Kinh Nghiệm Đảm Bảo Chất Lượng Kiểm Toán Của Một Số Cơ Quan Kiểm Toán Tối Cao Thuộc Tổ Chức Các Cơ Quan Kiểm Toán Tối Cao Châu Á (Asosai) Và Bài



(a) Đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về đơn vị được kiểm toán của các đối tượng có liên quan, gồm:

- Yêu cầu sử dụng thông tin của Quốc hội phục vụ việc thực hiện các chức năng lập hiến và lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

- Yêu cầu sử dụng thông tin của Chính phủ, các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

- Yêu cầu sử dụng thông tin của cơ quan quản lý trực tiếp đơn vị được kiểm toán để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với đơn vị được kiểm toán.

- Yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị được kiểm toán để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quản lý, sử dụng các nguồn lực và tăng cường hiệu quả quản lý nội bộ.

- Yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình trước công chúng theo Luật Kiểm toán nhà nước.

(b) Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và tin cậy. Tính trung thực, khách quan và sự tin cậy của kết quả, kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được đảm bảo bởi các yếu tố:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

- Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải phản ánh chính xác tình hình thực tế của đối tượng được kiểm toán.

- Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước có đầy đủ bằng chứng, thích hợp và hợp pháp kèm theo.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 8

- Các kết quả và kết luận kiểm toán được hình thành một cách khách quan dựa trên các quy định pháp luật, chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, các phương pháp kỹ thuật kiểm toán và trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp của Kiểm toán viên nhà nước.

(c) Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải khách quan, đúng đối tượng và khả thi. Tính khách quan và khả thi của kiến nghị kiểm toán được đảm bảo bởi các yếu tố:



- Kiến nghị kiểm toán đưa ra phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng kiểm toán; phù hợp với kết quả và kết luận kiểm toán.

- Kiến nghị kiểm toán phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Kiến nghị kiểm toán đưa ra kịp thời, đúng đối tượng và đối tượng thực hiện kiến nghị có thể thực hiện được (khả thi).

(d) Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện kiểm toán: Các nguồn lực phân bổ, sử dụng cho hoạt động kiểm toán toán của Kiểm toán nhà nước phải hợp lý, phù hợp với quy mô, tính chất và tầm quan trọng của cuộc kiểm toán, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả.

2.2.3. Kinh nghiệm đảm bảo chất lượng kiểm toán của một số cơ quan kiểm toán tối cao thuộc Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) và bài học kinh nghiệm cho Kiểm toán Nhà nước

2.2.3.1. Hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN Philippin

Tư cách pháp lý của Kiểm toán nhà nước Philippin (COA) được điều chỉnh bởi Hiến pháp Cộng hòa Philippines và Luật Kiểm toán Chính phủ (ban hành theo Nghị định số 1445 của Tổng thống Cộng hoà Philippin). Chính sách đảm bảo chất lượng và cẩm nang hướng dẫn đã được COA ban hành theo Nghị quyết số 2013-014 ngày 28 tháng 6 năm 2013. Văn phòng kiểm soát chất lượng của COA (QAO) mới được thành lập hiện nay bao gồm Trưởng Văn phòng và khoảng 6 thành viên. Theo COA, số lượng nhân viên như vậy là rất hạn chế so với yêu cầu công việc và COA đang đề xuất thêm nhân viên từ các COA có kinh nghiệm. Mặc dù mới được thành lập và cơ cấu tổ chức chưa đầy đủ, QAO cũng đã thực hiện thử nghiệm đảm bảo chất lượng ở cả hai cấp độ như sau:

- Cấp độ cuộc kiểm toán

Các hướng dẫn kiểm toán và Chuẩn mực kiểm toán trong khu vực công của Philippin (PPSSAs) là cơ sở cho việc thực hiện kiểm toán và kiểm tra chất lượng kiểm toán. Theo đó, các phương pháp và thủ tục kiểm toán cần thực hiện cho mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán được liệt kê thành danh sách. Nhóm kiểm tra chất lượng kiểm toán sẽ kiểm tra việc tuân thủ của Kiểm toán viên nhà nước theo danh sách này.

Một trong những chính sách mới nhất do COA ban hành là Chiến lược kiểm toán hợp nhất, chiến lược này xác định những chủ đề kiểm toán quan trọng được lựa



chọn hàng năm. Các chủ đề này chính là cơ sở cho việc lựa chọn cuộc kiểm toán để kiểm tra chất lượng kiểm toán. Việc thực hiện kiểm tra chất lượng kiểm toán được tiến hành theo cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán. Ở mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán (lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo), nhóm kiểm tra chất lượng kiểm toán phải xem xét việc tuân thủ PPSSAs của các Tổ/Đoàn kiểm toán trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành.

- Cấp cơ quan KTNN

QAO thực hiện kiểm tra đảm bảo chất lượng theo các nội dung sau:

+ Năng lực của đội ngũ lãnh đạo COA: (i) Về trình độ, năng lực nghề nghiệp;

(ii) Có uy tín và kinh nghiệm; (iii) Liêm chính và có năng lực quản lý; (iv) Nêu gương và thúc đẩy cho toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên của COA trong việc đấu tranh chống hối lộ và tham nhũng; (v) Thúc đẩy văn hóa nội bộ về chất lượng.

+ Các yêu cầu về đạo đức: (i) Việc thiết lập các chính sách, quy định về đạo đức nghề nghiệp; (ii) Việc đề cao tính liêm chính; (iii) Việc thực hiện các quy tắc ứng xử nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức quy định đối với công chức nhà nước.

Để đảm bảo thực hiện tốt quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức của nhân viên COA, COA đã thành lập một văn phòng giúp việc nội bộ chịu trách nhiệm ghi nhận, xử lý và điều tra các khiếu nại, đánh giá tính hợp lệ của các khiếu nại liên quan đến nhân sự của COA, đề xuất kiến nghị phù hợp với COA.

+ Nguồn nhân lực:

Nhóm kiểm tra chất lượng kiểm toán đánh giá theo các nội dung sau:

(i) Tuyển dụng: COA ban hành quy định Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn và mô tả công việc cho từng vị trí công việc. Việc tuyển dụng nhân viên có đủ phẩm chất và năng lực được sàng lọc ban đầu cho từng vị trí dựa trên các tiêu chuẩn. Sau đó, các ứng viên phải trải qua một kỳ thi tuyển. Văn phòng Quản lý nguồn nhân lực (HRMO) phải đảm bảo tuân thủ các thủ tục khi xử lý kết quả của các ứng viên. Kết quả tuyển dụng được xem xét lại bởi Ban tuyển dụng của COA để lựa chọn và được chuyển đến Ủy ban pháp lý để phê chuẩn. Sau khi được lựa chọn các thành viên mới được tuyển dụng phải trải qua thời gian 06 tháng thử việc.

(ii) Đào tạo



COA tiến hành một chương trình đào tạo nhiều cấp độ có tên gọi là LTP cho nhân viên của mình. Các kiểm toán viên mới tuyển dụng được yêu cầu tham dự một loạt các khóa đào tạo. Họ có thể tiến tới cấp độ tiếp theo chỉ sau khi hoàn thành các yêu cầu của khóa học cho cấp độ trước đó. Hoạt động đào tạo để đảm bảo rằng các kiểm toán viên của COA có những kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế.

+ Cam kết chất lượng

Từ năm 2012, COA đã phát triển PPSSAs tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Trên thực tế, các hướng dẫn kiểm toán đã được phát triển và thường xuyên cập nhật từ năm 2002, trong đó các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs) được sử dụng như tài liệu tham khảo.

Ngay từ khi thành lập, COA cũng đã không ngừng phát triển năng lực kiểm toán dựa trên nền tảng công nghệ, xây dựng các chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo, triển khai hoạt động nghiên cứu ứng dụng vào hoạt động chuyên môn kiểm toán để tăng cường hiệu quả, đảm bảo chất lượng kiểm toán tại Ủy ban Kiểm toán Philippines. Do đó, vào năm 2013, COA đã phát triển phương pháp kiểm toán dựa trên phiên bản kỹ thuật số có tên gọi là Phần mềm Kết quả tích hợp và kiểm toán dựa trên rủi ro (IRRBAS). IRRBAS là giải pháp cung cấp công cụ hữu ích cho các kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm toán bằng cách sử dụng các kết quả được tích hợp, cùng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro và thúc đẩy sử dụng các văn bản/biểu mẫu tiêu chuẩn. IRRBAS được thiết kế để liên kết với GIFMIS - hệ thống tài chính được các cơ quan Chính phủ của Philippines sử dụng. Với giao diện liên kết này, các kiểm toán viên nhà nước có thể tải về các giao dịch tài chính được xử lý bởi hệ thống để kiểm toán tại bất kỳ thời điểm nào. Đến nay, IRRBAS được thử nghiệm tại 10 trong số 16 văn phòng khu vực của COA.

2.2.3.2. Hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN Thổ Nhĩ Kỳ

Tiền thân của Cơ quan Kiểm toán tối cao Thổ Nhĩ Kỳ (TCA) là Tòa Kế toán Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập năm 1862 và được thay thế bằng Cơ quan kiểm toán tối cao trong Hiến pháp đầu tiên của Đế chế Ottoman vào năm 1876. Sau khi nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1923, TCA được quy định trong Hiến pháp quốc gia.



TCA có chức năng tư pháp và có quyền lực rộng lớn trong việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động tài chính công và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực công. TCA tự dự toán ngân sách cho hoạt động của mình và đệ trình lên Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ (TGNA) mà không cần thông qua Cơ quan hành pháp.

TCA có hai cấp độ nhân viên: nhân viên chuyên nghiệp và nhân viên hỗ trợ. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bao gồm Chủ tịch, các thành viên và KTV. Tính đến năm 2013, TCA có 2 Phó Chủ tịch, 8 Trưởng phòng, 48 thành viên thuộc các phòng và 842 KTV; tổng số có 900 nhân viên chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ là 596. Chủ tịch TCA và các thành viên được TGNA bầu; các KTV được Chủ tịch TCA bổ nhiệm sau khi trải qua một cuộc thi cạnh tranh.

Từ năm 2006, Thổ Nhĩ Kỳ ban hành Luật Kiểm soát và quản lý tài chính công (PFMC), theo đó, phạm vi kiểm toán của TCA được mở rộng, trách nhiệm của TCA trong việc đệ trình báo cáo lên TGNA tăng cường và bắt buộc TCA phải thực hiện kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán trên cơ sở cập nhật hướng dẫn phù hợp với ISSAI và các phương pháp kiểm toán hiện đại. Phù hợp với PFMC, Luật kiểm toán của TCA số 6085 có hiệu lực vào năm 2010 đã được ban hành. Theo Luật của TCA, để đảm bảo duy trì chất lượng, mỗi giai đoạn kiểm toán được xem xét liên tục về sự phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán, kế hoạch chiến lược (hiện nay TCA đang thực hiện kế hoạch chiến lược được xây dựng cho giai đoạn 2014-2018), chương trình kiểm toán và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Công tác quản lý chất lượng của TCA bao gồm:

- Kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT):

+ KSCLKT của Tổ trưởng Tổ kiểm toán: Mỗi Tổ kiểm toán gồm từ 2-5 KTV. Tổ trưởng Tổ kiểm toán là người có nhiều kinh nghiệm nhất chịu trách nhiệm đánh giá các giấy tờ làm việc và xác nhận công việc của các KTV trong Tổ bằng cách ký ghi ngày trên tất cả các giấy tờ làm việc.

+ KSCLKT của lãnh đạo đơn vị chủ trì kiểm toán: Lãnh đạo đơn vị chủ trì kiểm toán đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua chọn mẫu kiểm tra một số giấy tờ làm việc của KTV và đặc biệt chú trọng kiểm tra các giấy tờ làm việc của Tổ trưởng tổ kiểm toán. Việc đánh giá được thực hiện theo danh sách kiểm tra quy định



cho từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Danh sách kiểm tra này được hiệu chỉnh, cập nhật phù hợp với đặc điểm, tình hình của mỗi cuộc kiểm toán.

Để hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động kiểm toán và chất lượng kiểm toán, TCA có một hệ thống quản lý kiểm toán bằng máy vi tính gọi tên là SAYCAP được sử dụng để chỉ đạo, thu thập thông tin và quản lý quá trình kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Hệ thống này chuẩn hoá tài liệu kiểm toán, các thủ tục KSCLKT và trợ giúp công tác giám sát việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ kiểm toán một cách có hệ thống và liên tục.

+ KSCLKT đối với KHKT và BCKT: Bộ phận Kế hoạch và BCKT chịu trách nhiệm thẩm định KHKT theo các thủ tục và nguyên tắc đã quy định. BCKT sau khi được Tổ trưởng Tổ kiểm toán và lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán soát xét sẽ được thẩm định bởi 3 đơn vị theo: Ban đánh giá BCKT (gồm 3 KTV chính thuộc đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán nhưng không tham gia cuộc kiểm toán); Phòng đánh giá BCKT của TCA và Hội đồng đánh giá BCKT (Hội đồng đánh giá BCKT gồm Phó Chủ tịch kiểm toán, hai Trưởng phòng và một thành viên được Đại hội đồng của TCA bầu có nhiệm kỳ hai năm).

2.2.3.3. Hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của KTNN Trung Quốc

Được thành lập vào năm 1983, KTNN Trung Quốc (CNAO) là cơ quan kiểm toán tối cao theo Hiến pháp Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Với sự phát triển của Kiểm toán nhà nước Trung Quốc, các cơ qua kiểm toán ở các cấp đã được thành lập và tích cực thúc đẩy hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, do đó đã ngăn chặn hiệu quả các rủi ro kiểm toán.

(a) Hệ thống kiểm toán và đảm bảo chất lượng kiểm toán

Theo Hiến pháp, Hội đồng quốc gia và chính quyền địa phương sẽ thành lập các cơ quan kiểm toán và thực hiện hệ thống giám sát hoạt động kiểm toán. Năm 2017, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đưa ra quyết định triển khai hệ thống quản lý cơ quan kiểm toán; các nhiệm vụ kiểm toán trung ương và các cấp địa phương được thành lập liên tiếp. Bên cạnh các bộ phận và văn phòng có liên quan, CNAO còn thành lập 30 văn phòng kiểm toán đặt tại các bộ, ngành, doanh nghiệp và các tổ chức công trực thuộc Chính phủ cũng như 18 văn phòng khu vực đặt tại các thành phố lớn. Các đơn vị như vậy được quản lý trực tiếp bởi CNAO và báo cáo cho Tổng



KTNN. Còn các cơ quan kiểm toán ở địa phương được quản lý bởi ủy ban kiểm toán cùng cấp, ban điều hành chính quyền và cơ quan kiểm toán trực tiếp; hoạt động kiểm toán của họ chủ yếu được điều hành bởi cơ quan kiểm toán trực tiếp.

Hành lang pháp lý cho hoạt động đảm bảo chất lượng kiểm toán của các cơ quan kiểm toán Trung quốc được chia thành 3 cấp độ chính: Thứ nhất là Hiến pháp, Luật Kiểm toán và các quy định để thực thi Luật Kiểm toán, các luật kiểm toán địa phương và các quy tắc; thứ hai là các quy tắc cho các bộ phận thuộc CNAO và quy tắc kiểm toán cho các chính quyền địa phương; thứ ba là các văn bản quy phạm pháp luật cho CNAO và các cơ quan kiểm toán ở các cấp chính quyền địa phương.

(b) Phân cấp đảm bảo chất lượng kiểm toán

Hoạt động kiểm toán của Trung Quốc thực hiện việc đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình kiểm toán đã được phân cấp. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, kiểm toán trưởng được quy định chi tiết trong Tiêu chí Kiểm toán nhà nước để đảm bảo các mục tiêu về chất lượng kiểm toán. Các quy định này bao gồm:

- Trách nhiệm của các thành viên đoàn kiểm toán: Mỗi thành viên đoàn kiểm toán phải có hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán, chuẩn bị các hồ sơ kiểm toán và báo cáo kết quả cho nhóm kiểm toán có liên quan theo phân công về nhân sự, trình tự và phương pháp kiểm toán trong chương trình kiểm toán.

- Trách nhiệm của tổ trưởng tổ kiểm toán: Tổ trưởng tổ kiểm toán phải xây dựng chương trình kiểm toán và các hồ sơ kiểm toán, hỗ trợ tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán, giám sát hoạt động của các kiểm toán viên, cung cấp các tài liệu kiểm toán và bằng chứng kiểm toán có liên quan theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm toán.

- Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm toán: Trưởng đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng của cuộc kiểm toán, chuẩn bị chương trình kiểm toán; thực hiện quản lý hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán một cách nghiệm ngặt; đảm bảo đạt mục tiêu kiểm toán theo kế hoạch và hoạt động kiểm toán thực hiện đúng theo pháp luật.

- Trách nhiệm của tổ chức kiểm toán: Tổ chức kiểm toán phải triệu tập cuộc họp kiểm toán có liên quan, nghiên cứu việc thực hiện báo cáo kiểm toán, sự phù hợp của đánh giá và kiến nghị kiểm toán, bản chất và việc xử lý các vấn đề quan trọng, ý



kiến được đưa ra bởi đối tượng được kiểm toán và các kết luận về các vấn đề quan trọng.

- Trách nhiệm của bộ phận tham mưu: Bộ phận này sẽ chuẩn bị các tài liệu làm việc và đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ quy định của quốc gia, thực hiện hướng dẫn về hoạt động hoạt kiểm toán, tổng hợp kết quản kiểm toán và kiểm tra lại các báo cáo kiểm toán.

- Trách nhiệm của cơ quan kiểm toán: Một bộ phận kiểm toán độc lập được thành lập để kiểm toán các tài liệu và thông tin kiểm toán được trình bày tại báo cáo kiểm toán do bộ phận tiến hành kiểm toán đã thực hiện, đảm bảo rằng chương trình kiểm toán đã được thực hiện đúng, hoạt động và quy trình kiểm toán là hợp pháp; các vấn đề kinh tế có liên quan phù hợp với chính sách vĩ mô của quốc gia và các định hướng cải cách; đưa ra các ý kiến kiểm toán.

- Trách nhiệm của kiểm toán trưởng: Kiểm toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra lại các ý kiến và vấn đề cần lưu ý của bộ phận tiến hành kiểm toán và tổ chức kiểm toán, các tài liệu kiểm toán và thông tin kiểm toán được trình bày trong báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán.

- Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan kiểm toán: Lãnh đạo của cơ quan kiểm toán có trách nhiệm với toàn bộ kết quả của hoạt động kiểm toán, triệu tập các hội nghị kiểm toán có liên quan, nghiên cứu kế hoạch kiểm toán và kết quả kiểm toán.

(c) Quy trình đảm bảo chất lượng kiểm toán

Theo Tiêu chí Kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán sẽ bao gồm ba bước (lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán).

- Lập kế hoạch kiểm toán: CNAO có trách nhiệm điều hành và quản lý kế hoạch kiểm toán của toàn bộ các cơ quan kiểm toán trong toàn quốc; chuẩn bị kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung hạn và dài hạn; thiết lập các yêu cầu về chủ đề kiểm toán cho các cơ quan kiểm toán khu vực.

- Thực hiện kiểm toán: Các cơ quan kiểm toán sẽ thành lập các đoàn kiểm toán để thực hiện kiểm toán. Các điểm chính về đảm bảo chất lượng kiểm toán ở giai đoạn này bao gồm:

+ Đưa ra các lưu ý kiểm toán: Các cơ quan kiểm toán phải đưa ra các lưu ý kiểm toán ba ngày trước khi triển khai kiểm toán.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí