Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Bctc Các Ngân Hàng Do Kiểm Toán Nhà Nước Thực Hiện



trình cho vay người nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm và các đối tượng chính sách khác);

- Việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính - kế toán, đầu tư xây dựng, tín dụng, đầu tư, mua sắm tài sản, đất đai, quản lý nợ công theo quy định của nhà nước; việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Khi các cuộc kiểm toán được tiến hành, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã tiến hành giám sát hoạt động của Đoàn kiểm toán Ngân hàng Chính sách xã hội do KTNN chuyên ngành VII chủ trì thực hiện. Các kết quả đạt được như sau:

- Đoàn kiểm toán cơ bản đã thực hiện lập KHKT, thực hiện hiện kiểm toán, lập và thẩm định dự thảo BCKT theo quy định.

- Một số kết quả kiểm toán chủ yếu như sau: giảm chênh lệch thu chi, xử lý tài chính về đầu tư xây dựng cơ bản, thu hồi nộp NSNN. Trong năm 2018, chênh lệch thu chi giảm 23.304.829.376 đồng; Xử lý tài chính về đầu tư XDCB số tiền 9.303.659.381 đồng (Đạt tỷ lệ 2,02% giá trị được kiểm toán, trong đó: thu hồi nộp NSNN 47,2 triệu đồng; thu hồi về NHCSXH 543 triệu đồng; giảm cấp phát thanh toán 348 triệu đồng; Xử lý khác 8.366 triệu đồng).

Mặc dù đoàn kiểm toán nhà nước tại VBSP tự đánh giá xếp loại xuất sắc, tuy nhiên chất lượng kiểm toán vẫn thể hiện một số điểm hạn chế cần được cải thiện như:

- Chưa thực hiện gửi Báo cáo tiến độ kiểm toán cho Vụ Chế độ và KSCLKT theo quy định tại Điều 26 Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán.

- BCKS chưa nêu những nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.

- Kết quả kiểm toán cần bổ sung thông tin làm rõ, củng cố bằng chứng để có kiến nghị phù hợp. Ví dụ như cuộc kiểm toán năm 2018 có phản ánh “một số mảnh đất...chưa đầy đủ theo quy định của luật đất đai...chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất...” Đoàn kiểm toán cần nêu rõ nguyên nhân, cụ thể giá trị tương ứng với số mảnh đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của VBSP.

- Một số kết quả kiểm toán chưa có kiến nghị tương ứng, nên Đoàn kiểm toán cần củng cố bằng chứng và bổ sung kiến nghị phù hợp.



Phỏng vấn lãnh đạo của VBSP về chất lượng kiểm toán của KTNN trong các năm qua, ngân hàng cho rằng chất lượng kiểm toán đạt được 4,8/5 điểm. Điểm đánh giá được tính trên 4 tiêu chí cụ thể đó là: Đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về đơn vị được kiểm toán của các đối tượng có liên quan; Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và tin cậy; Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải khách quan, đúng đối tượng và khả thi; Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện kiểm toán. Qua phỏng vấn, lãnh đạo của VBSP cũng khẳng định hoạt động quản trị của ngân hàng đã được cải thiện một cách đáng kể nhờ các báo cáo kiểm toán của KTNN, bao gồm:

- Chấn chỉnh kịp thời các tồn tại trong quản lý tài chính, kế toán, hoạt động tín dụng đã nêu qua kết quả kiểm toán: Chỉ đạo các chi nhánh khắc phục những tồn tại về công tác hạch toán, kế toán; thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; Thực hiện xây dựng và điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế, thông báo phê duyệt tăng trưởng tín dụng của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp nào, chương trình tín dụng nào phải chuyển nợ quá hạn theo phân kỳ,đối tượng, chương trình tín dụng nào không phải chuyển nợ quá hạn theo phân kỳ và được tự động theo dõi ở kỳ tiếp theo để đảm bảo việc thực hiện việc phân loại nợ theo quy định tại Quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phân loại nợ tại VBSP.

- Chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống rà soát, chấn chỉnh và chấm dứt tình trạng cho vay sai đối tượng, cho vay không có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; tích cực đôn đốc thu hồi nợ, giám sát trả nợ đúng kỳ, nghiêm túc thực hiện các quy định về gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.

- Đối với hoạt động đầu tư XDCB : tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác quản lý tài chính, kế toán đối với các dự án.

- Đối với hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT): rà soát lại kết quả hoạt động Ban đại diện HĐQT theo đúng quy định của Quyết định 162/QĐ- HĐQT nhằm làm tốt hơn công tác tham mưu và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện.



- Đối với hệ thống công nghệ thông tin (CNTT): đang tiến hành đầu tư hệ thống dự phòng CNTT để đảm bảo hệ thống được hoạt động an toàn, liên tục và hiệu quả, để hỗ trợ một số nghiệp vụ về thông tin quản lý phân kỳ hạn trả nợ đối với các chương trình cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể; thông tin nhân khẩu đối với các khoản vay; hệ thống thông tin quản lý số liệu kế toán, sử dụng vốn… của ngân hàng.

Có thể thấy, thông qua báo cáo kiểm toán của KTNN thực hiện tại VBSP, ngân hàng đã có một loạt các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của mình.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện

4.3.1. Thống kê mô tả

Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của các ngân hàng do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Do đó đối tượng khảo sát là KTVNN đã tham gia các cuộc kiểm toán ngân hàng hoặc KTVNN thực hiện soát xét chất lượng các cuộc kiểm toán ngân hàng trong giai đoạn 2015- 2019. Trong thời gian khảo sát từ 11/2019 đến 03/2020, nghiên cứu đã thu thập được 275 phiếu trả lời. Cụ thể, bảng dưới đây tổng kết các thông tin về những KTVNN đã tham gia khảo sát:

Bảng 4.3. Thông tin KTVNN tham gia khảo sát


Đặc điểm

Số người tham gia

khảo sát

Phần trăm (%)

Số năm kinh nghiệm

Dưới 5 năm

64

23,2%

5- 10 năm

151

54,9%

10- 20 năm

45

16,4%

Trên 20 năm

15

5,5%

Trình độ học vấn

Đại học

210

76,4%

Thạc sỹ

57

20,7%

Tiến sỹ

8

2,9%

Năm thực hiện kiểm toán ngân

hàng

2015

40

14,5%

2016

35

12,7%

2017

38

13,8%

2018

77

28%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 15



2019

85

31%


Chức vụ

Lãnh đạo cấp cao

10

3,6%

Lãnh đạo cấp trung

68

24,7%

Kiểm toán viên

197

71,7%

Nguồn: Kết quả khảo sát mẫu của tác giả Xét về số năm kinh nghiệm, đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu có kinh nghiệm từ 5- 10 năm (151 người, chiếm 54,9%), tiếp sau là kinh nghiệm dưới 5 năm (64 người; 23,2%) và kinh nghiệm từ 10-20 năm ( 45 người; 16,4%). Xét về trình độ học vấn, các KTVNN đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó trình độ đại học chiếm 76,4% (210 người), sau đó là thạc sỹ chiếm 20,7% (57 người) và tiến sỹ chiếm 2,9% (8 người). Về số năm thực hiện kiểm toán ngân hàng, KTVNN tham gia khảo sát phần lớn là tham gia cuộc kiểm toán vào hai năm 2018 và 2019. Trong đó, năm 2019 chiếm 31%, năm 2018 chiếm 28%, số lượng phiếu khảo sát của năm 2015- 2017 giao động trong khoảng 12,7% -14,5%. Về chức vụ của những người tham gia khảo sát, kiểm toán viên chiếm tỷ lệ cao nhất 71,7% (197 người), lãnh đạo cấp trung chiếm

24,7% (68 người) và lãnh đạo cấp cao chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,6% (10 người).

Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả các nhân tố



Các nhân tố

Số mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Phương sai

Hệ số biến thiên

CLKT

275

1.2500

5.0000

4.2891

0.7049

0.4970

0.1643

NANGLUC

275

1.0000

5.0000

3.9273

0.8526

0.7270

0.2171

CHUYENMON

275

1.0000

5.0000

3.9582

0.8466

0.7170

0.2139

KINHNGHIEM

275

1.8000

5.0000

3.9898

0.7297

0.5320

0.1829

TUANTHU

275

1.0000

5.0000

3.9760

0.9041

0.8170

0.2274

THANTRONG

275

1.0000

5.0000

3.9513

0.9132

0.8340

0.2311

DOCLAP

275

1.0000

5.0000

3.8246

0.8909

0.7940

0.2329

DKLV

275

1.0000

5.0000

3.6248

0.8812

0.7770

0.2431

PHUONGPHAP

275

1.0000

5.0000

3.8246

0.8609

0.7410

0.2251

KSCL

275

1.0000

5.0000

3.9861

0.8393

0.7040

0.2106

NGANHANG

275

1.3333

5.0000

3.8358

0.9184

0.8430

0.2394

PHAPLY

275

1.0000

5.0000

3.8646

1.0012

1.0020

0.2591


NGOAIKHAC

275

1.0000

5.0000

2.6618

1.3202

1.7430

0.4960

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả

Luận án dựa vào giá trị trung bình của các nhân tố với điều kiện là giá trị trung bình của các nhân tố đó phải có tính đại diện cao. Trong đó, hệ số biến thiên của các nhân tố nhỏ hơn 40% thì giá trị trung bình của biến đó có tính đại diện cao và sẽ được sử dụng để phân tích. Bảng 4.4 cho thấy ngoài biến Ngoaikhac có hệ số biến thiên tương đối cao (49,6%) thì 11 nhân tố còn lại đều có hệ số biến thiên dưới 26%. Do đó, có thể khẳng định tính đại diện của giá trị trung bình của 11 nhân tố.

Các nhân tố được đánh giá dựa trên thang điểm 1-5, trong đó 1- Rất thấp, 2- Thấp, 3- Bình thường, 4- Cao, 5- Rất cao. Bảng 4.4 cho thấy giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của từng nhân tố là 1 và 5 (trừ ba nhân tố Kinhnghiem, CLKT và Nganhang có giá trị nhỏ nhất là 1,8; 1,25 và 1,33). Xét về giá trị trung bình, biến độc lập CLKT có giá trị trung bình lớn nhất là 4,2891. Các biến phụ thuộc có giá trị trung bình thấp hơn biến độc lập và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là các biến KINHNGHIEM (3,9898), KSCL (3,9861), TUANTHU (3,9760), CHUYENMON

(3,9582), THANTRONG (3,9513), NANGLUC (3,9273), PHAPLY (3,8646),

NGANHANG (3,8358) DOCLAP (3,8246), PHUONG PHAP (3,8246), DKLV

(3,6248). Nhân tố NGOAIKHAC có giá trị trung bình thấp nhất là 2,6618. Như vậy, giá trị trung bình cho thấy KTVNN đánh giá cao vai trò của kinh nghiệm làm việc, hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, tính tuân thủ của KTVNN, kỹ năng chuyên môn ngành nghề, tính thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin, năng lực nghề nghiệp của KTV trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán.

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố

Bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 26.0 và tính toán hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố con để xem xét mức độ phù hợp của các nhân tố con trong cùng một nhóm nhân tố. Cronbach’s Alpha của các nhân tố con càng cao thể hiện các biến quan sát con là rất tốt và thể hiện đặc điểm của nhân tố mẹ. Theo kết quả nghiên cứu của Nunnally (1978), các mức giá trị của hệ số Cronbach Alpha trên 0,8 là rất tốt.


Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha


Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’ Alpha nếu

biến này bị loại

Nangluc: Cronbach’ Alpha = 0,828, N=4

Nangluc1

0,648

0,786

Nangluc2

0,682

0,771

Nangluc3

0,643

0,788

Nangluc4

0,646

0,788

Chuyenmon: Cronbach’ Alpha = 0,829, N=4

Chuyenmon1

0,698

0,764

Chuyenmon2

0,670

0,778

Chuyenmon3

0,614

0,803

Chuyenmon4

0,642

0,791

Kinhnghiem: Cronbach’ Alpha = 0,835, N=5

Kinhnghiem1

0,665

0,794

Kinhnghiem2

0,642

0,800

Kinhnghiem3

0,601

0,811

Kinhnghiem4

0,634

0,803

Kinhnghiem5

0,635

0,802

Tuanthu: Cronbach’ Alpha = 0,885, N=5

Tuanthu1

0,711

0,863

Tuanthu2

0,720

0,861

Tuanthu3

0,731

0,858

Tuanthu4

0,727

0,860

Tuanthu5

0,725

0,860

Thantrong: Cronbach’ Alpha = 0,890, N=5

Thantrong1

0,752

0,861

Thantrong2

0,741

0,863

Thantrong3

0,674

0,878

Thantrong4

0,750

0,861

Thantrong5

0,738

0,864


Doclap: Cronbach’ Alpha = 0,847, N=4

Doclap1

0,666

0,814

Doclap2

0,701

0,799

Doclap3

0,678

0,809

Doclap4

0,694

0,802

DKLV: Cronbach’ Alpha = 0,946, N=6

DKLV1

0,817

0,938

DKLV2

0,828

0,937

DKLV3

0,826

0,937

DKLV4

0,834

0,936

DKLV5

0,865

0,933

DKLV6

0,846

0,935

Phuongphap: Cronbach’ Alpha = 0,834, N=4

Phuongphap1

0,675

0,786

Phuongphap2

0,706

0,772

Phuongphap3

0,650

0,797

Phuongphap4

0,626

0,807

KSCL: Cronbach’ Alpha = 0,889, N=6

KSCL1

0,714

0,868

KSCL2

0,685

0,872

KSCL3

0,722

0,866

KSCL4

0,662

0,876

KSCL5

0,739

0,864

KSCL6

0,706

0,869

Nganhang: Cronbach’ Alpha = 0,901, N=6

Nganhang1

0,745

0,881

Nganhang2

0,728

0,884

Nganhang3

0,759

0,879

Nganhang4

0,729

0,884

Nganhang5

0,702

0,888


Nganhang6

0,718

0,885

Phaply: Cronbach’ Alpha = 0,883, N=4

Phaply1

0,758

0,845

Phaply2

0,734

0,854

Phaply3

0,737

0,853

Phaply4

0,752

0,847

Ngoaikhac: Cronbach’ Alpha = 0,343, N=2

Ngoaikhac1

0,207

.

Ngoaikhac2

0,207

.

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả

Từ bảng 4.4 cho thấy kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhân tố như sau:

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Nangluc với 4 biến quan sát độc lập là 0,828 lớn hơn mức 0,8 các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,5 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0,828, 4 biến quan sát nangluc1, nangluc2, nangluc3, nangluc4 có liên quan mật thiết đến nhau, hệ số tương quan biến tổng có giá trị từ 0,643 đến 0,682.

Đối với thang đo Chuyenmon được đo bởi 4 biến độc lập có độ tin cậy Cronbach’s Alpha ở mức 0,829 hệ lớn hơn mức yêu cầu là 0,8, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,5 và 4 biến quan sát có liên quan mật thiết đến nhau, hệ số tương quan biến tổng có giá trị từ 0,614 đến 0,698. Như vậy cả 4 biến quan sát đo lường Chuyenmon đạt độ tin cậy, đồng nhất đo một khái niệm cho nhân tố tổng, có ý nghĩa thống kê và phân tích tổng hợp.

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố Kinhnghiem với 5 biến quan sát độc lập là 0,835 lớn hơn tương đối so với mức tốt 0,8, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,5 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0,835, đồng thời 5 biến quan sát kinhnghiem1, kinhnghiem2, kinhnghiem3, kinhnghiem4, kinhnghiem5 có liên quan mật thiết đến nhau, hệ số tương quan biến tổng có giá trị từ 0,601 đến 0,665.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí