Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 12


Đồng thời đặt bàn hướng dẫn, quầy chờ hoặc phòng tư vấn rộng rãi, thoáng mát với hệ thống wifi cùng một số máy tính để khách hàng có thể truy cập mạng và được tư vấn dịch vụ thẻ của Vietinbank, bố trí nhân viên có kiến thức nghiệp vụ vững vàng, nhã nhặn và nhiệt tình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng như: Giới thiệu, tư vấn, giải thích các bước/quy trình giao dịch, cách mở thẻ và sử dụng thẻ tín dụng...

Vietinbank cần sớm xây dựng hệ thống Contact Center hoàn hảo tại các chi nhánh Vietinbank vì đây là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng, nơi tập trung xử lý mọi yêu cầu khách hàng thông qua các kênh truyền thông hiện đại như hệ thống điện thoại, email và các phương tiện truyền thông trực tuyến khác nhằm hướng dẫn, cung cấp và giải đáp thông tin, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Vietinbank cũng nên cân đối các nguồn lực để xác định nên đầu tư trang bị hệ thống với một lộ trình cụ thể, tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên bộ phận Contact Center sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Thường xuyên cải tiến hồ sơ và quy trình giao dịch:

Luôn cải tiến, đổi mới hoàn thiện quy trình giao dịch theo hướng thân thiện hơn với khách hàng. Đây chính là giải pháp mang tính thường xuyên, thông qua việc đánh giá lại những thủ tục không cần thiết trong quy trình cung cấp dịch vụ của Vietinbank. Việc cải tiến theo hướng đơn giản hóa thủ tục và chứng từ nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch, đồng thời góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank, chẳng hạn như: giảm thiểu các mẫu biểu không cần thiết, chứng từ giao dịch cần giảm thiểu các thông tin mà khách hàng phải viết tay, hỗ trợ in chứng từ cho khách hàng…

Cán bộ tác nghiệp xem xét kỹ lưỡng hồ sơ khách hàng, khi có yêu cầu khách hàng bổ sung giấy tờ thì chỉ nên yêu cầu khách hàng một lần nhằm rút ngắn bớt thời gian xử lý giao dịch, giảm chi phí đi lại cho khách hàng tăng sự hài lòng của khách hàng. Hỗ trợ in chứng từ cho khách hàng nhằm giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng đến mức thấp nhất có thể.

4.2.5. Một số giải pháp khác:


Đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Đối với công tác tuyển dụng:

Vietinbank nên chú trọng tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành để cán bộ có thể dễ dàng nắm bắt công việc thực tế, không mất nhiều thời gian cho công tác đào tạo. Cân đối nhân lực cho phù hợp, không nên để một cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều công việc gây khó khăn cho cán bộ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, công văn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không nên ưu tiên cho đối tượng con em trong ngành.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 12

- Đối với công tác đào tạo:

Đào tạo bồi dưỡng thêm cho cán bộ Vietinbank cũng nên chú trọng đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện tối đa cho cán bộ được tham dự đầy đủ các lớp học đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ do Vietinbank tổ chức. Đồng thời mở thêm các lớp trao đổi nghiệp vụ tại để trao đổi và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Xây dựng và triển khai chính sách đào tạo đối với cán bộ trẻ, cán bộ quy hoạch các cấp. Tổ chức tốt quá trình đào tạo, đa dạng hóa hình thức đào tạo khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ, phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến (E- Learning) nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo.

Hoàn thiện công cụ quản trị nhân sự, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc chính xác, khoa học đảm bảo đánh giá đúng kết quả, năng suất, hiệu quả công việc trên cơ sở phát huy chính sách động lực kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và sử dụng lao động.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng, sở trường của mình. Xây dựng chính sách lương thưởng theo nguyên tắc tiền lương gắn với trình độ và năng suất lao động, có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao có sáng kiến góp phần phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát huy tính sáng tạo trong toàn thể cán bộ công nhân viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên đóng góp sáng kiến trong việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.


- Tổ chức các cuộc thi khuyến khích nâng cao nghiệp vụ tại Vietinbank nhằm tìm ra các cán bộ giỏi để quy hoạch các chức danh quản lý; một mặt nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, mặt khác tạo động lực cho cán bộ tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vietinbank với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Có hình thức xử lý cứng rắn, nghiêm ngặt đối với những trường hợp xử lý công việc trái đạo đức nghề nghiệp nhằm giảm thiểu những rủi ro mất khả năng thu hồi vốn cho Vietinbank.

- Đào tạo kỹ năng thẩm định chuyên nghiệp cho các cán bộ mới, cán bộ thiếu kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và cải tiến thường xuyên liên tục:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở đầu tiên giúp ngân hàng đo lường rủi ro tín dụng của một khách hàng. Do vậy Vietinbank cần không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đảm bảo sự hợp lý giữa các bộ tiêu chí và các trọng số để cho kết quả chuẩn xác. Vietinbank đã đầu tư xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm hệ thống tính PD, EAD, LGD sử dụng phương pháp thống kê nhằm tiếp cận gần hơn với quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Trước mắt ngân hàng nên nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach –FIRB) hoặc nâng cao (Advanced Internal Rating Based Approach - AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử tín dụng của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro PD, EAD, LGD, cho các đối tượng này (hiện nay Vietinbank đang triển khai theo cách này) đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Ngoài ra, thường xuyên cải tiến đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro là việc làm cần thiết. Có như vậy việc xếp hạng


tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng thương mại.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu đồng bộ:

Việc lượng hóa rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. Vietinbank cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và liên tục. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin, dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ, chuẩn xác. Vietinbank nên có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc thu thập và khai thác dữ liệu. Các dữ liệu cần thu thập về một khách hàng cần thu thập trong một thời gian đủ dài. Việc này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho ngân hàng trong việc sử dụng các dữ liệu về khách hàng để lượng hóa rủi ro.

Kiện toàn mô hình tổ chức và tập trung phát triển nguồn nhân lực:

Về mô hình tổ chức, Vietinbank nên có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu, xây dựng hay vận dụng các mô hình toán để lượng hóa rủi ro. Bộ phận này cần có chức năng độc lập, phân tách quyền hạn và trách nhiệm với các bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan của các kết quả đo lường rủi ro. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2, các cán bộ thực hiện đo lường rủi ro phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.

4.3. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước:

Thứ nhất, NHNN tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ tín dụng, trong đó cần sớm ban hành các quy định chặt chẽ đầy đủ, hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như các chế tài kèm theo cho hoạt động thanh toán thẻ tín dụng, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra. Các văn bản cần phải thống nhất với các văn bản có liên quan đến vấn đề ngoại hối, tín dụng chung.


Thứ hai, NHNN cần đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng thương mại trong nước xây dựng định hướng phát triển của mình, sao cho vừa tận dụng được các lợi thế chung, đồng thời vẫn có thể phát triển dịch vụ bản thân ngân hàng hiệu quả.

Thứ ba, NHNN cần có quy định cụ thể khuyến khích các NHTM sử dụng phương pháp thống kê để lượng hóa rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế. Việc này sẽ giúp đảm bảo hoạt động của các NHTM Việt Nam chuyên nghiệp, an toàn hơn

Thứ tư, nhà nước nên có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác đánh giá rủi ro khách hàng của các NHTM. Các công ty này cũng có thể thu thập và chào bán các kho dữ liệu cho các NHTM để các NHTM có thể lượng hóa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Thứ năm, NHNN và các cơ quan quản lý nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hướng theo thông lệ quốc tế; đưa ra một lộ trình rò ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ, qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Chỉ ra định hướng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đến năm 2020.

Đề xuất nhóm giải pháp vận dụng các nhân tố thu nhập, hạn mức tín dụng, tỷ lệ thanh toán thẻ, tỷ lệ sử dụng thẻ và ứng tiền mặt nhằm hạn chế rủi ro tín dụng vá phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietinbank.

Kiến nghị với NHNN tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng được phát triển thuận lợi.


Tất cả các giải pháp, đề xuất trên đều hướng tới một mục tiêu chung là giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng từ đó mang lại kết quả cao cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietinbank.


KẾT LUẬN

Thẻ tín dụng là sản phẩm dịch vụ Ngân hàng độc đáo, được xem là phương tiện thay thế tiền mặt hàng đầu trong các giao dịch. Việc phát triển thanh toán thẻ tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình hiện đại hoá Ngân hàng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Dựa trên những kết quả đã được tác giả phân tích, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Việc ứng dụng các giải pháp trên đồng bộ và hợp lý sẽ góp phần phát triển thẻ tín dụng nói riêng và dịch vụ thẻ nói chung tại Vietinbank đồng thời tạo điều kiện đưa Vietinbank ngày càng phát triển bền vững.

Trong quá trình nghiên cứu, do tính mới mẻ của vấn đề, thời gian nghiên cứu có hạn và sự hạn chế năng lực của bản thân cho nên có rất nhiều vấn đề chưa được xem xét đến, do đó đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy, tác giả rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TPHCM : NXB Hồng Đức.

2. Nguyễn Thị Tuyết, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ. Tạp chí Ngân hàng số 5, trang 38 – 41.

3. Trịnh Hoàng Nam, 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 88, trang 3 – 9.

Tiếng Anh

1. Alexandra Schwarz, 2011. Measurement, Monitoring and Forecasting of consumer credit default risk. German Institute for International Educational Research Frankfurt am Main, Germany.

2. Aparecida, G. M., Gonçalves, E. B., 2007. Credit risk analysis applying Logistic Regression, Neural Networks and Genetic Algorithms models. Speech at POMS 18th Annual Conference, Dallas, Texas, USA, May 4 – May 7, 2007.

3. Banerjee P. and Canals-Cerda J., 2012. Credit risk analysis of credit card portfolios under economic stress condition.

4. Barker, T. and Sekerkaya, A., 1992. Globalizaton of credit card usage: The case of a developing economy. International Journal of Bank Marketing, Vol.10, No.6, pp. 27-31.

5. Cox, D. and Jappelli, T., 1993. The effect of borrowing constraints on consumer liabilities. Journal of Money, Credit and Banking, Vol.25, pp. 197- 213.

6. Cumhur Erdem, 2008. Factors affecting the probability of credit card default and the intention of card use in Turkey. International Research Journal of Finance and Economics, No.18, pp. 159 – 171.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022