Lượt Khảo Các Mô Hình Nghiên Cứu Về Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Internet Banking Trên Thới Giới.


khách hàng là doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình tài chính của mình một cách hiệu quả. Không những thế, khách hàng còn có thể chuyển các thông tin này xuống phần mềm kế toán của mình để tự thiết kế ra báo cáo riêng.

Chuyển khoản thanh toán

Với dịch vụ này khách hàng có thể chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hoặc khác hệ thống của ngân hàng hay chuyển tiền từ tài khoản cho người nhận bằng chứng minh thư. Chuyển tiền cho các đơn vị có hợp tác với ngân hàng (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông...) để thanh toán tiền lãi, gốc vay, tiền đầu từ chứng khoán, đóng phí bảo hiểm, phí sử dụng dịch vụ hoặc các nội dung thanh toán khác.

Tùy vào từng ngân hàng mà sẽ có những hạn mức chuyển tiền và mức phí khác nhau đối với khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân.

Ưu điểm, nhược điêm của Internet Banking Ưu điểm của IB

Đối với khách hàng

Tiện ích: Internet banking có nhiều dịch vụ khác nhau, dịch vụ 24h một ngày, 7 ngày một tuần, có thể truy cập tài khoản giao dịch thông qua một máy tính hay một thiết bị thông minh khác. Khách hàng có thể lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của cá nhân, có thể giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện bất kỳ thời điểm nào và bất cứ đâu, đồng thời có thể làm chủ nguồn tài chính. Điều này có ý nghĩa với các khách hàng có ít thời gian để đi đến ngân hàng, khách hàng cần giao dịch với số tiền không lớn, khách hàng cần truy cập thông tin, quản lý tài khoản, quản lý danh mục đầu tư như chứng khoản…v.v

Tiết kiệm thời gian: Với tính chất giao dịch thông qua internet với thủ tục giao dịch đơn giản, nhanh chóng, thời gian thực hiện một giao dịch thông qua internet có thể thực hiện trong vài phút, đồng thời khách hàng không mất thời gian đi đến ngân hàng, mất thời gian điền vào các mẫu giấy tờ rồi sếp hàng, ngồi chờ đến lượt để được giao dịch viên tại ngân hàng hỗ trợ giao dịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Tiết kiệm chi phí: So với việc đi đến ngân hàng để giao dịch thì việc thực hiện giao dịch thông qua internet banking tiết kiệm nhiều chi phí hơn do không phải chi trả chi phí đi đến ngân hàng giao dịch.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet - banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng điện tử trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 3

Đối với Ngân hàng

Đa dạng dịch vụ ngân hàng: Bên cạnh dịch vụ ngân hàng truyền thống, sự phát triển dịch vụ Internet Banking góp phần đa dạng sản phẩm – dịch vụ ngân hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ có sẵn trên mạng sẽ thu hút, tăng khách hàng cho ngân hàng.

Đa dạng khách hàng: khách hàng đến với ngân hàng sẽ được đa dạng hơn về phạm vi địa lý, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ khi không ở gần trụ sở ngân hàng.

Tiết kiệm chi phí: Ngân hàng tiết kiệm được chi phí tổ chức, trang bị cho văn phòng giao dịch, không phải thuê nhiều nhân viên giao dịch trực tiếp.

Nhược điểm của Internet Banking

Đối với khách hàng

Yếu tố tâm lý: dịch vụ Internet Banking giao dịch thông qua internet, qua một trang web ngân hàng, nhiều khách hàng không quen việc giao dịch thông qua môi trường internet nên có thể sẽ e dè, lo lắng về sự thành công của giao dịch và khi trước nay khách hàng quen dùng tiền mặt trong thanh toán sẽ khó chuyển sang một hình thức thanh toán dùng công nghệ như thế này.

Mất thời gian đăng ký và nghiên cứu sản phẩm: Với những khách hàng còn hạn chế trong việc sử dụng máy tính, internet thì việc tiếp cận, tìm hiểu về dịch vụ này có thể mất nhiều thời gian, đồng thời để đăng ký giao dịch internet Banking với ngân hàng, khách hàng có thể phải cung cấp tên truy cập, ký vào mẫu đơn đăng ký tại một chi nhánh của ngân hàng.

Rủi ro giao dịch: khách hàng có thể chịu rủi ro khi hệ thống internet banking ngân hàng không đảm bảo do không được nâng cấp, sử dụng hệ thống lỗi


thời thì tài khoản khách hàng, thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp bởi những hacker sử dụng công nghệ cao hơn.

Thiếu thông tin hoàn hảo: So với việc đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng thì việc thực hiện giao dịch IB, khách hàng không thể nhận đuợc thông tin đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng, cũng như không có cơ hội trao đổi những thông tin mới với các khách hàng, đối tác tại nơi giao dịch.

Đối với Ngân hàng

Vốn đầu tư lớn: Để xây dựng hệ thống IB thì đòi hỏi phải có vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được công nghệ hiện đại, đúng định hướng, ngoài ra còn các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống... một lượng chi phí mà không phải ngân hàng thương mại nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng truyền thông của đất nước hay nói khác đi còn phụ thuộc vào nổ lực chung của cả quốc gia chứ không riêng một ngân hàng thương mại nào. Trước khi triển khai IB, các ngân hàng cần xem xét liệu lợi ích mà kênh phân phối này mang lại có đủ bù đắp chi phí đầu từ ban đầu hay không.

Rủi ro: IB chứa đựng trong nó nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro giao dịch. Đây là một trong những lí do chính khiến khách hàng, ngân hàng thương mại đến với dịch vụ này.

Những rủi ro trong hoạt động của Internet Banking


Rủi ro tín dụng (Credit risk)

Rủi ro tín dụng là rủi ro đối với các khoản thu nhập, vốn phát sinh từ việc khách hàng không đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng. Trong giao dịch internet banking khách hàng có thể giao dịch ở bất cứ đâu giúp ngân hàng mở rộng phạm vi địa lý phục vụ khách hàng, tuy nhiên ngân


hàng thiếu sự tiếp xúc với khách hàng đó là một thách thức cho tổ chức trong việc xác minh nhân thân của khách hàng. Bên cạnh đó việc xác minh tài sản thế chấp và hoàn thiện các thoả thuận nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cũng là thách thức lớn. Đòi hỏi ngân hàng có quản lý đúng cách và sự kiểm soát của nhà nước về internet banking.

Rủi ro lãi suất (Interest rate risk)

Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với các khoản thu nhập, vốn phát sinh từ sự thay đổi lãi suất. Internet banking cho phép ngân hàng tiếp cận các khoản vay, cho vay và các mối quan hệ khác từ nhiều khách hàng hơn so với các hình thức giao dịch khác, việc tiếp cận nhiều hơn khách hàng luôn tìm kiếm lãi suất tốt nhất sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn.

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đối với các khoản thu nhập, vốn phát sinh trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Tương tự như rủi ro lãi suất, IB cho phép ngân hàng tiếp cận các khoản vay, cho vay và mối quan hệ khác từ nhiều khách hàng hơn so với các hình thức giao dịch khác nên cũng dẫn đến rủi ro thanh khoản cao hơn.

Rủi ro giá (Price Risk)

Rủi ro giá là rủi ro đối với các khoản thu nhập và vốn do sự thay đổi giá trị danh mục đầu tư của các công cụ tài chính. Rủi ro này phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi. Các ngân hàng có thể gặp nhiều rủi ro khi đẩy mạnh hoạt động vay, cho vay hoặc kinh doanh ngoại tệ với khách hàng từ nhiều quốc gia, bằng những tiền tệ khác nhau, do đó cần duy trì quản lý rủi ro về giá.

Rủi ro tỷ giá (Foreign Exchange Risk)

Rủi ro ngoại hối là rủi ro khi một khoản vay hoặc danh mục đầu tư cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động. Rủi ro tỷ giá có thể được phát sinh


bởi sự gia tăng chính trị, sự phát triển xã hội, hoặc kinh tế. Hậu quả có thể là bất lợi nếu một trong những đồng tiền của quốc gia đầu tư thu lợi nhuận là đồng tiền mất giá so với đồng tiền ban đầu bỏ ra chi phí đầu tư. Thông qua internet banking, hoạt đồng đẩy mạnh hoạt động đầu tư đa quốc gia thì rủi ro tỷ giá càng lớn.

Rủi ro giao dịch (Transaction Risk)

Rủi ro giao dịch là rủi ro hiện tại và tiềm tàng đối với thu nhập và vốn phát sinh từ gian lận, lỗi và không có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, duy trì một lợi thế cạnh tranh và quản lý thông tin. Rủi ro giao dịch là điều hiển nhiên trong mỗi sản phẩm và dịch vụ được cung cấp và bao gồm sự phát triển sản phẩm và giao hàng, xử lý giao dịch, phát triển hệ thống, hệ thống máy tính, phức tạp của sản phẩm và dịch vụ, và môi trường kiểm soát nội bộ. Rủi ro giao dịch có thể tồn tại với các sản phẩm ngân hàng điện tử, đặc biệt là nếu những ngành nghề kinh doanh không được lên kế hoạch, thực hiện và giám sát đầy đủ. Các ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính và dịch vụ thông qua internet phải có khả năng đáp ứng mong đợi của khách hàng. Các ngân hàng cũng phải đảm năng lực để cung cấp các dịch vụ chính xác, kịp thời và đáng tin cậy để tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Khách hàng giao dịch qua Internet thường ít kiên nhẫn với những thiếu sót của ngân hàng, ngược lại, cái họ mong đợi là sản phẩm luôn có sẵn liên tục và trang web dễ sử dụng. Do đó các ngân hàng kinh doanh dịch vụ này cần đảm bảo phục vụ tốt khách hàng tránh rủi ro giao dịch xảy ra ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng, gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và vấn đề thanh khoản.

Rủi ro pháp lý (Complianc risk)

Rủi ro pháp lý là rủi ro hiện tại và tiềm ẩn đối với thu nhập và vốn của ngân hàng phát sinh do những vi phạm hay không tuân thủ luật lệ, quy định, quy tắc, tập quán hay tiêu chuẩn đạo đức. Rủi ro pháp lý phát sinh trong trường hợp pháp luật, quy định về hoạt động của dịch vụ chưa được rõ ràng, chưa được kiểm soát chặt chẽ.



Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến việc ngân hàng bị phạt hay phải bồi thường thiệt hại, mất hiệu lực hợp đồng, có thể làm ngân hàng bị mất uy tín, mất cơ hội kinh doanh, mất tiềm năng mở rộng hoạt động và giảm tính hiệu lực của các cam kết trong hợp đồng. Hầu hết, các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác. Để hạn chế rủi ro giao dịch, các ngân hàng cần đảm bảo thông tin sản phẩm, thông tin website đến khách hàng một cách chính xác.

Rủi ro chiến lược (strategy risk)

Rủi ro chiến lược là tác động hiện tại và tiềm ẩn về thu nhập, vốn phát sinh từ các quyết định kinh doanh sai, thực hiện không đúng các quyết định, hoặc thiếu đáp ứng với những thay đổi ngành. Các nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh là cả hữu hình và vô hình (kênh thông tin, mạng lưới phân phối, năng lực quản lý). Người quản lý có năng lực là người hiểu được các rủi ro liên quan đến ngân hàng điện tử trước khi đưa ra những quyết định vì các sản phẩm và công nghệ internet banking mà ngân hàng đưa ra có thể không phù hợp với những mục tiêu trong chiến lược. Cũng có thể ngân hàng sẽ không có đủ nguồn lực và trình độ chuyên môn để phát hiện, theo dõi và kiểm soát các rủi ro trong IB.

Rủi ro danh tiếng (Reputation risk)

Rủi ro danh tiếng là rủi ro hiện tại và tiềm ẩn đối với thu nhập và vốn của ngân hàng phát sinh do những thông tin không tốt của công chúng, làm ảnh hưởng đến khả năng thiết lập các mối quan hệ mới hay duy trì các mối quan hệ hiện tại. Rủi ro này phát sinh khi ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng, hệ thống cung ứng không đáng tin cậy hay không hiệu quả, không kịp thời các thắc mắc của khách hàng.

Những tiền đề để phát triển Internet Banking

Sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng

Khách hàng thường quen với cách giao dịch trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt. Thay đổi thói quen này của khách hàng không phải là điều đơn giản.


Hơn nữa, Internet Banking là một kênh phân phối mới, muốn sử dụng phải tìm hiểu nên không dễ để thuyết phục khách hàng sử dụng. Do đó, sự hiểu biết của công chúng về Internet Banking và các lợi ích của dịch vụ này là điều cần thiết. Các ngân hàng cần phải có những chiến dịch phổ biến làm cho khách hàng hiểu rõ ưu điểm cũng như hướng dẫn họ sử dụng dịch vụ này.

Kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông

Để phát triển IB trước tiên cần có một kết cấu hạ tầng cung cấp dựa trên sự rộng khắp, phổ biến của mạng Internet. Những tiến bộ nhanh chóng trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông thời gian qua đã tạo tiền đề cho hoạt động IB.

Kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông phát triển sẽ giúp tạo sự thuận tiện, chính xác, nhanh chóng và an toàn của hệ thống mạng. Một khi khách hàng đã từ bỏ thói quen giao dịch trực tiếp và chấp nhận phương thức giao dịch qua IB, hiểu rõ ưu điểm, có kiến thức và kỹ năng để thực hiện giao dịch thì mong muốn sử dụng các dịch vụ IB sẽ phụ thuộc vào sự thuận tiện, chính xác và an toàn mà dịch vụ đó có thể bảo đảm.

Hệ thống IB đòi hỏi một lực lượng lớn lao động được đào tạo tốt công nghệ thông tin và truyển thông để cung cấp các sử dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng làm việc trên internet và làm việc với phương tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ cơ bản của internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển IB.

Hệ thống cung ứng sản phẩm dịch vụ và thanh toán trực tuyến

IB sẽ không thể phát triển khi không có một hệ thống cung ứng hàng hóa, dịch vụ và thanh toán trực tuyến. Một hệ thống cung ứng và thanh toán trực tuyến nói chung bao hàm các dịch vụ mạng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và thanh toán tiền cho các hàng hóa và dịch vụ đó. Hàng hóa ở đây có thể bao gồm hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa điện tử như tài liệu điện tử, ảnh, nhạc. Tương tự, dịch vụ ở đây có thể là các dịch vụ truyền thống như khách sạn hoặc đặt vé, cũng


có thể là các dịch vụ điện tử như phân tích thị trường tài chính dưới dạng điện tử. Chính sự phát triển của hệ thống này đã thúc đẩy IB phát triển.

2.3. Lượt khảo các mô hình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking trên thới giới.

Trong nửa cuối thế kỷ XX, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được kiểm nghiệm nhằm nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ của người sử dụng. Có thể kể đến các lý thuyết sau:

Fishbein và Ajzen (năm 1975) đã đề xuất Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA).

Ajzen (năm 1991) đã đề xuất Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB).

Davis (năm 1989) đã đề xuất Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Các lý thuyết này đã được thực tế công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ của người sử dụng và ảnh hưởng của chúng đến một tổ chức.

2.3.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM).

2.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về mô hình TAM.

Mô hình TAM, được mô phỏng dựa vào TRA, được công nhận rộng rải là một mô hình tin cậy và căn bản trong mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ thông tin (Information Technology - IT) của người sử dụng.

Mô hình TAM có 05 (năm) biến chính sau:

- Biến bên ngoài (biến ngoại sinh) là các biến ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness-PU) và nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Ease of Use-PEU). Các biến bên ngoài đó là sự đào tạo, ý kiến hoặc khái niệm khác nhau trong sử dụng hệ thống.

- Nhận thức sự hữu ích(Perceive Usefulness-PU): Người sử dụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả/năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023