Kết Quả Chấm Điểm Và Xếp Loại Chất Lượng Các Cuộc Kiểm Toán Ngân Hàng Do Ktnn Thực Hiện Trong Năm 2017


3

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nаm

(Vietinbank)

2015, 2017, 2019

4

Ngân hàng TMCP Ngоại Thương Việt Nаm

(Vietcombank)

2015, 2017

5

Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)

2015

6

Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)

2015, 2016, 2017, 2018

7

Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank)

2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 14

Nguồn: Báo cáo kiểm toán của KTNN 2015- 2019

Kết quả kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2015- 2019 được thể hiện thông qua các Báo cáo kiểm toán được phát hành, trong đó KTNN đã chỉ rõ 3 nội dung chính:

(1) Kiểm toán lại các báo cáo tài chính: đưa ra các chênh lệch trong các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN, hoạt động tín dụng, và chỉ rõ các nguyên nhân chênh lệch. Báo cáo kiểm toán cũng xác định tính đúng đắn, trung thực của Báo cáo tài chính của các Ngân hàng.

(2) Kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng vốn, tiền và tài sản nhà nước

+ Quản lý tài chính, kế toán: trong đó quản lý tài chính bao gồm việc quản lý vốn bằng tiền; quản lý TSCĐ và các tài sản khác; quản lý các khoản nợ phải thu và phải trả; quản lý các khoản doanh thu và thu nhập; quản lý các khoản chi phí; xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý phân phối và quyết toán quỹ lương; kiểm toán các chỉ tiêu ngoại bảng; thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Công tác kế toán bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán như chứng từ kế toán, hạch toán kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính.

+ Quản lý, sử dụng vốn, tiền, tài sản Nhà nước: quản lý nguồn vốn hoạt động; hoạt động cho vay; phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng; cơ cấu nợ, xử lý nợ, bán nợ và miễn giảm lãi; hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần, đầu tư chứng khoán; hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ; hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

+ Việc thực hiện các nghị quyết, chính sách của Quốc hội, Chính phủ: đánh giá việc thực hiện chính sách tiền tệ; giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp và đảm



bảo chất lượng tín dụng, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; đánh giá việc thực hiện Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính; đánh giá việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(3) Kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn, tiền và tài sản nhà nước

+ Kiểm toán tổng hợp tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động ngân

hàng


+ Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động

Kết thúc Báo cáo kiểm toán là phần kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với

Ngân hàng được kiểm toán, đồng thời cũng đưa ra kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có thể thấy, KTNN không chỉ thực hiện hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính mà còn thực hiện kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ đối với các ngân hàng.

Theo Quyết định số 1793/ QĐ- KTNN ban hành ngày 04/11/2016, các tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại chất lượng đoàn Kiểm toán nhà nước dựa vào các tiêu chí như sau (Chất lượng cuộc kiểm toán được đánh giá theo thang điểm 100- Xem phụ lục số 02):

a) Kế hoạch cuộc kiểm toán: Tối đa 10 điểm.

Yêu cầu về Kế hoạch cuộc kiểm toán: Được lập và phê duyệt trước khi thực hiện cuộc kiểm toán; nội dung và thể thức tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan của KTNN.

b) Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Tối đa 10 điểm.

Yêu cầu về Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Được lập và phê duyệt theo quy định; phải đầy đủ, cụ thể để hướng dẫn công việc cho Tổ kiểm toán và Kiểm toán viên; nội dung và thể thức tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan của KTNN.

c) Biên bản kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán chi tiết: Tối đa 10 điểm.

Yêu cầu về các Biên bản kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết: Biên bản kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán của thành



viên Tổ kiểm toán, có đủ ý kiến đánh giá các nội dung kiểm toán; có đủ kết luận kiểm toán phù hợp với kết quả kiểm toán; có kiến nghị kiểm toán (nếu có) phù hợp với kết quả và kết luận kiểm toán, đúng đối tượng và khả thi; nội dung, thể thức và việc trình bày tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và quy định hiện hành của KTNN. Thông báo kết quả kiểm toán tổng hợp đầy đủ kết quả kiểm toán quan trọng, có đầy đủ bằng chứng kiểm toán; kiến nghị kiểm toán phù hợp với kết quả kiểm toán và báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán.

d) Báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán: Tối đa 20 điểm.

Yêu cầu về Báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán: Phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan kết quả, kết luận và kiến nghị kiểm toán; xác nhận tính đúng đắn, trung thực của thông tin và báo cáo được kiểm toán; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn lực kinh tế tại đơn vị được kiểm toán; nội dung, thể thức và việc trình bày tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan của KTNN.

đ) Nhật ký, tài liệu làm việc và bằng chứng kiểm toán: Tối đa 25 điểm.

Yêu cầu về Nhật ký, tài liệu làm việc và bằng chứng kiểm toán: Ghi chép nhật ký, giấy tờ, tài liệu làm việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan của KTNN; lập và lưu trữ đầy đủ, khoa học theo danh mục hồ sơ kiểm toán; nội dung, thể thức phù hợp với quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; đảm bảo tính thống nhất giữa các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để làm cơ sở cho việc hình thành các kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán và các thay đổi về kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán (nếu có).

e) Tuân thủ pháp luật và các quy định của KTNN, thực hiện Quy chế và hoạt động của Đoàn KTNN, quy định về đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc ứng xử của KTNN: Tối đa 15 điểm.

Thành viên đoàn KTNN không gây sách nhiễu, khó khăn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường đơn vị được kiểm toán, đưa nhận hối lộ, báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tiết lộ các thông tin; thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước tại Luật KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và các văn bản khác có liên quan; tuân thủ đầy đủ các quy định về



đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; không làm các công việc ảnh hưởng tới nhân cách hoặc tổn hại kết quả thực hiện công vụ của mình, làm ảnh hưởng đến uy tín của KTNN,...; thực hiện công việc với sự thận trọng và có trách nhiệm giữ bí mật quốc gia, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ các thông tin thu thập được từ các đơn vị kiểm toán và các thông tin nội bộ của KTNN; sử dụng thẻ và sử dụng trang phục theo đúng quy định của KTNN.

g) Quản lý và kiểm tra, soát xét hoạt động kiểm toán: Tối đa 10 điểm.

Yêu cầu về quản lý và kiểm tra, soát xét hoạt động kiểm toán: Tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN; kiểm tra, kiểm soát được thực hiện đầy đủ ở các cấp kiểm soát theo quy định Luật KTNN, Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán và các quy định của KTNN; đúng trình tự, thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định; đảm bảo chất lượng kiểm tra, kiểm soát.

Cuộc kiểm toán được cộng điểm thưởng trong các trường hợp sau:

- Thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán sớm so với thời hạn quy định: Trong thời gian 45 ngày sau khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, nếu phát hành báo cáo kiểm toán sớm mỗi 01 ngày được cộng thêm 0,5 điểm.

- Có quy mô lớn và tính chất phức tạp: Đoàn kiểm toán có quy mô lớn (theo Quyết định kiểm toán, Đoàn kiểm toán có từ 40 người trở lên và số đơn vị được kiểm toán từ 30 trở lên) được cộng từ 2 đến 5 điểm; cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp cao (đánh giá theo mục tiêu nội dung kiểm toán và những vấn đề phát sinh trong tổ chức thực hiện kiểm toán) được cộng từ 2 đến 10 điểm.

- Cuộc kiểm toán mới (về đối tượng, nội dung, quy trình, phương pháp...) được cộng 10 điểm; cuộc kiểm toán có các phát hiện kiểm toán mới, phát hiện kiểm toán đặc biệt quan trọng, được cộng từ 5 đến 15 điểm.



Bảng 4.2: Kết quả chấm điểm và xếp loại chất lượng các cuộc kiểm toán ngân hàng do KTNN thực hiện trong năm 2017


TT


Cuộc kiểm toán

Tổng số kiến nghị xử lý tài chính

(trđ)

Số văn bản kiến nghị sửa đổi

Kết quả chấm điểm và xếp loại chất lượng

Đoàn KT

Điểm

Xếp

loại


1

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2016 của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam


166.771


0


95,5

Xuất sắc


2

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính năm

2016 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


166.401


1


97,0

Xuất sắc


3

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Ngân hàng

TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu


92.715


0


90,6


Đạt


4

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Ngân

hàng Hợp tác xã Việt Nam


286.684


0


91,5


Xuất sắc


5

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính công, tài sản công năm 2016 của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam


7.244


10


95,0


Khá


6

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính công, tài sản công năm 2016 của Ngân

hàng TM TNHH MTV Đại Dương


119


0


91,5


Xuất sắc

7

Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính, các

hoạt động liên quan đến quản lý tài chính

17.308

1

96,5

Xuất

sắc


công, tài sản công năm 2016 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ chế độ và KSCLKT, 20172

Đoàn kiểm toán được xếp loại chất lượng theo bốn mức: Xuất sắc, Khá, Đạt và Chất lượng còn hạn chế. Bảng 2.3 cho thấy kết quả chấm điểm và xếp loại chất lượng kiểm toán các cuộc kiểm toán ngân hàng do KTNN thực hiện trong năm 2017. Trong 7 cuộc kiểm toán ngân hàng thì có 05 cuộc kiểm toán đạt chất lượng xuất sắc với điểm cao nhất là 97/100 điểm, 01 cuộc kiểm toán loại khá và 01 cuộc kiểm toán xếp loại đạt. Mặc dù đạt 95/100 điểm tuy nhiên Đoàn kiểm toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ được xếp loại chất lượng Khá là do kết quả kiến nghị xử lý tài chính là 7.244 triệu đồng (để được xếp loại Xuất sắc thì kết quả kiến nghị xử lý tài chính phải trên

30.000 triệu đồng). Với Đoàn kiểm toán Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (90,6/ 100 điểm nhưng chỉ xếp loại Đạt) là do thời gian phát hành báo cáo chậm so với quy định hiện hành.

KTNN đã có những quy định chi tiết trong việc chấm điểm để đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán, tuy nhiên việc chấm điểm vẫn thể hiện tính chủ quan do chưa có đơn vị bên ngoài tham gia vào quá trình chấm điểm. Việc chấm điểm hiện nay do Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện.

4.2.3. Thực trạng các Ngân hàng đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC do KTNN thực hiện

Phụ lục 02 là bảng câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho lãnh đạo các ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán, qua đó nhằm đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện và các giải pháp các ngân hàng đã thực hiện nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị dựa trên báo cáo kiểm toán.


2 Năm 2018 và 2019 KTNN không trọng tâm chấm điểm các đoàn kiểm toán lĩnh vực tài chính- ngân hàng nên không có số liệu cụ thể. Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu và Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương là các ngân hàng 0 đồng, chỉ được tiến hành kiểm toán năm 2017. Cuộc kiểm toán liên quan tới 2 ngân hàng này và Ngân hàng Nhà nước là tài liệu mật với phương pháp kiểm toán khác các cuộc kiểm toán thông thường, do đó không nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án.



Qua phỏng vấn sâu 7 lãnh đạo là Tổng giám đốc/ Phó tổng giám đốc hoặc Trưởng ban kiểm soát các ngân hàng được kiểm toán, các lãnh đạo đều đánh giá chất lượng kiểm toán khá cao (tương ứng 4.6/ 5 điểm) và cho biết hoạt động kiểm toán của KTNN đã giúp các ngân hàng đánh giá lại và điều chỉnh nhiều hoạt động quản trị của mình nhằm tăng tính minh bạch và hiệu quả hoạt động cao hơn. Cụ thể:

- Về công tác quản lý tài chính kế toán: Các ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh sổ sách kế toán theo kết luận, kiến nghị của KTNN; chấn chỉnh các tồn tại trong công tác quản lý tài chính kế toán trong việc quản lý tiền, tài sản cố định, công nợ, doanh thu, thu nhập, chi phí, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Về công tác quản lý hoạt động đầu tư: các ngân hàng đã tăng cường giám sát các khoản đầu tư, đặc biệt là giám sát thông qua người đại diện vốn, đánh giá các khoản đầu tư, thực hiện thoái vốn theo lộ trình,…

- Về hoạt động tín dụng: chấn chỉnh các tồn tại trong các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay (đối với các tổ chức tín dụng) như nâng cao chất lượng công tác thẩm định, thẩm định chặt chẽ về nguồn trả nợ, phân tích đầy đủ các rủi ro, xác định đúng nhu cầu vay vốn và thời hạn vay, đánh giá đầy đủ tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, chấn chỉnh các tồn tại về hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, thường xuyên, định kỳ định giá lại tài sản đảm bảo và hạch toán theo đúng quy định, rà soát thu hồi trước hạn đối với các khoản vay không đúng quy định, phân loại nợ và trích lập dự phòng, rà soát tổng thể giảm thiểu lãi dự thu được xem là khó có khả năng thu hồi, thu hồi tiền miễn giảm lãi phí chi khách hàng không đúng quy định,… Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, các ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc các

kiến nghị kiểm toán của KTNN. Trong đó, các kiến nghị về xử lý tài chính thực hiện được 80,2%, các kiến nghị công tác quản lý tài chính, kế toán của ngân hàng về cơ bản đã được thực hiện. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng chưa thực hiện kiến nghị đủ và đúng thời gian. Tại thời điểm phỏng vấn 3/2020, các ngân hàng trả lời việc thực hiện kiến nghị của báo cáo kiểm toán năm 2017- 2018 như sau: Tại ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), ngoài các kiến nghị liên quan tới công tác quản lý tài chính kế toán, VBSP đã thực hiện 22/31 kiến nghị của KTNN, 6/31 kiến nghị đang thực hiện. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), đã thực hiện 21/40 kiến nghị của KTNN, 19/40 kiến nghị đang thực hiện. Tại Ngân hàng phát triển



Việt Nam (VDB), đã thực hiện 6/14 kiến nghị của KTNN, 8/14 kiến nghị đang thực hiện. Nguyên nhân gặp phải khó khăn trong việc thực hiện các kiến nghị đó là do một số kiến nghị (chủ yếu liên quan đến kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý dứt điểm các khoản công nợ lâu năm…) hiện đang trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân khách quan là do liên quan tới nhiều bên, nhiều cấp có thẩm quyền cần phải có thời gian để thực hiện. Do đó, lãnh đạo các ngân hàng cũng đề xuất được kéo dài thời gian thực hiện kiến nghị.

4.2.4. Thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN: trường hợp kiểm toán tại Ngân hàng chính sách xã hội (VPBS)

VBSP được thành lập với mục tiêu là ngân hàng để phục vụ người nghèo, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của VBSP không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. VBSP được thực hiện các nghiệp vụ như: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Trong giai đoạn 2015- 2019, Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) được KTNN thực hiện kiểm toán liên tục 4 lần vào các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. Do đó, VBSP được chọn để nghiên cứu nhằm bổ sung bức tranh về chất lượng kiểm toán BCTC do KTNN thực hiện toàn diện và rõ nét hơn.

Các nội dung kiểm toán tại VBSP bao gồm:

- Kiểm toán báo cáo tài chính (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, các khoản nộp ngân sách nhà nước …); báo cáo quyết toán vốn đầu tư/ chi phí đầu tư;

- Kiểm toán hoạt động tín dụng; số liệu phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; kinh phí NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý;

- Kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công (trong đó tập trung đánh giá kết quả hoạt động của chương

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí