Các Nghiên Cứu Về Chất Lượng Kiểm Toán Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng



Nghiên cứu của Sutton năm 1993 khảo sát các kiểm toán viên có kinh nghiệm để phát triển và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán cũng cho kết quả tương tự.

Các nghiên cứu của Mock và Samet (1982), Sutton và Lampe (1991) mặc dù kế thừa cách tiếp cận của DeAngelo, đó là việc đo lường chất lượng kiểm toán bằng các yếu tố quyết định khả năng phát hiện và báo cáo sai phạm của kiểm toán viên, nhưng trong kết luận của các nghiên cứu được đề cập lại chỉ có các yếu tố thuộc về công ty kiểm toán. Theo DeAngelo, các yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới khía cạnh thứ nhất của chất lượng kiểm toán, đó là khả năng kiểm toán viên có thể phát hiện các sai phạm trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng. Như vậy, nghiên cứu của Mock và Samet hay Sutton và Lampe đã không tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng tới khía cạnh thứ hai là khả năng kiểm toán viên báo cáo về các sai phạm trọng yếu đó.

Nhiều học giả trong cùng giai đoạn này đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán để tạo cơ sở đo lường hợp lý đối với các nhân tố đó. Schoroeder cùng cộng sự (1982), trên cơ sở hai khía cạnh mà DeAngelo đề xuất, phân loại các nhân tố ảnh hường tới chất lượng kiểm toán thành hai nhóm bao gồm các nhân tố thuộc về nhóm kiểm toán/kiểm toán viên và các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán. Cũng tại nghiên cứu năm 1982 của Schroeder và cộng sự có tên “Audit Quality: The Perception of Audit-Committee Chairpersons and Audit Partners” (Chất lượng kiểm toán: Góc nhìn của Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán và các Đối tác kiểm toán), nhóm nghiên cứu đã khảo sát Ủy ban kiểm toán và các kiểm toán viên để xác định 15 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán và kết luận rằng, nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên/nhóm kiểm toán ảnh hưởng quan trọng hơn nhóm nhân tố thuộc về công ty kiểm toán. Như vậy, trong khi nghiên cứu của Mock và Samet đưa ra kết luận về các nhân tố thuộc công ty kiểm toán, thì nghiên cứu của Schoreder cùng cộng sự lại cho ra kết quả có phần bổ sung cho nhau.

Kết luận trong nghiên cứu của Schroeder và cộng sự (1982) được nhiều học giả sau này phát triển và cho ra kết quả tương tự. Carcello và cộng sự (1992) trong nghiên cứu “Audit Quality Attributes: The Perceptions of Audit Partners, Preparers, and Financial Statement Users” (Các thuộc tính của chất lượng kiểm toán: Nhận thức



của kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và người sử dụng báo cáo tài chính) cũng đã kết luận rằng hầu hết các nhân tố ảnh hưởng quan trọng được xác định là Kinh nghiệm kiểm toán khách hàng (Council Experience), Sự tinh thông nghề nghiệp (Industry Experience), Sự đáp ứng nhu cầu khách hàng (Client Responsiveness), Ý thức tuân thủ chuẩn mực của GAAS (Ethical standards). Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát người lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính tại Mỹ với 41 tiêu chí thuộc 12 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán.

Trong khi các nghiên cứu của Mock và Samet (1982), Sutton và Lampe (1991) chỉ tiếp cận một đối tượng để đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (các kiểm toán viên), thì nghiên cứu của Carcello cùng cộng sự (1992) đã hướng đến các nhóm đối tượng rộng hơn. Sau này, nghiên cứu của Alhizer cùng cộng sự (1995), Warming-Rasmussen và Jensen (1998) và một số học giả khác cũng đã sử dụng cách tiếp cận tương tự trong các nghiên cứu của mình và tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng khác, chẳng hạn như Tính độc lập (Independence) (Warming-Rasmussen và Jensen, 1998) hay Thái độ thận trọng (Dure care) (Aldhizer cùng cộng sự, 1995).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Có thể thấy, trong giai đoạn trước năm 2000, đa số các nhà nghiên cứu sau này đã cố gắng đánh giá ngày càng nhiều nhân tố có liên quan đến hoạt động kiểm toán và ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu dài được đăng năm 2004 của Angus Duff có tên “Auditqual: Dimensions of audit quality” (Các khía cạnh của chất lượng kiểm toán), các nhân tố ảnh hưởng chất lượng kiểm toán được đề cập một cách đầy đủ và được hệ thống hóa theo cách tiếp cận rộng hơn. Cụ thể, theo Angus Duff, chất lượng kiểm toán bao gồm hai khía cạnh: (1) Chất lượng chuyên môn và (2) Chất lượng dịch vụ. Thứ nhất, chất lượng chuyên môn là các nhóm yếu tố kỹ thuật và liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán như Vị thế công ty (danh tiếng, quy mô), Tính độc lập, Năng lực (Kỹ năng, kinh nghiệm). Thứ hai, chất lượng dịch vụ liên quan đến các yếu tố bên ngoài việc kiểm toán báo cáo tài chính, chẳng hạn Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, Khả năng cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (tư vấn tài chính, tái cấu trúc), Hiểu khách hàng (sự cảm thông, dịch vụ).


Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 3


Bên cạnh các nỗ lực phát triển nhiều mô hình và đưa vào ngày càng nhiều nhân tố ảnh hưởng mới, nhiều nghiên cứu cũng sử dụng các mô hình cũ để đánh giá một (hoặc một số ít) nhân tố ảnh hưởng được nhiều nghiên cứu xác nhận, nhưng ở các không gian địa lý khác nhau. Các nhân tố thường xuyên được xem xét nhất bao gồm Kinh nghiệm của nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán với khách hàng (Chen và cộng sự, 2001), Kỹ năng nghề nghiệp/Sự tinh thông nghề nghiệp (Behn và cộng sự, 1999; Pandit, 1999; Chen và cộng sự, 2000), Sự đáp ứng của công ty kiểm toán với các nhu cầu của khách hàng (Behn cùng cộng sự, 1999; Chen và cộng sự, 2000), Quy mô công ty kiểm toán (Alpaslan Yasar, 2013), Danh tiếng của công ty kiểm toán (Nichols và Smith, 1983; Craswell, Francis, và Taylor, 1995).

Phát triển quan điểm của nhiều học giả, các tổ chức, hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán trên thế giới cũng xây dựng những khuôn khổ (framework) đầy đủ để đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm toán. Trong khuôn khổ do Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế (International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB) công bố năm 2013, chất lượng kiểm toán được xem xét toàn diện, bao gồm các yếu tố từ đầu vào (Thái độ, đạo đức của kiểm toán viên/nhóm kiểm toán; Hiểu biết, kinh nghiệm của kiểm toán viên; Quy trình thực hiện kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán), đầu ra (tính bền vững của mối quan hệ kiểm toán giữa công ty kiểm toán với khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng), cho tới môi trường bên ngoài (hệ thống quy định pháp luật về kế toán – kiểm toán). Khuôn khổ chất lượng kiểm toán (Audit Quality Framework) do Hội đồng báo cáo tài chính (Financial Reporting Council – FRC) công bố năm 2008 đề cập năm khía cạnh đảm bảo chất lượng kiểm toán, bao gồm (1) Văn hóa trong công ty kiểm toán (môi làm việc, tính công bằng, trung thực được đề cao), (2) Chất lượng chuyên mô và các kỹ năng của kiểm toán viên và giám đốc kiểm toán, (3) Hiệu quả của quá trình kiểm toán, (4) Tính hữu ích của các báo cáo kiểm toán, (5) Các nhân tố bên ngoài không phụ thuộc vào kiểm toán viên. Ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng của Mỹ (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB) cũng đề xuất các khuôn khổ tương tự về chất lượng kiểm toán.

Như vậy, đa số các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán đều đồng thuận và phát triển từ khái niệm chất lượng kiểm toán được DeAngelo đề xuất và phát triển



theo hướng tiếp cận phân tích các nhân tố gắn liền những chủ thể khác nhau tham gia quá trình kiểm toán cũng như sử dụng kết quả kiểm toán. Cũng trên cơ sở đó, các tổ chức và hiệp hội hành nghề kế toán – kiểm toán quốc tế đã xây dựng những khuôn khổ đầy đủ cùng với các hệ thống chỉ số để đánh giá chất lượng kiểm toán, tiêu biểu có thể kể đến Hội đồng báo cáo tài chính (FRC) hay Ủy ban về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB), Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC), Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW).

1.2.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cũng đã được thảo luận nhiều trong cộng đồng học thuật cũng như tại các diễn đàn chuyên môn. Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến hoàn thiện bộ máy kiểm toán, chẳng hạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được thực hiện bởi Đoàn Xuân Tiên (2008) với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay”. Một chủ đề kiểm toán khác cũng thường được đề cập đó là tìm hiểu và hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Chẳng hạn, luận án tiến sĩ của Phạm Tiến Hưng (2009) với chủ đề “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính các công ty xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập”.

Chỉ có rất ít các nghiên cứu cụ thể về chủ đề chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng. Hai nghiên cứu điển hình nhất trong những năm đầu thế kỷ XXI là đề tại khoa học cấp Bộ của Vương Đình Huệ (2001) với đề tài “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam” và luận án tiến sĩ của Ngô Đức Long (2002) chủ đề “Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam”. Thị trường cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2000, mặc dù vậy trong suốt giai đoạn 2000 – 2007, số lượng cổ phiếu niêm yết rất thấp, các bê bối kiểm toán chưa được quan tâm nhiều. Sau khi khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra trên thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng, kết hợp với một số vụ gian lận kiểm toán nghiêm trọng xảy ra, chẳng hạn tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (UPCOM: BBT) (phát hiện trong năm 2007) hay Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển (HOSE: GMD), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam



(HOSE: VCG) hay Công ty cổ phần Dược Viễn Đông (HOSE: DVD, đã hủy niêm yết), khiến cho nhiều nhà đầu tư phải gánh chịu tổn thất nặng nề. Từ đó, vấn đề chất lượng kiểm toán bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Đề tài cấp ngành của Hà Thị Ngọc Hà (2011) xem xét phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và các kiểm chứng qua số liêu thực tế đã thống kê được của các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán doanh nghiệp niêm yết. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ (2013) có đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng thông qua kết quả khảo sát kiểm toán viên liên quan đến hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy vậy, mãi đến năm 2014 mới xuất hiện nghiên cứu chính thức đầu tiên xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng. Đó là luận án tiến sĩ của Bùi Thị Thủy (2014) với chủ đề “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Về khái niệm chất lượng kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) định nghĩa “Chất lượng kiểm toán là mức độ thỏa mãn tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng thời thỏa mãn về mong muốn có được những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị được kiểm toán với thời gian định trước và giá phí thích hợp”. Theo đó, chất lượng kiểm toán căn cứ vào mức độ thỏa mãn của các bên sử dụng báo cáo tài chính sau kiểm toán. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, có ba đối tượng chính quan tâm nhất tới kết quả kiểm toán, đó là (1) doanh nghiệp được kiểm toán, (2) nhà đầu tư và (3) cơ quan quản lý thị trường. Ngoài ra, một số bên khác cũng quan tâm với tần suất thấp hơn, chẳng hạn như các ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp được kiểm toán hoặc các bên cung cấp dịch vụ khác. Bên cạnh việc kế thừa các nghiên cứu quốc tế về quan niệm chất lượng kiểm toán, khái niệm của VSA còn đề cập tới một khía cạnh khác đó là việc thỏa mãn các đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán.

Nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2014), Trần Khánh Lâm (2015), Vũ Thị Duyên (2016), Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Huyền Trang (2016), Lại Thị Thu



Thủy và Phạm Đức Hiếu (2017) cũng đồng thuận với các quan niệm của nhiều học giả quốc tế mà gần như không đề cập tới các khía cạnh mới.

Về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2014) dựa trên phương pháp luận và tổng hợp các mô hình đã được các học giả nước ngoài xây dựng để đánh giá 16 nhân tố ảnh hưởng thuộc 3 nhóm bao gồm Nhóm nhân tố bên ngoài (3 nhân tố), Nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên/nhóm kiểm toán (8 nhân tố) và Nhóm nhân tố thuộc về Công ty kiểm toán (5 nhân tố). Sau khi phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia là đại diện nhà quản lý, lãnh đạo công ty kiểm toán, đại diện nhà đầu tư tổ chức, Bùi Thu Thủy kết luận nhóm nhân tố thuộc về kiểm toán viên/nhóm kiểm toán có ảnh hưởng lớn nhất và nhóm nhân tốn thuộc công ty kiểm toán ít có ảnh hưởng nhất tới chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu của Lại Thị Thu Thủy và Bùi Đức Hiếu (2017) khảo sát các kiểm toán viên với 11 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Nghiên cứu của hai học giả đã kết luận các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán bao gồm Kinh nghiệm và mức độ chuyên sâu ngành nghề của kiểm toán viên, phương pháp và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán, thái độ nghề nghiệp của kiểm toán viên, tính độc lập của kiểm toán viên, sự đầy đủ của hệ thống pháp luật, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên, sự hợp lý của thời gian kiểm toán, đặc điểm của doanh nghiệp FDI và sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường kiểm toán đều có tác động tích cực đến chất lượng kiểm toán. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu tiền nhiệm.

Luận văn tiến sĩ của Phan Văn Dũng (2015) với chủ đề “Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế” khảo sát sáu nhóm đối tượng bao gồm (1) Kiểm toán viên, (2) Ban giám đốc doanh nghiệp kiểm toán,

(3) Cơ quan quản lý Nhà nước về Kiểm toán, (4) Hội nghề nghiệp Kiểm toán, (5) Các doanh nghiệp khách hàng, (6) Các đối tượng bên ngoài. Ba nhóm nhân tố ảnh hưởng được khảo sát bao gồm Nhóm nhân tố liên quan đến kiểm toán viên, Nhóm nhân tố liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán, Nhóm nhân tố liên quan bên ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 13 nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm



toán, (2) Tính độc lập của kiểm toán viên, (3) Tác động của khuôn khổ pháp lý, (4) Tổ chức kiểm soát chất lượng từ bên trong, (5) Nhận thức của kiểm toán viên và Ban giám đốc doanh nghiệp kiểm toán, (6) Chất lượng đào tạo nhân lực Kế toán – Kiểm toán tại các trường đại học, (7) Quy mô, mức độ chuyên ngành của doanh nghiệp kiểm toán, (8) Phương pháp luận của kiểm toán viên, (9) Tổ chức kiểm soát chất lượng từ bên ngoài, (10) Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán, (11) Chi phí kiểm toán, (12) Giá phí kiểm toán, (13) Nhiệm kỳ của kiểm toán viên.

Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Huyền Trang (2016) cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đối với 9 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam, trong đó ba nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất là Kinh nghiệm của kiểm toán viên, phương pháp kiểm toán và sự hợp tác của khách hàng. Như vậy, kể từ sau luận án tiến sĩ của Bùi Thị Thủy (2014), nhiều nghiên cứu cụ thể trong nước về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính đã được thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều dừng ở mức tổng hợp hoặc thừa nhận quan điểm về chất lượng kiểm toán của các học giả nước ngoài, đồng thời áp dụng một số mô hình phổ biến hoặc phương pháp khảo sát để đo lường tác động của các nhân tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các nhóm doanh nghiệp nhất định tại Việt Nam.

1.2.2. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng

1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng kiểm toán đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới. Trong đa số nghiên cứu, các học giả đều thừa nhận ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Sherolli (2016) trong một nghiên cứu có tên “Determinants of Audit Quality in the USA Banking Sector” (Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ) đã nêu rõ, các ngân hàng thương mại trên thế giới bị đặc trưng bởi việc phải tuân thủ những yêu cầu và quy định khắt khe trong hoạt động kinh doanh được ban hành bởi cơ quan quản lý tập trung, thường là ngân hàng trung ương. Các quy định được ban hành chủ yếu tập trung vào hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như giới hạn tăng trưởng tín dụng hay phòng chống độc quyền, sở hữu chéo. Sở dĩ các ngân hàng thương mại bị giám sát chặt chẽ là bởi vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngân



hàng thương mại là trung gian lưu chuyển vốn trong hầu hết các nền kinh tế trên thế giới (Basel, 2004). Hoạt động của các ngân hàng thương mại gắn liền với sự ổn định và hiệu quả của hệ thống tài chính trong nước.

Greenawalt và Sinkey (1988) phát hiện trong lĩnh vực ngân hàng, việc thao túng các số liệu tài chính về thu nhập có thể thực hiện dễ dàng. Nghiên cứu của hai học giả này dẫn chứng các ví dụ là các ngân hàng Mỹ với việc lợi dụng những quy định về các khoản trích lập lỗ cho vay (loan losses provison) để tác động đến kết quả kinh doanh thông qua việc chuyển lợi nhuận giữa các năm tài chính khác nhau cho mục đích thao túng giá cổ phiếu. Các nghiên cứu của Scholes và cộng sự (1990), Collins và cộng sự (1995), Liu và Ryan (1995), Beaver và Engel (1996), Liu và cộng sự (1997), Ahmed và cộng sự (1999), Healy và Wahlen (1999) đã cùng đồng thuận với kết luận này. Kết luận tương tự cũng được những học giả khác trên thế giới thừa nhận khi xem xét vấn đề ở các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ, chẳng hạn như nghiên cứu của Anandarajan và cộng sự (2003, 2007) hay Pérez và cộng sự (2008).

Nghiên cứu của Schipper (1989) có tên “Commentary on earnings management” (Nghiên cứu về quản trị thu nhập) đăng trên tạp chí Accounting Horizon được xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập tới mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán với vấn đề thao túng thu nhập trong báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu của mình, ông cho rằng đa số sự thao túng thu nhập trên các báo cáo tài chính được công bố bởi nhiều ngân hàng thương mại là những can thiệp có chủ ý của ban giám đốc nhằm gia tăng thu nhập (đến từ các khoản lương, thưởng kinh doanh). Do đó, trách nhiệm của các kiểm toán viên là làm việc theo các quy trình hiệu quả và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức để đảm bảo tính chính xác của các số liệu được công bố. Các nghiên cứu của Vincent và cộng sự (2003), Kanagaretnam và cộng sự (2010) cũng đưa ra cùng một kết luận tương tự khi xem xét sự khác biệt của ngân hàng thương mại so với các loại hình doanh nghiệp khác được kiểm toán.

Về quan điểm chất lượng kiểm toán đối với ngân hàng thương mại, các nghiên cứu đều dựa trên quan điểm đã được đề xuất và phát triển bởi DeAngelo và kế thừa những nghiên cứu được đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của Schipper (1989), Vincent và cộng sự (2003), Kanagaretnam và cộng sự (2010) nhấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023