CHƯƠNG 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ viết tắt | |
ACCA | Hiệp hội kế toán công chứng Anh |
ASOSAI | Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á |
BCKT | Báo cáo kiểm toán |
BCTC | Báo cáo tài chính |
BCBS | Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng |
CNAO | Kiểm toán nhà nước Trung Quốc |
COA | Kiểm toán nhà nước Philippine |
CLKT | Chất lượng kiểm toán |
CMKiT | Chuẩn mực kiểm toán |
CMKT | Chuẩn mực kế toán |
CMKTNN | Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước |
CPA | Chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề |
CFA | Phân tích nhân tố khẳng định |
ĐBCLKT | Đảm bảo chất lượng kiểm toán |
EFA | Phương pháp phân tích nhân tố khám phá |
FRC | Hội đồng báo cáo tài chính |
GAAP | Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung - Chuẩn mực kế toán được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ áp dụng |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
HRMO | Văn phòng Quản lý nguồn nhân lực |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 1
- Các Nghiên Cứu Về Chất Lượng Kiểm Toán Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Về Kiểm Toán Nhà Nước
- Cơ Sở Lý Luận Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế | |
IAPC | Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế |
ICAEW | Hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales |
IFRS | Các chuẩn mực kế toán quốc tế |
ISA | Chuẩn mực kiểm toán quốc tế |
ISQC1 | Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 |
IRRBAS | Phần mềm Kết quả tích hợp và kiểm toán dựa trên rủi ro |
KHKT | Kế hoạch kiểm toán |
KTNN | Kiểm toán nhà nước |
KTV | Kiểm toán viên |
KTVNN | Kiểm toán viên Nhà nước |
KSCLKT | Kiểm soát chất lượng kiểm toán |
NHNN | Ngân hàng nhà nước |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
PFMC | Luật Kiểm soát và quản lý tài chính công của Thổ Nhĩ Kỳ |
PPSSAs | Chuẩn mực kiểm toán trong khu vực công của Philippin |
TGNA | Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ |
QAO | Văn phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Philippin |
VDB | Ngân hàng phát triển Việt Nam |
VBSP | Ngân hàng chính sách xã hội |
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh giữa kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
.................................................................................................................................. 25
Bảng 2.2. So sánh giữa kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ
.................................................................................................................................. 26
Bảng 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện 67
Bảng 3.2. Các tiêu chí đo lường biến phụ thuộc- Chất lượng kiểm toán BCTC 69
Bảng 3.3. Hệ số tải nhân tố dựa trên kích thước mẫu 75
Bảng 4.1. Thống kê các cuộc kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2015- 2019 92
Bảng 4.2. Kết quả chấm điểm và xếp loại chất lượng các cuộc kiểm toán ngân hàng do KTNN thực hiện trong năm 2017 97
Bảng 4.3. Thông tin KTVNN tham gia khảo sát 103
Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả các nhân tố 104
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha 105
Bảng 4.6. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá thuộc Biến độc lập 113
Bảng 4.7. Ma trận xoay các nhân tố độc lập 113
Bảng 4.8. Trọng số chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa trong phân tích CFA 118
Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện 121
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán theo quan điểm của Knechel và cộng sự (2013) 34
Hình 2.2. Các yếu tố đánh giá chất lượng kiểm toán theo quan điểm của IAASB .. 36 Hình 2.3 Quy trình kiểm toán do KTNN thực hiện 40
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 65
Hình 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện 72
Hình 4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước 84
Hình 4.2. Kết quả phân tích CFA 116
Hình 4.3. Kết quả phân tích CFA 117
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 24 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, đã biểu quyết thông qua Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Theo đó Luật KTNN năm 2015 quy định rõ đối tượng kiểm toán của KTNN là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. Với chức năng, nhiệm vụ của KTNN hiện nay thì KTNN đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực tình hình tài chính của các ngân hàng cũng như có chức năng quản lý, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các ngân hàng.
Ngoài ra, việc tăng cường kiểm toán các Ngân hàng còn xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi phải cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia; xuất phát từ đòi hỏi của công chúng về công khai minh bạch thông tin và hiệu quả quản lý và các nguồn lực công của Chính phủ. Thực tiễn cho thấy dư luận xã hội thời qua có nhiều bức xúc, quan tâm về chất lượng hoạt động của các ngân hàng, một loạt các vụ án kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cao gây giảm lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến ổn định tình hình kinh tế vĩ mô của nhà nước. KTNN là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá toàn diện và nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của các Ngân hàng nhằm thực hiện đúng các mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ, đồng thời làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.
Trong những năm gần đây, KTNN tăng cường kiểm toán các Ngân hàng như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và nhiều tổ chức tài chính khác. Đặc biệt, trong năm 2017, Kiểm toán nhà nước đã triển khai kiểm toán một số ngân hàng được ngân hàng nhà nước tái cơ cấu và mua lại với giá 0 đồng. Thông qua kiểm toán các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, KTNN đã kịp thời phát hiện và xử lý đối với các sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập của chế độ chính sách, góp phần nâng cao kỷ luật, trách nhiệm và hiệu quả
của các đơn vị được kiểm toán. Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác điều hành, thực hiện kiểm toán các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay chưa thật sự đáp ứng yêu cầu như: khung pháp lý về kiểm toán các NHTM còn chưa đầy đủ; chất lượng và kết quả kiểm toán còn ở mức độ hạn chế, do chủ yếu tập trung kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán và quản lý đầu tư, chưa đi sâu kiểm toán các nội dung đặc thù của Ngân hàng, chưa phát hiện kịp thời các sai phạm để chấn chỉnh, do chủ yếu là thực hiện kiểm toán sau, chưa thực hiện nhiều cuộc kiểm toán hoạt động và kiểm toán công nghệ thông tin đối với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, công tác điều hành, thực hiện kiểm toán các Ngân hàng và việc đánh giá chất lượng kiểm toán do KTNN thực hiện không dễ dàng đánh giá. Cụ thể, các thước đo kết quả kiểm toán chưa phản ánh được các nhân tố nào ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) và chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 (ISA 220), “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thích hợp”. Chất lượng kiểm toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các kết luận kiểm toán và một trong những chiến lược quan trọng của Kiểm toán nhà nước, tầm nhìn đến năm 2035 là Chiến lược nâng cao chất lượng kiểm toán.
Với các lý do nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện” được chọn nghiên cứu với mong muốn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để xác định rõ thực trạng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện. Qua đó, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng dựa trên báo cáo kiểm toán.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động kiểm toán xuất hiện từ thời phong kiến khi vua chúa cần những người đặc biệt thực hiện việc kiểm tra các chính quyền địa phương và các thương lái. Hoạt động kiểm toán hiện đại cũng bắt đầu từ năm 1844 khi Quốc hội Anh thông qua đạo luật Công ty cổ phần, buộc các giám đốc doanh nghiệp phải kiểm toán số liệu tài chính trước khi công bố thông tin tới cổ đông. Mặc dù vậy, phải đến tận đầu thế kỷ 20 vấn đề về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán mới bắt đầu được quan tâm, khi một đạo luật mới về các công ty cổ phần (Companies Act) được ban hành tại Anh quy định báo cáo việc kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty cổ phần phải được thực hiện bởi kiểm toán viên độc lập (Teck-Heang và Ali, 2008).
Nghiên cứu đầu tiên đề cập trực tiếp tới khái niệm chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi DeAngelo vào năm 1981 với tiêu đề “Auditor size and audit quality” (Quy mô của công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán). Theo DeAngelo, chất lượng kiểm toán là khả năng của kiểm toán viên phát hiện các sai sót trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo về sai phạm trọng yếu đó. Như vậy, khái niệm chất lượng kiểm toán theo quan điểm của DeAngelo gồm hai khía cạnh. Một là khả năng của kiểm toán viên có thể phát hiện sai phạm trọng yếu trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp khách hàng, phụ thuộc vào tính hiệu quả của quy trình kiểm toán và năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên. Hai là, sự báo cáo của kiểm toán viên về về sai phạm đó, điều này phụ thuộc vào ý thức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và tính độc lập của kiểm toán viên với doanh nghiệp được kiểm toán. Quan điểm của Angelo sau này được Palmrose (1988), Bradshaw (2001) và đa số các nghiên cứu khoa học về kiểm toán.
Cũng trong nghiên cứu của mình, DeAngelo đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô của công ty kiểm toán với chất lượng kiểm toán. Bằng cách khảo sát các nghiên cứu đã công bố của nhiều học giả khác nhau trong giai đoạn 1967 – 1981, DeAngelo nhận thấy khách hàng của các công ty kiểm toán quy mô nhỏ (ít nhân viên, ít khách hàng và ít tài sản) thường có tần suất thay đổi công ty kiểm toán thường xuyên hơn khách hàng của những công ty kiểm toán lớn. Nguyên nhân là do các công ty kiểm toán nhỏ thường có vị thế đàm phán và tính độc lập thấp hơn, khách hàng có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra kết luận kiểm toán. Bên cạnh đó, các công ty kiểm
toán nhỏ thường có ít kinh nghiệm kiểm toán hơn, cả về thời gian và không gian so với các công ty lớn, do đó khả năng đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống kế toán của khách hàng thấp hơn (Coe và Palmon, 1979). Hai yếu tố trên khiến cho tỷ lệ công ty kiểm toán nhỏ bị khách hàng thay thế cao. Ngược lại, công ty kiểm toán với quy mô lớn, với số lượng kiểm toán viên và khách hàng lớn có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán với chất lượng tốt hơn, vị thế đàm phán cao hơn bởi với số lượng khách hàng lớn, công ty kiểm toán không phải nhượng bộ khi đưa ra kết luận kiểm toán chỉ để giữ chân một khách hàng nào (DeAngelo, 1981).
Mặc dù nghiên cứu của DeAngelo chỉ xem xét tác động của một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (quy mô công ty kiểm toán) và chưa sử dụng các phương pháp định lượng để đo lường các tác động cụ thể, nhưng đây được xem là nghiên cứu đầu tiên đặt nền tảng cho các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán sau này. Đóng góp của DeAngelo rất lớn khi đã đưa ra khái niệm về chất lượng kiểm toán và phương pháp luận tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kiểm toán với mâu thuẫn lợi ích (conflicts of interest) giữa kiểm toán viên và ban lãnh đạo công ty.
Nhiều học giả sau này đã kế thừa và phát triển ý tưởng của DeAngelo, xây dựng mô hình đo lường và đề xuất thêm các nhân tố mới. Mock và Samet (1982) đã khảo sát các kiểm toán viên tại Mỹ với 32 tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán và kết luận có năm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán bao gồm: Lập kế hoạch (Planning), Quản lý (Management), Quy trình (Procedure), Đánh giá (Assessment), và Thực hành (Practice). Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng cùng chiều tới chất lượng kiểm toán. Mặc dù nghiên cứu của Mock và Samet kế thừa không phát triển mới khái niệm chất lượng kiểm toán mà DeAngelo đề xuất, nhưng hai học giả đã xây dựng phương pháp luận và mô hình cơ sở để đánh giá tác động của những nhân tố ảnh hưởng mới. Một số học giả sau này đã sử dụng mô hình tương tự của Mock và Samet để kiểm định lại các nhân tố với mẫu khác nhau. Chẳng hạn, Sutton và Lampe (1991) đã khảo sát những kiểm toán viên trực tiếp tham gia nhiều cuộc kiểm toán tại Mỹ để phát triển triển mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán của Mock và Samet với 19 nhân tố và kết luận có 3 nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán bao gồm Lập kế hoạch, Quá trình kiểm toán khách hàng và Quản lý cuộc kiểm toán.