Kiến Nghị Đối Với Các Tổ Chức Có Vai Trò Hoạch Định Chính Sách, Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước


vay sụt giảm sẽ được phản ánh thông qua một khoản lỗ tích luỹ, từ đó ăn thâm vào vốn khiến cho VCSH sụt giảm.


Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Tác giả thực hiện luận văn gồm 7 bước với mục tiêu nghiên cứu là thực nghiệm các nhân tố bao gồm cả nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mô có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2017.

Tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy đa biến gồm 11 biến. Trong đó, biến CG là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng tín dụng và 10 biến độc lập khác được phân thành 2 nhóm: nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô, có tác động đến biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy mà tác giả đã xây dựng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.


CGit = βo + β1*DGit + β2*NPLit + β3*CAPit + β4*LIQit + β5*SIZit + β6*TYPit + β7*INSit + β8*GDPit + β9*INFit + β10*EFit + ɛit

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 8

Luận văn sử dụng ước lượng hồi quy GMM, và kết quả cho thấy trong 6 nhân tố có ý nghĩa, thì có 3 yếu tố có tương quan ý nghĩ với tăng trưởng tín dụng cùng chiều, bao gồm các yếu tố: tỷ lệ TSTK, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, và LSCB; bên cạnh đó có 3 yếu tố có tương quan ý nghĩa với tăng trưởng tín dụng theo hướng ngược chiều (gồm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ VCSH và tỷ lệ lạm phát).

Các kết luận của đề tài:


Thứ nhất, tác giả chấp nhận giả thuyết H1 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ có xu hướng tăng khi quy mô huy động vốn có kế hoạch tăng trưởng gia tăng theo thời gian. Nguyên nhân được giải thích là do NHTM có nguồn vốn huy động gia tăng cũng sẽ có tác động kéo theo trong việc gia tăng sử dụng vốn cho các hoạt động tài trợ vốn dưới nhiều hình thức, trong đó có cấp tín dụng với đa dạng hình thức khác nhau. Và mối quan hệ này là mối quan hệ tích cực có tác động mạnh nhất trong mô hình nghiên cứu.


Thứ hai, tác giả chấp nhận giả thuyết H2 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ được điều tiết giảm, thậm chí thu hẹp nếu tỷ lệ nợ xấu tăng. Nguyên nhân được giải thích là do khi tình hình cấp tín dụng không khả quan, nợ xấu gia tăng, khả năng mất vốn và tổn thất tài chính xảy ra, các NHTM thường có xu hướng xem xét lại các hoạt động và các chính sách tín dụng, từ đó có thể thu hẹp phạm vi, quy mô tài trợ vốn thông qua các hình thức cấp tín dụng.

Thứ ba, tác giả chấp nhận giả thuyết H3 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ chịu sự chi phối nhất định của tỷ trọng nguồn VCSH, mà cụ thể hướng tác động ở đây là trái chiều. Nguyên nhân được đưa ra xuất phát từ thực trạng của một số NHTM có nhiều sai lầm trong nghiệp vụ tín dụng, công tác cho vay và tài trợ vốn của mình, đã thật sự gây nên thiệt hại và tổn thất tài chính thông qua các khoản lỗ luỹ kế; dẫn đến một sự suy giảm trong tỷ trọng VCSH mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là sự tăng trưởng tín dụng quá mức trong thời gian dài.

Thứ tư, tác giả chấp nhận giả thuyết H4 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tình trạng dư thừa thanh khoản. Có thể hiểu đơn giản là khi có một sự dư thừa thanh khoản sẽ kéo theo sự gia tăng nhất định trong khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng, trong khi đó, vẫn đáp ứng được các quy định của NHNN về các chỉ số an toàn hoạt động; ngoài ra cũng tạo áp lực bắt buộc các NHTM tăng trưởng tín dụng để giải phóng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn còn tồn đọng.

Thứ năm, tác giả chấp nhận giả thuyết H7 cho rằng tăng trưởng tín dụng thật sự chịu sự chi phối của mức LSCB được công bổ bởi NHNN, mà cụ thể hướng tác động ở đây là tác động cùng chiều. Trong dài hạn, cầu tín dụng của nền kinh tế có khuynh hướng không co giãn; điều này tạo điều kiện cho các NHTM có thể tăng quy mô cấp tín dụng của mình mà hầu như không chịu tác động của yếu tố giá cả của vốn tín dụng, trong trường hợp này được quy định bởi mức LSCB được NHNN công bố trong từng thời kỳ.

Thứ sáu, tác giả chấp nhận giả thuyết H9 cho rằng tăng trưởng tín dụng thật sự chịu một tác động không tích cực từ tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Nguyên


nhân đã được chứng minh cả trong lý thuyết, thực nghiệm và cả thực tiễn tình hình kinh tế thị trường Việt Nam trong thời gian nghiên cứu; khi lạm phát tăng cao dẫn đến sự mất giá của đồng tiền, thu nhập thực suy giảm thì khả năng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng cũng đứng trước những nguy cơ và những bất lợi nhất định.

Cuối cùng, tác giả bác bỏ các giải thuyết H5, H6, H8 và H10 khi chưa tìm thấy sự tác động có ý nghĩa thống kê nào của các nhân tố quy mô tài sản, loại hình ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và mức độ tự do hoá kinh tế đối với tăng trưởng tín dụng.

5.2 Kiến nghị


5.2.1 Kiến nghị đối với các tổ chức có vai trò hoạch định chính sách, các Cơ quan quản lý Nhà nước

Các kiến nghị đối với các tổ chức có vai trò hoạch định và xây dựng chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước mà tác giả đưa ra chủ yếu tập trung vào hoạt động lập pháp và quản lý của NHNN, hướng đến mục tiêu phát huy tích cực vai trò của quản lý Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng cũng như có những giải pháp mang tính chiến lược nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng, đáp ứng cho mục tiêu kích thích và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng có kiến nghị trong hoạt động quản lý của Bộ Tài chính liên quan đến hoạt động công bố thông tin.

Cụ thể như sau:


Một, NHNN có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về các chỉ số an toàn hoạt động, trong đó tập trung vào những chỉ số liên quan đến chỉ tiêu cấp tín dụng7. Nghiên cứu khẳng định cho ta thấy tỷ trọng nguồn VCSH có quan hệ nhất định với khả năng tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, việc quy định rõ ràng


7 Một số văn bản: Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016, Thông tư số 19/2017/TT- NHNN ngày 28/12/2017, Thông tư số 02/VBHN-NHN ngày 10/01/2018,…


và khoa học đối với các chỉ số khả năng an toàn vốn giúp tăng cường mức độ an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì chỉ khi tấm đệm vốn tự có được đảm bảo thì hoạt động tín dụng sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng bền vững và lành mạnh. Ngoài ra, NHNN cũng cần nghiên cứu trong vấn đề lập pháp, đặc biệt là những khoản mục được tính hoặc không được tính vào tăng trưởng tín dụng để xác định các chỉ số an toàn vốn. Theo đó, việc định nghĩa khoản mục nào được xem và không được xem là cấp tín dụng sẽ phần nào giúp NHNN tăng cường khả năng kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng, tuỳ theo chủ trương trong từng thời kỳ là thắt chặt hay mở rộng.

Hai, NHNN có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong công tác kiểm tra thường xuyên, đánh giá lại và hoàn thiện hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các chuẩn mực kế toán ngân hàng8. Như đã đề cập trong nghiên cứu, tăng trưởng tín dụng còn chịu tác động của các yếu tố nội tại của chính NHTM đó như tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, các TSTK cũng như nợ xấu. Chính vì vậy, nhằm minh bạch hoá và chuẩn hoá các số liệu trên BCTC được công bố có liên quan đến những chỉ tiêu trên, NHNN cần rà soát và tiếp tục hoàn thiện những quy định về hạch toán kế toán có liên quan. Những cải tiến này giúp đem đến cho những đa dạng các chủ thể trogn nền kinh tế có khả năng tiếp cận với những thông tin chính xác về những nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng, từ đó có khả năng đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn, trên hết cũng phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế của NHNN.

Ba, NHNN cùng với chính sách và định hướng trong việc quản lý nền kinh tế đất nước từng thời kỳ, cần có nhiều những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn huy động, thanh khoản và nợ xấu có những tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng của NHTM. Vì vậy, ngoài những tác động mang tính trực tiếp vào hoạt động tín dụng, NHNN cũng có thể tác động gián tiếp vào các yếu tố kể trên bằng các cách khác nhau,


8 Một số văn bản: Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004; Quyết định số 16/2007/QĐ- NHNN ngày 18/4/2007; Quyết định số 04/VBHN-NHNN ngày 17/01/2018,…


từ đó góp phần kiểm soát tín dụng theo ý chí của mình, trên vai trò là đơn vị quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách cho toàn nền kinh tế. Chi tiết hơn là tác động vào các yếu tố: chính sách mức trần lãi suất huy động nội/ngoại tệ; điều chỉnh tỷ lệ dữ trự tại Ngân hàng nhà nước; thay đổi thói quen thanh toán của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Nhanh chóng xử lý dứt điểm nợ xấu hoặc những biện pháp có liên quan khác nhằm tác động lên nguồn vốn huy động cũng như các tài sản có tính thanh khoản cao của NHTM.

Bốn, Bộ Tài chính và NHNN phải xây dựng quy định cứng rắn, mang tín quyết liệt và răn đe trong việc yêu cầu các NHTM tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng thông tin công bố, thời gian công bố các thông tin. Song song đó, có các chế tài cho việc vi phạm, hướng đến minh bạch thông tin và thông tin công bố chất lượng cao. Hầu hết các thông tin nội tại của các ngân hàng đều là các thông tin được yêu cầu phải công bố minh bạch: nguồn vốn huy động, các loại TSTK, nợ xấu, VCSH. Các yếu tố này đều có vai trò nhất định trong việc tác động đến tăng trưởng tín dụng. Do đó, cá quy phạm pháp luật chặt chẽ, cứng rắn liên quan đến công bố thông tin của các NHTM sẽ góp phần lớn làm cho chất lượng thông tin trên BCTC được chất lượng hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng. Nguồn thông tin vì vậy cũng sẽ ngày trở nên chính xác, được cập nhật liên tục và kịp thời.

Thứ năm, NHNN cần có những giải pháp phù hợp nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, song song đó góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biến lãi suất và biến lạm phát là hai nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô có tác động ý nghĩa đến tăng trưởng tín dụng và kết quả này đã được xác nhận trong những phần nghiên cứu định lượng được đề cập trong đề tài. Như vậy, thông qua các biện pháp bình ổn mặt bằng lãi suất, đồng thời kiểm soát lạm phát phù hợp với định hướng và kế hoạch quản lý kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ, NHNN vừa đạt được mục tiêu ổn định giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa có khả năng tác động vào tăng trưởng tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu nhập dân cư.


5.2.2 Kiến nghị đối với cư dân, tổ chức có liên quan


Cư dân và tổ chức có liên quan với NHTM bao gồm những cư dân và tổ chức có quan hệ với NHTM trong các hoạt động gửi tiền, uỷ thác nguồn vốn; cũng như trong các hoạt động đi vay, nhận tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tác giả đưa ra các kiến nghị hướng đến việc các đối tượng này sử dụng kết quả nghiên cứu, sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng nhằm đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Cụ thể là:


Thứ nhất, cư dân và tổ chức có liên quan, đặc biệt là khi cần ra những quyết định kinh tế có liên quan mật thiết đến các NHTM hoặc hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, cần tìm hiểu và có kiến thức nhất định về tài chính và kế toán ngân hàng, cụ thể như hiểu biết về các loại BCTC của NHTM, hiểu và phân tích được các chỉ số có ý nghĩa, đúc rút ra những nhận định về tình hình tài chính của ngân hàng, song song đó có thể kết hợp với các thông tin vĩ mô để có thể dự đoán xu hướng phát triển, tăng trưởng của cả hệ thống ngân hàng nói chung và tăng trưởng tín dụng ngân hàng nói riêng trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, cư dân và tổ chức có liên quan có thể sử dụng một số kết quả từ nghiên cứu này nhằm nhận biết khả năng tăng trưởng tín dụng của NHTM. Theo đó, các đối tượng sử dụng thông tin nêu trên cần chú ý nhiều hơn đến các các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng mà nghiên cứu này kết luận có tác động đến tăng trưởng tín dung, làm cơ sở cho các nhận định; có thể kể đến như: NHTM có nguồn vốn tăng trưởng nhanh thường sẽ có khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng trong tương lai, các NHTM trong hiện tại có chất lượng tín dụng thấp thì có khả năng cắt giảm thậm chí thu hẹp hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng nào dư thừa thanh khoản cũng sẽ có khả năng mở rộng hoạt động cho vay cao, hoặc trong bối cảnh lạm phát cao thì các NHTM sẽ có khuynh hướng hạn chế tăng trưởng tín dụng. Các quyết định tài chính đúng đắn và hiệu quả sẽ một phần đến từ các thông tin thực sự giá trị, dựa trên nghiên cứu này.


5.2.3 Kiến nghị đối với các NHTM


Tác giả đưa ra các kiến nghị cho các NHTM hướng đến giải pháp kiếm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng dựa trên việc tác động có kế hoạch vào các nhân tố nội tại ngân hàng có tác động đến tăng trưởng tín dụng, đưa tăng trưởng tín dụng theo hướng bền vững.

Cụ thể là:


Thứ nhất, NHTM cần tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả huy động vốn. Cụ thể, NHTM cần liên tục đổi mới, tập trung vào các phương thức truyền thông hiện đại, nhằm hướng đến tối đa hóa, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ nền kinh tế. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc triển khai linh hoạt các sản phẩm huy động vốn phù hợp với từng phân khúc khách hàng, từng vùng miền và từng loại sản phẩm; kết hợp với các giải pháp thu hút tiền gửi như quà tặng, khuyến mãi và nâng cao năng lực chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, việc ứng dụng/ cập nhật công nghệ hiện đại vào hoạt động huy động vốn, vào các sản phẩm tiền gửi kết hợp với những chiến dịch truyền thông, tiếp thị thông minh sẽ góp phần tăng trưởng tiền gửi hiệu quả, nhất là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ hai, NHTM cần có những chiến lược thanh khoản phù hợp nhằm duy trì sự an toàn của nguồn vốn, tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng bền vững. Cụ thể, NHTM cần có những hoạch định rất chi tiết về cung - cầu thanh khoản của mình trong từng thời kỳ, đồng thời có những động thái cụ thể để thu xếp vốn khi cần thiết nhằm tránh hiện tượng mất thanh khoản. Đồng thời, ngân hàng cũng cần có kế hoạch tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn vay nhằm tránh lãng phí nguồn vốn do dư thừa thanh khoản; từ đó tiến đến một trạng thái thanh khoản mục tiêu và duy trì trong dài hạn. Ngoài ra, các NHTM cần tăng cường tính hợp tác, liên kết để có thể tương trợ nhau về vốn trong điều kiện khó khăn thanh khoản tạm thời.

Thứ ba, NHTM cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lược nhằm kiểm soát nợ xấu, nâng cao chất lượng danh mục tín dụng. Cụ thể, NHTM cần có ý thức

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí