Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương - 2

4.3.5.5. Thông tin truyền thông 68

4.3.5.6. Thông tin phản hồi 69

4.3.5.7. Giám sát 69

4.3.5.8. Ý thức tham gia BHXH 69

4.4. Phân tích thực trạng KSNB trong công tác thu BHXH tại tỉnh Bình Dương 71

4.4.1. Môi trường kiểm soát 71

4.4.2. Đánh giá rủi ro 72

4.4.3. Hoạt động kiểm soát 72

4.4.4. Thông tin và truyền thông 73

4.4.5. Hoạt động giám sát 73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

4.5. Kết hợp đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng và định tính 74

4.5.1. Những ưu điểm 74

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương - 2

4.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 75

4.5.2.1. Môi trường kiểm soát 75

4.5.2.2. Đánh giá rủi ro 75

4.5.2.3. Hoạt động kiểm soát 76

4.5.2.4. Thông tin truyền thông 76

4.5.2.5. Hoạt động giám sát 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BÌNH DƯƠNG 79

5.1. Quan điểm hoàn thiện 79

5.1.1. Quan điểm kế thừa 79

5.1.2. Quan điểm lợi ích và an sinh xã hội 80

5.1.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát 81

5.2. Giải pháp hoàn thiện KSNB công tác thu BHXH tại tỉnh Bình Dương 82

5.2.1. Về hoạt động giám sát 82

5.2.2. Về thông tin và truyền thông 84

5.2.3. Về hoạt động kiểm soát 85

5.2.4. Về đánh giá rủi ro 86

5.2.5. Về môi trường kiểm soát 87

5.3. Những kiến nghị hỗ trợ nhằm nâng cao việc thực hiện giải pháp 87

5.3.1. Đối với Nhà nước 87

5.3.2. Đối với ngành BHXH 88

5.3.3. Đối với BHXH tỉnh Bình Dương 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 91

KẾT LUẬN CHUNG 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1: Thống kê số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 – 2017 42

Bảng 4.2: Thống kê số liệu chi giải quyết chế độ chính sách BHXH từ năm 2013 – 2017 45

Bảng 4.3: Thống kê số liệu thanh kiểm tra từ năm 2013 – 2017 47

Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động 53

Bảng 4.5: Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố độc lập 60

Bảng 4.6: Phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố phụ thuộc 61

Bảng 4.7: Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo MTKS 61

Bảng 4.8: Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo MTKS 61

Bảng 4.9: Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo ĐGRR 61

Bảng 4.10: Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo TTTT 62

Bảng 4.11: Phân tích lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố TT&PH 62

Bảng 4.12: Phân tích tương quan với hệ số tương quan Pearson 64

Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình 66

Bảng 4.14: Phân tích phương sai (Anova) 66

Bảng 4.15: Tóm tắt các hệ số hồi quy 66

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết 70

Bảng 4.17: Vị trí quan trọng của các nhân tố 71


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB 18

Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 28

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB về thu BHXH 34

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương 41

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện số lượt người tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013

– 2017 ........................................................................................................................... 43

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện số thu BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 – 2017 43

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện số lượt người hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 – 2017 45

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện số chi BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 – 2017 45

Hình 4.6: Thống kê mẫu khảo sát theo giới tính 49

Hình 4.7: Thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn 50

Hình 4.8: Thống kê mẫu khảo sát theo độ tuổi 50

Hình 4.9: Thống kê số lượng nhân viên tại phòng ban công tác 51

Hình 4.10: Thống kê vị trí công tác của đáp án viên 51

Hình 4.11: Thống kê quyền tự chủ nhân sự tại các phòng ban 52

Hình 4.12: Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh 63


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Tác giả thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương” với mục đích chính là nhằm tìm ra một số giải pháp hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được thực hiên bằng cách khảo sát câu hỏi với các anh/chị, đồng nghiệp hiện đang công tác công tác tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương và các BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Bình Dương, để từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương : (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Hoạt động kiểm soát; (4) Thông tin và truyền thông; (5) Giám sát; (6) Ý thức tham gia đóng BHXH.

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát trực tiếp chuyên quản hiện đang công tác tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương và các BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Bình Dương. Tác giả khảo sát 220 chuyên quản làm việc tại cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh thông qua phiếu khảo sát. Kết quả thu về được 192 phiếu khảo sát hợp lệ điền đầy đủ các câu hỏi. Địa điểm khảo sát là cơ quan cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương và các BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Bình Dương.

Dữ liệu khảo sát thu về được Tác giả cập nhật vào phần mềm SPSS 20.0 để phân tích. Sau đó Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả các biến thành phần thang đo đều đạt và có thể sử dụng được. Tác giả kết hợp sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích định tính nhằm đánh giá thực trạng chất lượng về thu BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương để thấy rõ những ưu, khuyết điểm. Từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn trong hệ thống an sinh xã hội, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Quá trình tổ chức triển khai công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đã có những kết quả nhất định trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chính sách BHXH đã thực sự đi vào cuộc sống của người lao động, khẳng định được vị trí trong đời sống xã hội, đối tượng tham gia BHXH ngày càng phát triển, đóng góp của quỹ BHXH không ngừng gia tăng, góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống. Nó là sự đảm bảo thay thế hoặc được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, BHXH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội và càng được quan tâm từ mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, quỹ này lấy số đông bù số ít. Cho nên chính sách BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời, phát triển cùng với nền kinh tế thị trường và có mặt hầu hết các nước trên thế giới. Đối với nước ta BHXH, BHTN, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo ASXH.

Bảo hiểm xã hội luôn mang lại những vai trò xã hội to lớn, vai trò đầu tiên đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, cũng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội, giữa người lao động và người sử dụng lao động. BHXH là công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm thiểu hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia bởi BHXH tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả các sự kiện BHXH xảy ra về sau. Chính vì vậy, nguồn quỹ này luôn có một thời gian nhàn rỗi ấy, quỹ BHXH tạo thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Các đơn vị BHXH thuộc đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội cho quốc gia. Tuy nhiên các cơ quan BHXH nói chung và BHXH tỉnh Bình Dương nói riêng hiện tại thu không đáp ứng được yêu cầu, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kiểm soát của đơn vị còn nhiều hạn chế trong hoạt động thu các khoản bảo hiểm xã hội của các đơn vị, cá nhân mà nhiều nhất có thể kể đến là tình trạng doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài để nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết


nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác thu BHXH của cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương ở hiện tại và trong tương lai.

1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan

1.2.1. Nghiên cứu trong nước

Từ năm 1995, sau hơn 23 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam, đã có trên một trăm công trình nghiên cứu của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong ngành và ngoài ngành, từ đề tài cấp bộ, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH, nhưng về kiểm soát nội bộ thu BHXH còn rất hạn chế, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Luận văn thạc sỹ của Võ Năm: “Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định”, 2012. Ở nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, tổng hợp và so sánh. Tác giả đã hệ thống lại toàn bộ những vấn đề lý luận chung về kiểm soát thu , phần lý luận chung đã chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác kiểm soát, đánh giá thực trạng công tác này tại BHXH tỉnh Bình Định, thông qua đánh giá tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát thu tại BHXH tỉnh Bình Định.

Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thanh Tâm: “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa”, 2014. Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB, phân tích, đánh giá và chỉ ra được những kết quả đạt được cũng như những vấn đề đang đặt ra hiện nay trong quản lý kiểm soát thu BHXH. Ở nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp thống kê mô tả để nghiên cứu. Tác giả tập trung nghiên cứu kiểm soát nội bộ các khoản thu BHXH và vấn đế thất thoát nguồn thu hiện nay, tác giả kế thừa một số kinh nghiệm quản lý thu của ngành và rút ra được bài học kinh nghiệm để áp dụng vào chủ đề mà tác giả nghiên cứu. Điểm nổi bật trong luận văn này là tác giả đã chỉ rõ được rủi ro trong công tác thu và nguyên nhân của nó. Để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục những nguyên nhân và tồn tại trong công tác kiểm soát nội bộ thu BHXH.

Luận văn thạc sĩ của Trần Ngọc Tuấn: “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, 2013. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thu thập tài liệu, tư liệu, phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở số liệu thống kê, tác giả so sánh, xử lý số liệu nhằm phân tích hoạt động quản lý thu BHXH và thực hiện quy trình thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân tại BHXH tỉnh Gia Lai. Luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân ở địa phương như: phân tích được điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội và tình hình về kinh tế


tư nhân ở địa phương và đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH ở khu vực này.

Luận văn thạc sĩ của Trần Ngọc Quân: “Hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại huyện Krông Nô tỉnh ĐăkNông”, 2015. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tác giả hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng về công tác thu BHXH bắt buộc. Ở luận văn này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích thực chứng, chuẩn tắc, tổng hợp, so sánh và phương pháp phân tích thống kê. Để từ đó tác giả khái quát được vấn đề thu BHXH bắt buộc, đưa ra biện pháp tăng cường kết hợp với các ban ngành liên quan để làm công tác thanh tra – kiểm tra về công tác thu BHXH bắt buộc.

Luận văn thạc sĩ của Tiêu Thị Thu Hiền: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh”, 2015. Đề tài nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại BHXH thành phố Hồ Chính Minh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê toán học và phân tích dự báo. Để từ đó tác giả đã cho chúng ta nhận thấy được môi trường kiểm soát trong hoạt động BHXH, kiểm soát công tác quản lý tài chính và nghiệp vụ kế toán BHXH để phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ, để từ đó xây dựng hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Luận văn thạc sĩ của Lê Quốc Dũng: “Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương”, 2016. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể: khảo sát, phân tích, so sánh và suy luận. Để từ đó tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH và công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, phân tích được thực trạng công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương.

Một nghiên cứu khác là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Trang: “Tăng cường công tác kiểm soát thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam”, 2017. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như so sánh, quan sát, thu thập số liệu, phỏng vấn trực tiếp, mô tả, phân tích và tổng hợp. Trong đề tài này tác giả làm rõ thực trạng công tác kiểm soát thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam theo cách tiếp cận dựa trên nền tảng khuôn khổ thống nhất về KSNB. Qua đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thu BHXH, chống thất thu quỹ BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Nam.

1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài kiểm soát nội bộ, cụ thể được liệt kê trong các nghiên cứu tiêu biểu như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023