Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty 34


Sơ đồ 2.2: Quy trình hướng dẫn phản hồi 49


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CBCNV : Cán bộ công nhân viên Đtv : Đơn vị tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

HCNS : Hành chính nhân sự


Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An - 2

CP : Cổ phần


QLCL : Quản lý chất lượng


QA : Đảm bảo chất lượng

QC : Kiểm soát chất lượng HĐKD :Hoạt động kinh doanh PGS.TS :Phó Giáo sư Tiến sĩ


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng nguồn nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Con người là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra của một tổ chức. Chính vì vậy việc sử dụng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động trong Công ty là rất cần thiết để đảm bảo lợi ích cho cả hai phía, Công ty và người lao động.

Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với cả người lao động và Công ty. Đối với Công ty thì tạo động lực giúp Công ty hình thành nên đội ngũ lao động giỏi, vững mạnh về tay nghề và chuyên môn, phát huy được năng lực, sở trường của các thành viên, đồng thời tạo ra sự tin tưởng gắn bó lâu dài với Công ty nơi người lao động. Đối với người lao động sẽ tạo điều kiện cho họ hoàn thiện bản thân và thỏa mãn các nhu cầu cả về vật chất và tinh thần của mình.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, người lao động trong doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người lao động chỉ có thể phát huy hết năng lực cá nhân, toàn tâm, toàn ý với công việc nếu nhu cầu của họ được thỏa mãn. Do đó, hiểu được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của người lao động. Khi đạt được điều này, mức độ hài lòng của người lao động về công việc và tổ chức của mình sẽ tăng lên; vì vậy sẽ cống hiến nhiều hơn. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp thành công cho thấy họ rất chú ý đến yếu tố này và coi đó là một chiến lược quan trọng để khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả làm việc, từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


Qua đó, có thể thấy được một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển thì con người là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt, Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An là một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, con người đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc và kiến thức thực tế thu thập được trong quá trình đi thực tập tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An, tác giả quyết định lựa chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An" để làm đề tài nghiên cứu cuối khóa.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc nâng cao động lực làm việc của

người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

- Đề xuất giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Phú Hòa An

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Động lực làm việc cho người lao động tại công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

- Đối tượng điều tra: Người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Dữ liệu được thu thập tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An tại địa chỉ Lô C4 - 4, C4 - 5, Khu công nghiệp Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 01/2021

- Phạm vi nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao

động tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

* Thông tin cần thu thập

- Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Cơ cấu tổ chức của công ty, sơ đồ bộ máy quản lý và chức năng của từng bộ phận.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm gần nhất

- Tình hình nhân sự của công ty trong các năm gần nhất

* Nguồn thu thập

- Từ các phòng ban của công ty CP dệt may Phú Hòa An

- Từ Website chính thức của công ty CP dệt may Phú Hòa An

- Từ sách báo, tạp chí, internet

- Từ các bài khóa luận, luận văn đã được thực hiện trước đó.

4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng khảo sát là những người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An.


4.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Xác định quy mô mẫu

Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 lần số biến quan sát. Như vậy, với 23 biến quan sát trong phiếu điều tra thì kích thước mẫu yêu cầu sẽ là 23*5=115 đối tượng điều tra.

Để hạn chế các sai sót trong qua trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn 130 bảng hỏi và thu về 130 bảng hỏi hợp lệ.

4.3.1 Thống kê mô tả

Qua phân tích giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, thu nhập

để đưa ra đặc điểm của tổng thể nghiên cứu.

4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha

Sử dụng hệ số Cronbach's Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra mức độ chặt chẽ và tương giữa các biến quan sát. Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp và biến rác trong mô hình nghiên cứu. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 thì loại bỏ biến quan sát đó ra khỏi thang đo. Tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là khi nó đảm bảo độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên.

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

• Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

• Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

• Từ 0.6 trở lên : thang đo đủ điều kiện.

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá(EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al. 2009).

Theo Hair & các tác giả (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:


• Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

• Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

• Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải đạt từ 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố phù thích hợp.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Tổng phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: thì mô hình EFA phù hợp. Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Nhân tố nào có giá trị Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

4.3.4 Phân tích hồi quy tương quan

Mô hình hồi quy tuyến tính :

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + ... + βi*Xi + ei Trong đó :

Y: Động lực làm việc của người lao động của công ty

β0 : Hằng số

β1, β2, β3... βi : Các hệ số hồi quy của các yếu tố 1, 2, 3...i (với i>0) X1, X2, X3...Xi : Các yếu tố 1, 2, 3...i (với i>0)

ei : Sai số của phương trình hồi quy


Giá trị Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) và R2 (R Square) phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mức biến thiên của 2 giá trị này là từ 0 - 1. Nếu càng tiến về 1 thì mô hình càng có ý nghĩa. Ngược lại, càng tiến về 0 tức là ý nghĩa mô hình càng yếu. Cụ thể hơn, nếu nằm trong khoảng từ 0.5 - 1 thì là mô hình tốt, < 0.5 là mô hình chưa tốt.

Trị số Durbin – Watson (DW): Có chức năng kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị của DW biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu tương quan của các sai số kề nhau không xảy ra thì giá trị sẽ gần bằng 2. Nếu giá trị gần về 4 tức là các phần sai số có tương quan nghịch, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận. Trong trường hợp DW < 1 và DW > 3 thì khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Giá trị Sig. của kiểm định F có tác dụng kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Ở bảng ANOVA, nếu giá trị Sig. < 0.05 => Mô hình hồi quy tuyến tính bội và tập dữ liệu phù hợp (và ngược lại).

Giá trị Sig. của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu Sig. <0.05 => Biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc.

Các cặp giả thiết:

H0: Không có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. H1: Có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Mức ý nghĩa của kiểm định là 95%. Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0

Nếu Sig. > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0

Hệ số Durbin-Watson nhằm kiểm định sự tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất).

Kiểm định ANOVA được dùng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy

tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí