu thế tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực này.

Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt

Nam.


Đảm bảo tính liên môn.

Tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh tiếp tục nâng cao năng lực tự học

và đổi mới phương pháp dạy học. Đảm bảo yêu cầu phân hóa.

Đảm bảo những yêu cầu về văn phong đặc trưng của SGK mỗi môn học.

Chú ý tới đặc điểm lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học cụ thể của cấp THPT.


Cụ thể về nội dung và hình thức SGK THPT có những điểm mới cơ bản sau:

Về mặt hình thức

+ Có hai bộ SGK được biên soạn theo chương trình chuẩn và nâng cao.

+ Riêng môn Ngữ văn và Toán do nội dung nhiều và thời lượng lớn nên ở mỗi lớp đều có tập I và tập II.

+ Thực hiện nguyên tắc tích hợp, môn Ngữ văn (Trước đây có tên là môn Văn) từ ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Làm Văn được kết hợp và trình bày trong một cuốn sách giáo khoa

+ Trong cấu trúc từng cuốn sách giáo khoa, các tác giả đã lưu ý cách trình bày thể hiện rõ sự hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh được làm việc tích cực, chủ động; hạn chế việc cung cấp sẵn kiến thức, việc mô tả các quá trình.

Về mặt nội dung: Các tác giả sách giáo khoa thực hiện đổi mới qua việc cân nhắc, lựa chọn kiến thức, xác định mức độ các kiến thức ở từng bài, từng chương, của bộ môn ở từng lớp và cả cấp THPT.

* Đổi mới về phương pháp dạy học:

Đổi mới về phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi của việc đổi mới chương giáo dục phổ thông lần này. Vì, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới đó là luôn năng động, sáng tạo, tích cực cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

Luật Giáo dục điều 28.2 đã ghi : Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.


Như vậy, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là: Hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Nói cách khác, đó là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh (HS) gọi tắt là phương pháp dạy học tích cực.

Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là:

- Dạy học thông qua các tổ chức học tập của học sinh.

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí