Đặc Điểm Của Hoạt Động Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Các Ngân Hàng Do Ktnn Thực Hiện



a) Tham gia thẩm định dự thảo kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; theo dõi việc thực hiện kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch kiểm toán được phê duyệt;

b) Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán; hướng dẫn, kiểm tra các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành và khu vực thực hiện sau khi Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;

c) Xây dựng, trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm, đột xuất và tổ chức thực hiện. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán, lập báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán các cuộc kiểm toán theo kế hoạch đã được phê duyệt và trình lãnh đạo Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định trước khi xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán;Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán và các thành viên đoàn kiểm toán báo cáo những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy định, chế độ công tác của Kiểm toán nhà nước; Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán khác theo quy định; Tham dự xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán;

d) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ Kiểm toán nhà nước của các đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và các thành viên của đoàn kiểm toán; kiểm tra việc quản lý hồ sơ, tài liệu kiểm toán của các đơn vị kiểm toán; Kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xử lý tập thể, cá nhân không tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy định, chế độ công tác của Kiểm toán nhà nước.

đ) Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định, chỉ thị, chế độ công tác về nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán;

e) Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động Kiểm toán nhà nước và các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;

g) Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện công tác nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán của các đơn vị trong ngành theo chức năng, nhiệm vụ của Vụ.

h) Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán khác được Tổng Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.



Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm 3 phòng chức năng: Phòng Ngân sách nhà nước, Phòng Đầu tư- dự án, Phòng Doanh nghiệp và tổ chức tài chính- Ngân hàng. Như vậy, với cơ cấu tổ chức có Phòng kiểm soát chất lượng riêng cho các tổ chức tài chính- ngân hàng thì có thể thấy rằng KTNN rất coi trọng việc đảm bảo chất lượng kiểm toán đối với các tổ chức tài chính- ngân hàng do KTNN thực hiện.

4.1.2. Đặc điểm của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện

Bảy (07) ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán và trong phạm nghiên cứu của Luận án bao gồm Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nаm (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nаm (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nаm (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngоại Thương Việt Nаm (Vietcombank), Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank). Đặc điểm chung của các ngân hàng này đó là: một số các ngân hàng có chức năng là ngân hàng thương mại, nhưng đặc điểm quan trọng nhất của các ngân hàng này là chức năng công cụ để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ liên quan tới việc phát triển kinh tế xã hội trên mọi lĩnh vực. Do đó, các ngân hàng này có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế và yêu cầu đặt ra đó là phải minh bạch hóa hoạt động của các tổ chức này. Chính vì vậy, mục tiêu của KTNN đặt ra khi kiểm toán các ngân hàng đó là:

Về cơ bản, báo cáo tài chính của ngân hàng do KTNN thực hiện và báo cáo tài chính của doanh nghiệp thông thường đều là những báo cáo trình bày tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kì của ngân hàng/doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do này mà kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng có nhiều đặc điểm tương tự như kiểm toán toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng cũng mang nhiều đặc trưng riêng, cụ thể:

(1) Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng phải phù hợp theo hoạt động kinh doanh của đối tượng này. Ngân hàng cũng giống các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế, nhưng hàng hóa của ngân hàng là tiền tệ. Ngân hàng tạo ra lợi nhuận bằng cách thu hút vốn bằng tiền trong xã hội để cho vay. Hoạt động



chính của ngân hàng gồm: Nhận tiền gửi (huy động vốn), cho vay, cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, kinh doanh ngoại hối… Như vậy, các nội dung kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng cũng cần phải bám sát các hoạt động này, cụ thể: Kiểm toán hoạt động tín dụng, kiểm toán hoạt động huy động vốn, kiểm toán hoạt động thanh toán, kiểm toán hoạt động đầu tư, kiểm toán hoạt động kinh doanh ngoại hối… Việc kiểm toán cũng cần bám sát các loại giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh cần kiểm tra và các thông tin có liên quan trên báo cáo tài chính.

(2) Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng tương đối khác biệt với hệ thống tài khoản của các loại hình doanh nghiệp khác. Sự khác biệt này xuất phát từ chức năng của ngân hàng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Do đó, phương pháp kiểm toán đối với kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng cũng cần phải được xây dựng để tiếp cận được với hệ thống tài khoản này. Trong đó, phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán BCTC ngân hàng được coi là một phương pháp quan trọng. Ngày 22/8/2019, Kiểm toán nhà nước đã ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-KTNN hướng dẫn về phương pháp này nhằm giúp KTVNN đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC ngân hàng có được lập và trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

(3) Hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện hiện nay đều phải dựa trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ giữa các bộ phận, chi nhánh ngân hàng. Vì thế, có thể nhận định kiểm toán công nghệ thông tin là một nội dung kiểm toán quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng. Từ việc đánh giá mức độ hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin có thể tìm ra những bất cập trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Kết quả kiểm toán khối ngân hàng có vốn nhà nước của KTNN trong những năm vừa qua là dẫn chứng rõ ràng cho đặc điểm này, cụ thể: Năm 2015, kết quả kiểm toán báo cáo tài chính có lồng ghép kiểm toán CNTT của 3 đoàn kiểm toán ngân hàng đã có những phát hiện lớn, số liệu kiểm toán tăng đáng kể, tổng số kiến nghị xử lý tài chính tăng 59% so với giai đoạn trước đó; năm 2016, cuộc kiểm toán CNTT độc lập đầu tiên liên quan đến lập báo cáo tài chính năm 2015 của Vietcombank đã có kết quả rất lớn khi kiến nghị xử lý tài chính 394 tỷ đồng



chi dự phòng rủi ro, thu hồi số lãi tiền gửi khách hàng do công thức hệ thống phần mềm sai sót với số lũy kế lên tới 516 tỷ đồng.

(4) Rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng cần được đánh giá dựa trên việc quan sát và phân tích các hoạt động mà ngân hàng đang thực hiện. Đa phần tiền vốn mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; việc kiểm soát và quản lý các nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc sử dụng vốn của người đi vay; khả năng thu hồi vốn phụ thuộc chủ yếu vào khách hàng. Như vậy các ngân hàng chịu nhiều rủi ro từ phía người sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Bản thân các ngân hàng cũng chịu nhiều rủi ro từ môi trường pháp lý, điều kiện nền kinh tế (lạm phát, chu kì kinh tế, biến động lãi suất, tỷ giá), thiên tai, địch họa hơn các đối tượng khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, số lượng chứng từ, tài liệu, hồ sơ của các ngân hàng là rất lớn; trong trường hợp, hệ thống kiểm soát của ngân hàng không đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ thì xảy ra nhiều rủi ro trong việc quản lý tiền gửi, tiền vay, thanh toán… Các rủi ro kể trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính, hay còn gọi là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Dựa trên tính chất và mức độ tác động của các rủi ro này, kiểm toán viên sẽ xác định mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của cuộc kiểm toán. Việc xác định được mức độ rủi ro có tác động lớn đến hoạt động kiểm toán; là cơ sở để xác định nội dung, phương pháp, mẫu chọn, thời gian và nhân sự kiểm toán.

(5) Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ảnh hưởng đến nhiều chủ thể kinh tế trong xã hội. Vì thế, các thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng được nhiều đối tượng trong nền kinh tế quan tâm; đặc biệt là tình hình nợ xấu, mức độ an toàn vốn của các ngân hàng. Do đó đây là một trong những nội dung quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng. Thực tế qua hoạt động kiểm toán của KTNN cho thấy nhiều ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa phù hợp; trình tự, thủ tục cho vay chưa chặt chẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng cao; hệ số an toàn vốn CAR thể hiện trên báo cáo tài chính chưa đáng tin cậy, cụ thể:

- Kết quả kiểm toán năm 2017: Hầu hết các ngân hàng còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay; một số ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập dự phòng rủi ro chưa chính xác (gồm: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Oceanbank, Gpbank, Ngân hàng Hợp tác xã); một số khoản vay dư nợ lớn tiềm ẩn rủi ro.



- Kết quả kiểm toán năm 2018: Hệ số an toàn vốn CAR toàn hệ thống chưa tin cậy (Loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được NHNN mua 0 đồng; một số NHTM đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm “cải thiện ảo” hệ số CAR); nhiều NHTM phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR. Agribank phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác; còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay; hỗ trợ lãi suất sai quy định.

4.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện

4.2.1. Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng do KTNN thực hiện

Theo chuẩn mực Kiểm toán nhà nước số 40- Kiểm soát chất lượng kiểm toán (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước, hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm sáu yếu tố sau:

- Trách nhiệm của Người đứng đầu (Tổng Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc) về chất lượng hoạt động kiểm toán

- Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp

- Điều kiện đảm bảo tiến hành cuộc kiểm toán

- Nguồn nhân lực

- Thực hiện hoạt động kiểm toán

- Giám sát

Theo kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm, Vụ chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã tiến hành việc tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên ngành VII (đơn vị tiến hành kiểm toán các tổ chức tín dụng và các ngân hàng) và đưa ra báo cáo về chất lượng kiểm toán.

Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán luôn được đơn vị rất chú trọng, thực hiện đúng Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; 100% các Đoàn Kiểm toán đều được kiểm soát bởi các Tổ KSCLKT do KTNN chuyên ngành VII thành lập. Hoạt động kiểm soát của các Tổ kiểm soát đã ngày càng được nâng cao về chất lượng. Các Tổ KSCLKT đã phát huy đầy đủ vai trò kiểm soát từ khâu khảo sát, thu thập thông tin, lập Kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán.



Qua đó, kết quả kiểm soát đã giúp cho Kiểm toán trưởng có những chỉ đạo để kịp thời chấn chỉnh hoạt động, nâng cao chất lượng của các Đoàn kiểm toán.

Trong giai đoạn 2015- 2019, thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán các ngân hàng đã được thể hiện thông qua báo cáo của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng như sau:

(1) Trách nhiệm của người đứng đầu về chất lượng hoạt động kiểm toán

Theo Quyết định số 1906/QĐ-KTNN ngày 29/12/2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước, KTNN chuyên ngành VII được giao thực hiện các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Kiểm toán trưởng đã chỉ đạo Trưởng Đoàn KTNN, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, KTV và thành viên của Đoàn KTNN tuân thủ các Quy trình, Chuẩn mực đã ban hành. Hoạt động kiểm soát của Kiểm toán trưởng chuyên ngành VII bao gồm:

- Ngay từ đầu năm, kiểm toán trưởng đã tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến, triển khai các chế độ chính sách mới của nhà nước và của KTNN. Một trong những nội dung trọng tâm tập huấn là việc thực hiện quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN. Kiểm toán trưởng đã ban hành các công văn, văn bản chỉ đạo công tác kiểm toán và công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán như Công văn 248/CV-CN VII ngày 05/7/2017, Công văn 265/CV-CN VII ngày 24/7/2017.

- Để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, Kiểm toán trưởng chuyên ngành VII đã chỉ đạo các đoàn, Tổ kiểm toán, KTV tuân thủ chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất và định kỳ về tiến độ và kết quả kiểm toán để kịp thời nắm bắt chỉ đạo hoạt động kiểm toán, nâng cao trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của từng cá nhân và Tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán; trao đổi kịp thời về các phát hiện kiểm toán giữa các Tổ kiểm toán để thống nhất thực hiện trong toàn đoàn, góp phần nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán;

- Chỉ đạo Phòng Tổng hợp tổng hợp kết quả kiểm toán của các Đoàn kiểm toán và lập báo cáo kiểm soát chất lượng hàng tháng gửi Lãnh đạo KTNN phụ trách và Vụ Chế độ và KSCLKT đầy đủ; Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, Kiểm toán trưởng đã chỉ đạo Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán lập Báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của cuộc kiểm toán gửi về Vụ Chế độ và KSCLKT theo quy định.



- Kiểm toán trưởng chỉ đạo các Tổ kiểm soát đã theo dõi thường xuyên nhật ký online của kiểm toán viên kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong việc ghi NKKT để chỉ đạo hoạt động của các Đoàn kiểm toán, thực hiện đúng Quy chế hoạt động của Đoàn kiểm toán và mục tiêu của cuộc kiểm toán.

- Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp tại các Tổ kiểm toán để nắm bắt kết quả kiểm toán và tham gia một số cuộc họp Thông báo dự thảo Báo cáo kiểm toán tại đơn vị; dự họp Kết luận kiểm toán tại các Đoàn kiểm toán.

(2) Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên

- Qua thực trạng kiểm tra hồ sơ cho thấy các thành viên của các đoàn kiểm toán cơ bản thực hiện đúng Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN và các quy định khác của KTNN như Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước; Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN; quy trình, chuẩn mực và các quy định khác của KTNN.

(3) Thực hiện hoạt động kiểm toán

- Các Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm soát các Đoàn kiểm toán và trình Kiểm toán trưởng phê duyệt theo quy định. Các Tổ kiểm soát đã có những ý kiến thẩm định đối với KHKT của cuộc kiểm toán; Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán tổng quát của Đoàn kiểm toán đã được phê duyệt, Tổ kiểm soát đã tiến hành kiểm soát về kế hoạch kiểm toán chi tiết, nhật ký làm việc của KTV, Biên bản xác nhận số liệu và tình hình của KTV, Biên bản kiểm toán….; các ý kiến đưa ra của Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đều có bằng chứng kiểm soát, bằng chứng kiểm soát hồ sơ kèm theo.

- Các Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đã phối hợp với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong thực hiện kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN và việc tổ chức xử lý, giải quyết các ý kiến kiểm soát trong các báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

(4) Hoạt động giám sát chất lượng kiểm toán các ngân hàng

Trước khi thực hiện các cuộc kiểm toán theo quyết định của Tổng KTNN, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII đã thành lập tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán các Đoàn kiểm toán theo quy định.



Các Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm soát các Đoàn kiểm toán và trình Kiểm toán trưởng phê duyệt theo quy định. Các Tổ kiểm soát đã có những ý kiến thẩm định đối với KHKT của cuộc kiểm toán; Trên cơ sở KHKT tổng quát của Đoàn kiểm toán đã được phê duyệt, Tổ kiểm soát đã tiến hành kiểm soát về KHKT chi tiết, NKLV của KTV, Biên bản XNSL và tình hình của KTV, Biên bản kiểm toán….; các ý kiến đưa ra của Tổ KSCL kiểm toán đều có bằng chứng kiểm soát, bằng chứng kiểm soát hồ sơ kèm theo.

Các Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đã phối hợp với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong thực hiện kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN và việc tổ chức xử lý, giải quyết các ý kiến kiểm soát trong các báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Báo cáo kiểm soát của Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán: đã chỉ ra một số kết quả đạt được trên các mặt: (i) Lập đề cương khảo sát, kế hoạch khảo sát; (ii) Việc lập, thẩm định KHKT của cuộc kiểm toán; (iii) Lập, phê duyệt KHKT chi tiết; (iv) Việc tổ chức thực hiện KHKT của cuộc kiểm toán, KHKT chi tiết của các Tổ kiểm toán sau khi được phê duyệt; (v) Lập biên bản kiểm toán; (vi) Việc quản lý, điều hành, kiểm soát của Tổ trưởng Tổ kiểm toán; (vii) Việc thực hiện chế độ báo định kỳ, báo cáo đột xuất của Trưởng Đoàn KTNN và Kiểm toán trưởng; kiểm soát về thể thức, nội dung và thủ tục báo cáo theo quy định; (viii) Những kết quả kiểm toán lớn, những phát hiện kiểm toán chủ yếu.

4.2.2. Thực trạng KTVNN đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán BCTC các ngân hàng

Bảng 4.1. Thống kê các cuộc kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện trong giai đoạn 2015- 2019


STT

Ngân hàng được kiểm toán

Năm thực hiện

kiểm toán

1

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nаm (Agribank)

2016, 2018

2

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nаm (BIDV)

2015, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 13

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí