Quy Mô, Dư Nợ Và Nợ Xấu Của Vcb Giai Đoạn 2016-2018


Bảng 2.2 Quy mô, dư nợ và nợ xấu của VCB giai đoạn 2016-2018


Chỉ tiêu

Đvt

2016

2017

2018

Tông tài sản

Tỷ đồng

787.935

1.035.293

1.074.027

Tổng dư nợ

Tỷ đồng

475.887

557.688

639.370

Tăng/giảm dư nợ

%

22,92%

17,19%

14,65%

Nợ xấu

Tỷ đồng

6.922

6.209

6.223

Tăng/giảm nợ xấu

%

-3,01%

-10,30%

0,23%

Tỷ lệ nợ xấu

%

1,46%

1,11%

0,97%

Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản

%

58,50%

52,50%

58,80%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngắn hạn của khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - 3

Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2016-2018

Qua bảng trên cho thấy, dư nợ tín dụng trong 3 năm qua như sau năm 2016 đạt cao nhất 22,9%, sau đó giảm dần đến năm 2018 còn 14,6%. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ năm 2016 là 1,46% đến năm 2018 còn 0,97%. Năm 2018 là năm đầu tiên VCB đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1% - mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, về đích trước 2 năm so với Đề án tái cơ cấu Vietcombank và là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1% và phân loại theo chuẩn mực quốc tế.

- Kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của VCB thể hiện qua một số chỉ tiêu ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2016-2018


Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh

Đvt

2016

2017

2018

Tổng tài sản

Tỷ đồng

787.935

1.035.293

1.074.027

Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

48.102

52.558

62.179

Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh

Tỷ đồng

24.886

29.406

39.278

Trong đó:

+ Thu nhập lãi thuần

Tỷ đồng

18.534

21.937

28.408

+ Thu nhập ngoài lãi thuần

Tỷ đồng

6.352

7.469

10.870

Tổng chi phí hoạt động

Tỷ đồng

-9.950

-11.866

-13.611

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh truớc chi phí DPRRTD

Tỷ đồng

14.929

17.540

25.667

Chi phí DPRRtD

Tỷ đồng

-6.406

-6.198

-7.398

Lợi nhuận truớc thuế

Tỷ đồng

8.523

11.341

18.269

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

6.851

9.111

14.622

Du nợ tín dụng

Tỷ đồng

475.887

557.688

639.370

Tỷ lệ nợ xấu

%

1,46%

1,11%

0,97%

Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCB giai đoạn 2016-2018


Qua bảng trên, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của VCB, tỷ trọng bình quân khoảng 73%, cho thấy sự phụ thuộc khá lớn vào hoạt động tín dụng. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2017, gấp 2,14 lần so với lợi nhuận năm 2016. Mặc dù so với năm 2017 tổng tài sản chỉ tăng 3,7%, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với những năm trước và lãi suất cho vay thuộc nhóm thấp nhất thị trường nhưng năm 2018 là năm có lợi nhuận cao nhất trong 3 năm qua, vượt mức kỷ lục của ngành ngân hàng do chính Vietcombank xác lập vào năm 2017.

2.1.2. Giới thiệu về VCB Chi nhánh Cần Thơ.

- VCB Cần Thơ ban đầu có tiền thân là là Phòng Ngoại hối Hậu Giang, trực thuộc và có trị sở ban đầu cùng với NH Nhà Nước Chi nhánh Hậu Giang. Đến 01/10/1989, NH Ngoại Thương Việt Nam CN Cần Thơ được chính thức thành lập và chịu sự quản lý của NH Nhà Nước CN Cần Thơ và Hội sở NH Ngoại Thương Việt Nam.

-VCB Cần Thơ là chi nhánh lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, có chức năng là Ngân hàng thương mại chuyên ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu là thực hiện tín dụng xuất nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác.

- Đến năm 2008, sau khi NH Ngoại Thương Việt Nam thành NH thương mại cổ phần thì NH Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ có tên chính thức là NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ(VCB Cần Thơ)

- Gần qua 20 năm hoạt động, VCB Cần Thơ đã đứng đầu trong nhóm các Ngân hàng trong tỉnh, có mức lợi nhuận chiếm vị trí đầu tiên trong hệ thống ngân hàng tại Cần Thơ, chiếm 1/3 lợi nhuận các Ngân hàng TMCP Ngoại Thương tại địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long.

-VCB Cần Thơ hoạt động với cơ cấu 1 Giám Đốc – 3 Phó Giám Đốc. Tính đến cuối năm 2018, có 208 nhân viên chính thức và hơn 20 nhân viên hợp đồng khoán, có 07 phòng chức năng và 5 phòng giao dịch tại địa bàn, cụ thể: Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng Ngân quỹ, Phòng khách hàng bán lẻ, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quản Lý Nợ, Phòng Hành Chánh Nhân Sự, Phòng Kế toán, Phòng giao dịch


Ninh Kiều, Phòng giao dịch An Hòa, Phòng giao dịch Hưng Lợi, Phòng giao dịch Nam Cần Thơ, Phòng giao dịch Phong Điền.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB CNCT giai đoạn 2016-2018


Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh

Đvt

2016

2017

2018

Huy động vốn

Tỷ đồng

6.201

8.031

9.543

Dư nợ vay

Tỷ đồng

5.180

6.097

7.706

Ngắn hạn

Tỷ đồng

3.068

2.952

3.511

Trung, dài hạn

Tỷ đồng

2.112

3.145

4.195

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn

%

59%

48%

46%

Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn

%

41%

52%

54%

Dư nợ tín dụng bán buôn

Tỷ đồng

2.764

2.473

2.797

Ngắn hạn

Tỷ đồng

2.485

2.219

2.547

Trung, dài hạn

Tỷ đồng

279

254

250

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn

%

90%

90%

91%

Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn

%

10%

10%

9%

Dư nợ Tín dụng bán lẻ

Tỷ đồng

2.416

3.624

4.909

Ngắn hạn

Tỷ đồng

583

733

964

Trung, dài hạn

Tỷ đồng

1.833

2.891

3.945

Tỷ lệ cho vay ngắn hạn

%

24%

20%

20%

Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn

%

76%

80%

80%

Dư nợ xấu

Tỷ đồng

4,260

3,630

1,783

Ngắn hạn

Tỷ đồng

2,236

2,894

0,755

Trung hạn

Tỷ đồng

2,024

0,736

1,028

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

%

0,08%

0,06%

0,02%

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn

%

52%

80%

42%

Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn

%

48%

20%

58%

Dư nợ xấu bán lẻ

Tỷ đồng

3.771

2.594

1.311

Ngắn hạn

Tỷ đồng

1.847

1.958

0.383

Trung hạn

Tỷ đồng

1.924

0.636

0.928

Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ trong tổng dư nợ

%

0,16%

0,07%

0,03%

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn

%

49%

75%

29%

Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn

%

51%

25%

71%

Lợi nhuận sau DPRR

Tỷ đồng

127.5

165.7

249.7

Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của VCBCNCT giai đoạn 2016-2018


Qua kết quả kinh doanh trong 3 năm qua, cho thấy VCB CNCT đang chuyển dịch mạnh cho vay bán lẻ, năm 2018 dư nợ cho vay tăng trên 2 lần so với năm 2016, còn dư nợ bán buôn chỉ tăng nhẹ. Trong cơ cấu dư nợ vay trong 3 năm qua thì VCB CNCT hầu như giữ tỷ lệ cho vay ngắn hạn cao trong tổng dư nợ (trên 40%), tuy nhiên tình hình kinh doanh mỗi năm đều có chỉ tiêu kinh doanh riêng và đều tăng trưởng, trong khi đó cơ cấu dư nợ bán buôn không thay đổi (dư nợ bán buôn trên 90% là dư nợ ngắn hạn) thì để đạt mục đích kinh doanh VCB CNCT sẽ tăng mạnh dư nợ bán lẻ.

Thực tế kinh doanh các năm qua, trong dư nợ bán lẻ tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ và tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ vẫn ở mức chênh lệch lớn; cụ thể năm 2018 tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 20%, còn tỷ lệ cho vay trung dài hạn chiếm 80% tổng dư nợ, đây là vấn đề đang được đặt ra là tỷ lệ này chênh lệch xa với quy định của NHNN về việc tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn lên ở mức 40% trong giai đoạn năm 2019 và là một thách thức kinh doanh cho VCB CNCT trong năm nay.

Tăng doanh số cho vay nhưng VCB CNCT cũng quản lý được tình hình nợ xấu, năm 2016-2018 đã giảm liên tục, cụ thể từ 0,16% ở năm 2016 xuống 0,07% năm 2017 và còn 0,03% năm 2018, đồng thời làm tăng lợi nhuận của toàn chi nhánh lên gần 250tỷ đồng ở cuối năm 2018. Đây là một điểm thành công và xứng đáng đạt danh hiệu VCB CNCT là ngọn cờ đầu trong các Ngân hàng tại khu vực ĐBSCL.

2.2. Những dấu hiệu cảnh báo và biểu hiện của vấn đề.

Qua thực tế kinh doanh của VCB CNCT trong 3 năm qua, dư nợ bán buôn đang có xu hướng ổn định, để đạt chỉ tiêu kinh doanh hàng năm đều tăng dư nợ, như vậy để tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn đồng nghĩa cần tăng tỷ lệ này từ khách hàng bán lẻ, tuy nhiên tỷ lệ vay ngắn hạn trong dư nợ cho vay bán lẻ chiếm tỷ lệ thấp - khoảng 20%, để tăng tỷ lệ vay vốn ngắn hạn thì chúng ta đánh giá các dấu hiệu rủi ro sau:

- khách hàng vay vốn chiếm tỷ lệ lớn trong khách hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, mục đích vay vốn là kinh doanh bất động sản, thời gian vay là trung – dài hạn.

- Quy trình vay vốn ngắn hạn của VCB đang áp dụng chủ yếu cho mục đích kinh doanh .

- Lãi suất cho vay ngắn hạn thấp nhưng đối tượng khách hàng chưa rộng khắp, cụ thể thì dành cho khách hàng là SMEs, hộ kinh doanh cá thể.


- VCB là một Ngân hàng lớn nhưng sự tiếp cận từ nhóm khách hàng có mục đích vay ngắn hạn như thương buôn nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ thấp do yếu tố tâm lý khách hàng “ngại” ngân hàng lớn, thủ tục nhiều, phức tạp.

- Lượng khách hàng lớn nhưng lượng nhân viên phục vụ chưa tương xứng nên khả năng phục vụ chu đáo, sự ân cần còn thiếu.

2.3. Xác định vấn đề:

Để thực hiện Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017, mà chủ yếu là đảm bảo tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là 40% trong năm 2019 tức là làm tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn tại chính VCB CNCT. Hiện tại VCB CNCT chưa đạt được tỷ lệ này trong hoạt động kinh doanh các năm qua do đó VCB CNCT cần đánh giá các yếu tố quyết định đến nhu cầu vay vốn ngắn hạn từ đó có các nhìn sâu sắc, phát huy được điểm mạnh và tìm ra các rủi ro tìm ẩn, xem yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến tổng thể mà có chính sách cụ thể hơn.

Tóm tắt chương

Tại chương này em muốn có cái nhìn sơ lược về NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung và NH TMCP Ngoại Thương CN Cần Thơ nói riêng, đánh giá các vấn đề còn tồn động về tín dụng, đặc biệt cho vay ngắn hạn của khách hàng bán lẻ,…kết hợp với xu hướng qua năm 2019 sẽ giảm tỷ lệ cho vay trung – dài hạn xuống mức40% tổng dư nợ theo quy định của NHNN, đó là nền tảng để em lựa chọn chủ đề này.


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tóm tắt lý thuyết liên quan

3.1.1 Tổng quan về cho vay khách hàng bán lẻ

3.1.1.1. Khách hàng tín dụng bán lẻ gì?

a. Khái niệm:

Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 quy định: “bán lẻ là hoạt động bán hàng cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng”.

Tín dụng bán lẻ: Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín dụng có quy mô nhỏ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ

b. Đặc điểm:

Đối tượng mà loại tín dụng này hướng đến rất rộng với số lượng vô cùng lớn, nhưng khối lượng vay khá nhỏ. Chất lượng các thông tin tài chính của các khách hàng vay thông thường không cao, đối với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình khó xác định, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ các báo cáo tài chính thường không được kiểm toán. Tỷ trọng cho vay trung hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hướng cao hơn mức bình quân chung, do các nhu cầu cho vay trung dài hạn mua nhà ở đất ở, mua sắm tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh đó khách hàng vay thường không chủ động kế hoạch hóa về dòng tiền, các nhu cầu vay tiêu dùng thông thường có thời hạn trên 12 tháng.

Nhu cầu được cấp tín dụng bán lẻ của khách hàng chịu tác động mạnh và phụ thuộc lớn vào tình hình kinh tế, thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,... Chi phí cho tín dụng bán lẻ lớn hơn mức bình quân chung, do các khoản vay nhỏ lẻ, lượng khách hàng lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn. Do nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn cao nên chi phí vốn cao.

Tín dụng bán lẻ có khả năng phân tán rủi ro cao, do số lượng khách hàng lớn, các khoản vay có giá trị nhỏ.

3.1.1.2. Phân loại cho vay khách hàng bán lẻ:

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, một số sản phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:

- Cho vay vốn sản xuất kinh doanh


- Cho vay mua sắm đầu tư tài sản cố định

- Cho vay kinh doanh chứng khoán

- Cho vay tiêu dùng cá nhân

- Cho vay du học

- Cho vay tín chấp

- Cho vay học phí

- Cho vay mua nhà đất để ở

- Cho vay mua ô tô

- Một số sản phẩm khác

c. Phương thức cho vay:


Theo Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Theo điều 27 thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 và hiệu

lực ngày 15 tháng 3 năm 2017 thì các phương thức cho vay như sau:

- Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay, Đơn vị và Khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. Tổng tiền rút vốn tối đa bằng số tiền cho vay cam kết trong thỏa thuận cho vay.

- Cho vay hợp vốn: Đơn vị cùng một hoặc một số TCTD khác thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và quy định của tổ chức tín dụng từng thời kỳ.

- Cho vay lưu vụ: là việc Đơn vị thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, Đơn vị và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 2 (hai) chu kỳ sản xuất liên tiếp. Việc cho vay lưu vụ thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và quy định của tổ chức tín dụng từng thời kỳ.


- Cho vay theo hạn mức: Đơn vị xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, Đơn vị thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất 1 lần, Đơn vị xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

- Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Đơn vị cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Đơn vị và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 1 năm.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Đơn vị chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 1 năm.

- Cho vay quay vòng: Đơn vị và khách hàng thực hiện thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vay vốn cho chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 1 tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không quá 3 tháng.

- Cho vay tuần hoàn (rollover): Đơn vị và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

+ Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm 1 khoảng thời gian nhất định đối với 1 phần hoặc toàn bộ số dư gsc

+ Tổng thời gian vay vốn không quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+ Tại thời điểm xem xét, khách hàng không có dư nợ xấu tại các TCTD.

+ Trong thời gian cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được kéo dài thời gian trả nợ theo thỏa thuận.

d. Phương thức trả nợ:

Gốc

+ Gốc trả hàng kỳ:

- Gốc lãi giảm dần: chia đều với thời gian vay, lãi tính trên dư nợ giảm dần.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí