Nhà Nước cần có các chính sách và chiến lược cụ thể trong việc phát triển du lịch. Có những chính sách ưu đãi cụ thể để phát triển loại hình du lịch tâm linh, khuyến khích cho các tổ chức, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đầu tư vào mô hình du lịch tâm linh.
Nhà nước cần hỗ trợ vốn đầu tư, nâng cấp, bảo tồn các di sản tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đầu tư xây dựng, tu bổ các công trình kiến trúc tâm linh, các Thánh tích tại các địa phương, đặc biệt là những nơi có giá trị cho du lịch.
Nhà Nước cần có chiến lược xúc tiến quảng bá các sản phẩm mới về du lịch tâm linh trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp du lịch thực hiện các chính sách, quy định về cơ sở vật chất , tổ chức hoạt động kinh doanh, an toàn vệ sinh thực phẩm an ninh, phòng chống cháy nổ, trật tự xã hội... đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách.
Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường, không gian cảnh quan tại các điểm đến tâm linh, tiến tới phát triển du lịch bền vững.
Tổ chức nghiên cứu, hội thảo, đánh giá nhu cầu du lịch tâm linh, tài nguyên du lịch tâm linh; trên cơ sở đó bổ sung loại hình du lịch tâm linh vào trong luật du lịch, xây dựng quy hoạch, giải pháp phát triển loại hình du lịch tâm linh. Đẩy mạnh nghiên cứu xu hướng biến đổi của 1ễ hội tín ngưỡng và tổ chức sự kiện nhằm dự bám sát với thực tiễn của tình hình lễ hội. Trong đó, cũng cần phân loại các loại hình lễ hội tín ngưỡng theo chức năng, hoặc theo quy mô lễ hội (như lễ hội cấp thôn làng, lễ hội vùng, lễ hội liên vùng, liên tỉnh).
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về loại hình du lịch tâm linh theo hướng: Nhà nước đảm bảo nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo, nhu cầu du lịch tâm linh của quần chúng nhân dân; khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực từ loại hình du lịch tâm linh; chống việc lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch tâm linh vào mục đích chính trị, ảnh hưởng xấu tình hình an ninh chính trị quốc gia.
Xã hội hóa rộng rãi các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng nhưng không buông lỏng công tác quản lý, khai thác nguồn lực của toàn xã hội cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội và di tích. Cần thành lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về quản lý lễ hội tín ngưỡng và tổ chức sự kiện từ trung ương đến địa phương. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức các hoạt động lễ hội.
Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản 1ý 1ễ hội: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật du lịch các tỉnh cần có chương trình giảng dạy về việc tổ chức quản lý lễ hội, nhằm đào tạo các cán bộ
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Khác Biệt Về Lòng Trung Thành Của Du Khách Theo Nghề Nghiệp
- Nâng Cao Tính Hấp Dẫn Của Điểm Đến Du Lịch Tâm Linh
- Cải Thiện Sự Hài Lòng Của Du Khách Với Các Hoạt Động Du Lịch Tâm Linh Tại Điểm Đến
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam - 21
- Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Chuyên Gia
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương
Tâm linh, theo các nhà nghiên cứu là một lĩnh vực rộng lớn, nhưng xét ở phạm trù tín ngưỡng, tôn giáo thì hoàn toàn liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Du lịch tâm linh là loại hình du lịch hướng đến các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nhìn từ góc độ của ngành du lịch thì lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ, chưa được xác quyết mang tính pháp lý và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau kể cả trong các tôn giáo và trong các cô quan quản lý của nước ta. Ngày nay các đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh hiện nay là vấn đề còn phải tiếp tục luận bàn trên cả phương diện học thuật lẫn việc hoạch định đường lối, chính sách từ phía Đảng và Nhà nước.
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai
Mặc dù đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu ban đầu đặt ra, tuy nhiên, nghiên cứu của luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, nghiên cứu mới được thực hiện trên một số điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam trong khi đó hình thức du lịch tâm linh có ở hầu hết các địa phương trên cả nước, do đó, tính khái quát của nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng. Thứ hai, mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu không nhỏ đảm bảo tính tin cậy của các phân tích thống kê, tuy nhiên, phương pháp lấy mẫu dựa trên cách lấy mẫu thuận tiện có thể làm giảm tính đại diện của nghiên cứu. Thứ ba, nghiên cứu mới chỉ thực hiện khảo sát với các du khách tại các điểm du lịch mà chưa có các khảo sát với các đối tượng như cộng đồng doanh nghiệp địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại các điểm đến du lịch. Bởi vậy, tác giả đề xuất rằng các nghiên cứu trong tương lai nên thực hiện khảo sát rộng hơn với nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào các hoạt động du lịch để có bức tranh toàn cảnh hơn. Ngoài ra các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm các nhân tố khác vào mô hình nghiên cứu và thực hiện lấy mẫu theo các phương pháp lấy mẫu xác suất như lấy mẫu phân tầng và mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu hơn nữa để kết quả có tính đại diện và tin cậy cao hơn.
KẾT LUẬN
Ngành du lịch đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại nước ta, trong đó, hình thức du lịch tâm linh đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động du lịch do sự phát triển kinh tế và mở rộng tự do tín ngưỡng. Luận án đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu ban đầu đặt ra. Thứ nhất, luận án đã tổng kết, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động du lịch tâm linh và phát triển du lịch tâm linh. Nghiên cứu cũng xây dựng được mô hình nghiên cứu, phát triển và hiệu chỉnh những chỉ tiêu đánh giá tính hấp dẫn điểm đến, tính quen thuộc, thông tin truyền miệng, sự hài lòng của du khách và lòng trung thành của du khách. Ngoài ra thông qua nghiên cứu định tính tác giả đã phát triển mới được thang đo (các chỉ tiêu đánh giá) cho biến niềm tin tâm linh trong bối cảnh của du lịch tâm linh. Thông qua phân tích định lượng với kết quả khảo sát của 551 du khách trên các địa điểm du lịch tâm linh thuộc ba miền Bắc - Trung - Nam nghiên cứu đã kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu đạt ra. Kết quả đã chỉ ra có sự tác động của tính quen thuộc, thông tin truyền miệng tới tính hấp dẫn của điểm đến, ảnh hưởng của tính hấp dẫn điểm đến tới sự hài lòng và gián tiếp ảnh hưởng tới thái độ cam kết quay trở lại của du khách trong mối quan hệ với niềm tin tâm linh một nhân tố không thể tách rời trong hoạt động du lịch tâm linh. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về lòng trung thành của du khách theo một số yếu tố nhân khẩu hay đặc trưng cá nhân. Nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý cho các cơ quan quản lý địa phương về du lịch, các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh qua các giải pháp: (1) Cải thiện nâng cao tính hấp dẫn của các điểm đến du lịch tâm linh thông qua (i) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; (ii) phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa; (iii) nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch bền vững; (iv) tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với doanh nghiệp, cộng đồng và du khách; (2) Cải thiện sự hài lòng của du khách với điểm đến du lịch; (3) phát triển các sản phẩm du lịch gắn với niềm tin tâm linh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của điểm đến du lịch tâm linh và (4) thúc đẩy các tương tác xã hội và xây dựng tính thân thuộc của điểm đến với du khách. Cuối cùng, luận án cũng chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tương tự trong tương lai.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Thân Trọng Thụy (2017), “Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia Kiểm toán - Kế toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Đại học Quy Nhơn, tr.112-118.
2. Thân Trọng Thụy (2018), “Nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Số 509 + 510, tr.22-24.
3. Thân Trọng Thụy (2018), “Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và văn hóa đến thu hút khách du lịch tâm linh: Nghiên cứu tại điểm du lịch Chùa Bái Đính, Ninh Bình”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 09, tr.38-40.
4. Thân Trọng Thụy và nnk (2018), “Ảnh hưởng của tính hấp dẫn điểm đến tới sự hài lòng và ý định quay trở lại các điểm đến du lịch tâm linh tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 252, tr.90 - 100.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abubakar, A. M., Ilkan, M., Al-Tal, R. M., & Eluwole, K. K. (2017), ‘eWOM, revisit intention, destination trust and gender’, Journal of Hospitality and Tourism Management, 31, 220-227.
2. Agapito, D., Mendes, J., & Valle, P. (2013), ‘Exploring the conceptualization of the sensory dimension of tourist experiences’, Journal of Destination Marketing & Management, 2(2), 62-73.
3. Alba, J. W., & Hutchinson, J. W. (1987), ‘Dimensions of consumer expertise’,
Journal of Consumer Research, 13(4), 411-454.
4. Anderson, E. W. (1998), ‘Customer satisfaction and word of mouth’, Journal of Service Research, 1(1), 5-17.
5. Anderson, J. C., and Gerbing, D. W. (1988), ‘Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach’, Psychological Bulletin, 103(3), 411-423.
6. Anderson, R. E., & Srinivasan, S. S. (2003), ‘E‐satisfaction and e‐loyalty: A contingency framework’, Psychology & marketing, 20(2), 123-138.
7. Andreassen, T. W., & Lindestad, B. (1998), ‘The effect of corporate image in the formation of customer loyalty’, Journal of Service Research, 1(1), 82-92.
8. Arndt, J. (1967), ‘Role of product-related conversations in the diffusion of a new product’, Journal of marketing Research, 291-295.
9. Auh, S., & Johnson, M. D. (2005), ‘Compatibility effects in evaluations of satisfaction and loyalty’, Journal of Economic psychology, 26(1), 35-57.
10. Awang, Z. (2012), Structural equation modeling using AMOS graphic, Penerbit Universiti Teknologi MARA, Shah Alam, Malaysia.
11. Balabanis, G., Reynolds, N., & Simintiras, A. (2006), ‘Bases of e-store loyalty: Perceived switching barriers and satisfaction’, Journal of Business Research, 59(2), 214-224.
12. Baloglu, S. (2002), ‘Dimensions of customer loyalty: Separating friends from well Wishers’, Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, 43(1), 47-59.
13. Baloglu, S., & McCleary, K. W. (1999), ‘A model of destination image formation’, Annals of Tourism Research, 26(4), 868-897.
14. Beerli, P. (2004), ‘Effect of unsampled population on the estimation of population sizes and migration rates between sampled populations’, Molecular Ecology,13, 827-836
15. Bigne, J.E., Sanchez, M.I, & Sanchez, J. (2001), ‘Tourism image, evaluation variables and after purchase behaviour: Interrelationship’, Tourism Management, 22, 607-616
16. Bloemer, J. M. M., & Kasper, H. D. P. (1995), ‘The complex relationship between consumer satisfaction and brand loyalty’, Journal of Economic Psychology, 16, 311-329.
17. Bộ Ngoại giao (2016), Tín ngưỡng - Tôn giáo, truy cập ngày ngày 26 tháng 02 năm 2018, từ
<http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/tt_vietnam/nr050324092159/>.
18. Bollen, K. A. (1989), ‘A new incremental fit index for general structural equation models’, Sociological Methods & Research, 17(3), 303-316.
19. Bùi Văn Trịnh & và Nguyễn Văn Đậm, (2015), ‘Đánh giá chất lượng dịch vụ điểm đến du lịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu’, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 40, 11-18.
20. Chandler, C. K., Holden, J. M., & Kolander, C. A. (1992), ‘Counseling for spiritual wellness: Theory and practice’, Journal of Counseling & Development, 71(2), 168-175.
21. Chen, C. F., & Chen, F. S. (2010), ‘Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists’, Tourism Management, 31(1), 29-35.
22. Chen, C. F., & Chiou-Wei, S. Z. (2009), ‘Tourism expansion, tourism uncertainty and economic growth: New evidence from Taiwan and Korea’, Tourism Management, 30(6), 812-818.
23. Chen, C.-C., & Lin, Y.-H. (2012), ‘Segmenting mainland Chinese tourists to Taiwan by destination familiarity: A factor-cluster approach. International’, Journal of Tourism Research, 14(4), 339-352.
24. Chen, C.-F., & Tsai, D. (2007), ‘How destination image and evaluative factors affect behavioral intentions?’, Tourism Management, 28(4), 1115-1122.
25. Cheng, S. (2011), ‘Comparisons of competing models between attitudinal loyalty and behavioral loyalty’, International Journal of Business and Social Science, 2(10), 149-166.
26. Chi, C. G. Q., & Qu, H. (2008), ‘Examining the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach’, Tourism Management, 29(4), 624-636.
27. Chon, K.S. (1992), ‘The role of destination image in tourism: An extension’,
Tourism Review, 47(1), 2-8.
28. Chu, H.C., & Hwang, G.J. (2008), ‘A Delphi-based approach to developing expert systems with the cooperation of multiple experts’, Expert Systems with Applications (34), 2826-2840.
29. Cole, S. T., & Scott, D. (2004), ‘Examining the mediating role of experience quality in a model of tourist experiences’, Journal of Travel & Tourism Marketing, 16(1), 79-90.
30. Comrey, A. L., & Lee, H. B. (1992), A first course in factor analysis, Psychology Press, Hoove, UK.
31. Cossío-Silva, F. J., Revilla-Camacho, M. Á., Vega-Vázquez, M., & Palacios- Florencio, B. (2016), ‘Value co-creation and customer loyalty’, Journal of Business Research, 69(5), 1621-1625.
32. Curtis, T (2009), ‘Customer Satisfaction, Loyalty, and Repurchase: Meta- Analytical Review, and Theoretical and Empirical Evidence of Loyalty and RepurchaseDifferences’, A Dissertation Doctor of Business Administration, Nova Southeastern University.
33. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Trường Thi xuất bản
34. Dick, A., & Basu, K. (1994), ‘Customer loyalty: toward an integrated conceptual framework’, Journal of the Academy of Marketing Science, 22(2), 99-113.
35. Dimitriades, Z. S. (2006), ‘Customer satisfaction, loyalty and commitment in service organizations; Some evidence from Greece’, Management Research News, 29(12),782-800.
36. Dixon, J., Bridson, K., Evans, J., & Morrison, M. (2005), ‘An alternative perspective on relationships, loyalty and future store choice’, The International Review of Retail Distributions and Consumer Research, 15(4), 351-374.
37. Drule, A. M., Chiş, A., Băcilă, M. F., & Ciornea, R. (2012), ‘A new perspective of non-religious motivations of visitors to sacred sites: evidence from Romania’, Procedia-Social and Behavioral Sciences, 62, 431-435.
38. Durvasula, S., Lysonski, S., Mehta, S. C., & Tang, B. P. (2004), 'Forging relationships with services: The antecedents that have an impact on behavioural outcomes inthe life insurance industry’, Journal of Financial Services Marketing, 8(4), 314- 326.
39. Fornell, C. (1992), ‘A national customer satisfaction barometer: The Swedish experience’, Journal of Marketing, 56(1), 6-21.
40. Ganesh, J., Arnold, M.J., & Reynolds, K.E. (2000), ‘Understanding the customer base of service providers: An examina-tion of the differences between switchers and stayers’, Journal of Marketing, 64 (3), 65-87.
41. Genzi, P., & Pelloni, O. (2004), ‘The impact of interpersonal relationships on customer satisfaction and loyalty to the service provider’, International Journal of Service Industry Management, 15(3/4), 365-384.
42. Gomez, B. G., Arranz, A. G., & Cillan, J. G. (2006), ‘The role of loyalty programs in behavioral and affective loyalty’, The Journal of Consumer Marketing, 23(7), 387-396.
43. Gremler, D.D., & Brown, S.W. (1996), ‘Service loyalty: its nature, importance and implications’, American Marketing Association, 171-180.
44. Grof, S. (1976), Realms of the human unconscious, New York: E.P. Dutton.
45. Gruen, T. W., Osmonbekov, T., & Czaplewski, A. J. (2006), ‘eWOM: The impact of customer-to-customer online know-how exchange on customer value and loyalty’, Journal of Business research, 59(4), 449-456.
46. Gursoy, D. (2011), Modeling tourist information search behavior: A structural modeling approach. Saarbru¨cken: Lambert Academic Publishing.
47. Hair, J.F., Anderson, R.E., Babin, B.J. & Black, W.C. (2010), ‘Multivariate Data’, Snalysis: A global Perspective, Upper Saddle River, Pearson, N.J., USA.
48. Hallowell, R. (1996), ‘The relationships of customer satisfaction, customer loyalty, and profitability: an empirical study’, International Journal of Service Industry Management, 7(4), 27-42.
49. Han, H., & Kim, Y. (2010), ‘An investigation of green hotel customers’ decision formation: Developing an extended model of the theory of planned behavior’, International Journal of Hospitality Management, 29(4), 659-668.
50. Haq, F., & Yin Wong, H. (2010), ‘Is spiritual tourism a new strategy for marketing Islam?’, Journal of Islamic Marketing, 1(2), 136-148.