Kết Luận So Với Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Trước


du lịch sinh thái, do đó, chính quyền địa phương tỉnh Tiền Giang cần chú trọng đào tạo, đầu tư hơn nữa trong thời gian tới để phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Nhân tố An ninh trật tự và an toàn (AN) có mức độ ảnh hưởng lớn thứ tư đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang với . Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết: “An ninh trật tự và an toàn có ảnh hưởng dương đến sự phát triển của du lịch sinh thái”. Các nghiên cứu của Phan Thị Dang (2015), Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi (2016) cũng đưa ra nhân tố An ninh trật tự và an toàn tác động đến sự phát triển du lịch sinh thái. Vấn đề an ninh trật tự và an toàn tại các khu du lịch sinh thái tại Tiền Giang cần có giải pháp đồng bộ về các vấn đề ăn xin, chèo kéo, thách giá và trộm cắp, đặc biệt tại các khu vực nhạy cảm về an toàn, an ninh tại các bến bãi. Quản lý tốt vấn đề an ninh trật tự và an toàn tại khu du lịch sinh thái sẽ giúp du lịch sinh thái phát triển.

Nhân tố Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ (HT) có mức độ ảnh hưởng lớn thứ năm đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang với . Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết: “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng dương đến sự phát triển của du lịch sinh thái”. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Phan Thị Dang (2015), Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi (2016). Khi đi du lịch sinh thái, bên cạnh du khách thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên từ môi trường sinh thái thì các dịch vụ hỗ trợ như nhà vệ sinh, nhà hàng, khách sạn và nhà nghỉ, thông tin liên lạc, hàng lưu niệm, điện nước sinh hoạt và các hoạt động vui chơi giải trí cũng quan trọng không kém. Để phát triển đồng bộ giúp du lịch sinh thái phát triển bền vững, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ du lịch sinh thái.

Nhân tố Cơ sở vật chất kỹ thuật (CS) có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang với . Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết: “Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng dương đến sự phát triển của du lịch sinh thái”. So với nghiên cứu trước của Phan Thị Dang (2015), Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi (2016) thì nhân tố Cơ sở vật chất kỹ thuật một lần nữa cũng được khẳng định vai trò trong quá trình phát triển du lịch


sinh thái. Điều này cho thấy trong thực tế, các chuyến du lịch sinh thái giữa các địa điểm cần có các phương tiện vận chuyển và đường giao thông thuận lợi. Đồng thời, các phương tiện sử dụng trong chuyến tham quan du lịch sinh thái như xe khách, tàu thủy cần trang bị đầy đủ áo phao, tạo không gian thoải mái cho du khách.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước đều được sự đồng thuận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Tiền Giang.

4.4.2. So với thực tiễn quản lý

Thực tiễn địa phương cũng rất quan tâm đến phát triển du lịch sinh thái của tỉnh, lần đầu Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 04/5/2017 của về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Từ kết quả nghiên cứ và thực tiễn quản lý cần xác định các nhiệm vụ và từng bước thực hiện giải pháp cơ bản có liên quan đến các nhân tố của mô hình như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nhóm giải pháp cần sớm thực hiện:

Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, trong đó khó nhất là cù lao Thới Sơn, Cồn Ngang nhưng Cồn Ngang lại nằm trong khu vực phòng thủ cần phải trao đổi với quân khu để định hướng đầu tư;

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang - 9

Thứ hai, Xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, doanh nghiệp, nhà đầu tư;

Thứ ba, Xây dựng bộ sản phẩm du lịch thông minh: wifi miễn phí, bản đồ điện tử… hỗ trợ khách du lịch; tổ chức tuần lễ thể thao, văn hóa du lịch để quáng bá và mời gọi đầu tư nhưng cần thẩm định kỹ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư du lịch, đầu tư hạ tầng để triển khai sớm dự án đã có trong danh mục đầu tư ở thành phố Mỹ Tho, huyện Tân Phước, huyện Cái Bè, huyện Gò Công Đông…

Thứ năm, Tiến hành sơ kết Nghị quyết 54/NQ/HĐND tỉnh về phát triển du lịch để đánh giá những mặt được và chưa được;


Thứ sáu, Quảng bá xúc tiến du lịch thông qua cơ quan truyền thông, thực hiện nghiêm túc Luật Du lịch vì nó tác động đến kết quả du lịch;…

Nhóm giải pháp lâu dài:

Một là, Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao; tạo việc làm; Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững; không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Tiền Giang…

Hai là, Xây dựng chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch: Ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch theo hướng cơ cấu lại ngành du lịch. Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; Đa dạng hóa các loại hình đầu tư; tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng cho các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm lưu niệm, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn và nhân lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Ba là, Cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch theo hướng tập trung nguồn lực, xây dựng các khu vực trọng điểm, tạo động lực phát triển du lịch; Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch biển, du lịch văn hoá, tâm linh và du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, khác biệt; đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá gắn với sản phẩm và thị trường; bảo đảm môi trường du lịch an toàn, văn minh…; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch; xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành


mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch.

Bốn là, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy phát triển du lịch

Năm là, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động trong ngành du lịch; Đào tạo lại về nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ cho nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh tại các khu du lịch, khu di tích lịch sử, văn hóa,… Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là người dân tại các khu du lịch, nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện và ý thức chấp hành quy định pháp luật.

Sáu là, Liên kết phát triển du lịch: Hợp tác các tỉnh xây dựng tour, tuyến du lịch liên kết, phát triển sản phẩm đặc trưng, mang đậm nét văn hóa truyền thống của các địa phương, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch…

Bảy là, Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch: Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả; nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch và các Hiệp hội nghề nghiệp khác trong hỗ trợ phát triển du lịch. Mở rộng các điểm cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ khách du lịch. Xây dựng quy tắc ứng xử văn minh khi tham gia các hoạt động, sử dụng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang, góp phần xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện và văn minh;… Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; xử lý dứt điểm tệ nạn đeo bám, ép khách.


Để có lộ trình thực hiện và kiểm điểm trách nhiệm của các sở, ban, ngành được phân công, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã xây dựng kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 05/5/2017. Bước đầu đã tổ chức thành công 2 cuộc hội thảo và hiện các nhà đầu tư đang thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, tìm sản phẩm du lịch mang nét đặc thù cho tỉnh; đồng thời kết hợp phát triển đô thị thông minh gắn kết ứng dụng công nghệ 4.0 từng bước triển khai công nghệ thông tin gắn với phát triển du lịch tại thành phố Mỹ Tho. Các huyện có nét đặc thù riêng cũng từng bước đầu tư theo quy hoạch: như phát triển tuor du lịch miệt vườn cù lao Tân Phong ở huyện Cai Lậy với nhà cổ Đông Hòa Hiệp ở huyện Cái Bè vừa được công nhân là sản phẩm phi vật thể cấp quốc gia; du lịch sinh thái Hoa Đăng ở huyện Tân Phước gắn với tour du lich tâm linh Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác…

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này đã trình bày kết quả của nghiên cứu định lượng bao gồm thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy của các nhân tố.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang và được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: Môi trường tự nhiên (MT), Giá cả dịch vụ hợp lý (GC), Chất lượng nguồn nhân lực (NL), An ninh trật tự và an toàn (AN), Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ (HT) và Cơ sở vật chất kỹ thuật (CS). Đồng thời, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hấp dẫn du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang giữa các nhóm du khách nội địa có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và địa điểm nơi sống.

Chương tiếp theo sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự phát triển của du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN LÝ

5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Kết luận từ mô hình thực tiễn nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang dựa trên mô hình mô hình định lượng của Phan Thị Dang (2015) và Nguyễn Trọng Nhân & Phan Thành Khởi (2016), và lý thuyết từ các nghiên cứu Dr. Ibun Kombo (2016), Bùi Thị Minh Nguyệt (2013), Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009), tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận với đối tượng là 5 chuyên gia. Tác giả khảo sát chính thức 191 du khách nội địa tại tỉnh Tiền Giang, sau đó nhập liệu và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bình phương thông thường tối thiểu OLS. Kết quả sau khi chạy hồi quy:


Mô hình hồi quy có hệ sốhiệu chỉnh = 75,8 %, kiểm định độ phù hợp đạt yêu cầu vì giá trị sig. < 0,05. Điều này chứng tỏ, ngoài sáu nhân tố trong mô hình nghiên cứu còn có những nhân tố khác có tác động đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang nhưng chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu. Các giả thuyếtđều được ủng hộ. Sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang do sáu nhân tố tác động, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ ảnh hưởng như sau: Môi trường tự nhiên (MT), Giá cả dịch vụ hợp lý (GC), Chất lượng nguồn nhân lực (NL), An ninh trật tự và an toàn (AN), Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ (HT) và Cơ sở vật chất kỹ thuật (CS).

5.1.2. Kết luận so với các nghiên cứu thực nghiệm trước

Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Dr. Ibun Kombo (2016), Phan Thị Dang (2015) cho rằng Môi trường tự nhiên có tương quan dương đến sự phát triển du lịch sinh thái; phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng


Nhân và Phan Thành Khởi (2016), Phan Thị Dang (2015) về vai trò của Giá cả dịch vụ hợp lý ảnh hưởng tốt đến du lịch sinh thái phát triển. Về chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu có kết quả tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009), Phan Thị Dang (2015), Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016). Và nghiên cứu của Phan Thị Dang (2015), Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016) cũng cho rằng An ninh trật tự và an toàn có tác động tích cực đến phát triển du lịch sinh thái, cũng giống với kết quả nghiên cứu của tác giả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ ảnh hưởng cùng chiều đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang cũng được các tác giả Dr. Ibun Kombo (2016), Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009), Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016) ủng hộ quan điểm; phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Văn Xê, Lê Hồng Ân (2009), Phan Thị Dang (2015), Nguyễn Trọng Nhân và Phan Thành Khởi (2016) về ảnh hưởng của nhân tố Cơ sở vật chất kỹ thuật đến sự phát triển du lịch sinh thái.

5.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp đơn vị, cùng nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong việc phát triển phát triển du lịch sinh thái bền vững.

5.2.1. Về Môi trường tự nhiên

Yếu tố Môi trường tự nhiên (MT) với hệ số beta = 0,335 có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến Sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang (PT) trong tất cả các nhân tố. Điều đó nói lên ý nghĩa: phần lớn du khách nội địa đánh giá cao ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sự phát triển du lịch sinh thái, điều này hoàn toàn đúng với ý nghĩa cũng như đặc trưng của du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên.

Kết quả tính giá trị trung bình của yếu tố Môi trường tự nhiên (MT) cho thấy trung bình của (MT) là 3,1440, trong đó biến quan sát (MT5): “Du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng” có giá trị cao nhất là 3,23 và biến quan sát (MT6): “Rác thải được quản lý tốt” có giá trị thấp nhất được 3,05.


Phát triển du lịch sinh thái là cách phát triển du lịch một cách bền vững và là xu thế du lịch trong tương lai. Vấn đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên được đặt ra đối với Tiền Giang khi mà công tác quản lý rác thải từ du khách cũng như từ các nhà hàng, dịch vụ ăn uống trong khu du lịch sinh thái. Chính quyền địa phương ngoài việc bố trí các thùng rác xen kẽ các khu du lịch một cách hợp lý, các biển báo ghi chú nhằm lồng ghép giáo dục du khách bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, yêu cầu các khu cung cấp dịch vụ ăn uống cam kết về việc không xả rác bừa bãi, chịu trách nhiệm với khu vực của mình, đồng thời yêu cầu hướng dẫn viên du lịch lồng ghép vào chương trình du lịch là giáo dục bảo vệ môi trường, thông báo cho du khách xả rác vào các thùng rác đúng nơi quy định. Tổ chức hoạt động thu gom rác thải thường xuyên và kịp thời, tránh tình trạng rác thải tại các thùng chứa quá nhiều gây ô nhiễm môi trường, gây phản cảm cho khách du lịch, để lại ấn tượng không tốt.

5.2.2 Về Giá cả dịch vụ hợp lý

Yếu tố Giá cả dịch vụ hợp lý (GC) với hệ số beta = 0,280 có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến Sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang (PT). Ngoài nhân tố môi trường tự nhiên, Giá cả dịch vụ du lịch sinh thái được khách nội địa quan tâm và được đánh giá tác động cùng chiều đến Sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang.

Kết quả tính giá trị trung bình của yếu tố Giá cả dịch vụ hợp lý (GC) cho thấy trung bình của (GC) là 3,3992, trong đó biến quan sát (GC2): “Giá cả dịch vụ lưu trú hợp lý” có giá trị cao nhất là 3,57 và biến quan sát (GC1): “Giá cả dịch vụ tham quan hợp lý” có giá trị thấp nhất được 3,23.

Chính quyền địa phương đưa ra chính sách giá cả các dịch vụ của khu cung cấp dịch vụ du lịch phải niêm yết công khai và cụ thể. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản hồi từ du khách đối với các dịch vụ chèn ép giá, tăng giá không đúng với quy định. Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái cam kết với việc không chặt chém giá đối với khách du lịch, đưa ra khung hình phạt cụ thể nhằm ngăn ngừa một cách hiệu quả.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí