Các Tiêu Chí Đo Lường Biến Phụ Thuộc- Chất Lượng Kiểm Toán Bctc



Bên cạnh đó, dựa vào Hệ thống chuẩn mực KTNN (2016), bốn tiêu chí để đo lường chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN như sau:

Bảng 3.2. Các tiêu chí đo lường biến phụ thuộc- Chất lượng kiểm toán BCTC


Biến độc lập

Ký hiệu

Chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện

CLKT

1. Báo cáo kiểm toán đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về các ngân hàng được kiểm toán của các đối tượng có liên quan

CLKT1

2. Các kết quả và kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về các ngân hàng đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan và tin cậy

CLKT2

3. Các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khách quan, đúng đối tượng và khả thi

CLKT3

4. Các nguồn lực phân bổ, sử dụng cho hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hợp lý, phù hợp với quy mô, tính chất và tầm quan trọng của cuộc kiểm toán, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả

CLKT4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 11

Nguồn: Tài liệu bồi dưỡng kiểm soát chất lượng kiểm toán, 2015

Như vậy, mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện được xây dựng như sau:

𝑪𝑳𝑲𝑻 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏 ∗ 𝑵𝒂𝒏𝒈𝒍𝒖𝒄 + 𝜷𝟐 ∗ 𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆𝒏𝒎𝒐𝒏 + 𝜷𝟑 ∗ 𝑲𝒊𝒏𝒉𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆𝒎 +

𝜷𝟒 ∗ 𝑻𝒖𝒂𝒏𝒕𝒉𝒖 + 𝜷𝟓 ∗ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 + 𝜷𝟔 ∗ 𝑫𝒐𝒄𝒍𝒂𝒑 + 𝜷𝟕 ∗ 𝑫𝑲𝑳𝑽 +

𝜷𝟖 ∗ 𝑷𝒉𝒖𝒐𝒏𝒈𝒑𝒉𝒂𝒑 + 𝜷𝟗 ∗ 𝑲𝑺𝑪𝑳 + 𝜷𝟏𝟎 ∗ 𝑵𝒈𝒂𝒏𝒉𝒂𝒏𝒈 + 𝜷𝟏𝟏

∗ 𝑷𝒉𝒂𝒑𝒍𝒚 + 𝜷𝟏𝟐 ∗ 𝑵𝒈𝒐𝒂𝒊𝒌𝒉𝒂𝒄 + 𝝐𝒊

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào khung lý luận như đã được trình bày ở mục 3.2.1 và mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC được trình bày như sau:

Giả thuyết 1 (H1): Năng lực nghề nghiệp (Nangluc) có tác động thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện. Khi KTVNN có bằng cấp phù hợp, có chứng chỉ hành nghề như chứng chỉ KTVNN, chứng chỉ của các tổ chức ACCA, ICAEW, CPA,... thì chất lượng kiểm toán càng được nâng cao.



Giả thuyết 2 (H2): Kỹ năng chuyên môn ngành nghề (Chuyenmon) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện. KTVNN có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong các ước tính kế toán và các xét đoán quan trọng trong báo cáo tài chính vốn rất phức tạp của các ngân hàng. Từ đó, KTVNN mới có thể đưa ra các kết luận, kiến nghị phù hợp và chính xác.

Giả thuyết 3 (H3): Kinh nghiệm của KTVNN (Kinhnghiem) có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN. KTVNN đã từng tham gia các đợt kiểm toán trước đây với các tổ chức tài chính- ngân hàng sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch kiểm toán, điều tiết quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi, từ đó nhanh chóng phát hiện ra các sai sót.

Giả thuyết 4 (H4): Ý thức tuân thủ chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (Tuanthu) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán BCTC. Nhiếu nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu kiểm toán viên không thực hiện đúng hoặc bỏ sót các thủ tục kiểm toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm toán. Do đó, việc KTVNN tuân thủ theo chuẩn mực về đạo đức, kế hoạch, quy trình, pháp luật,… sẽ đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán ở mức cao và ít có khả năng thỏa hiệp trong quá trình kiểm toán.

Giả thuyết 5 (H5): Thái độ thận trọng nghề nghiệp và bảo mật thông tin (Thantrong) của KTVNN là nhân tố quan trọng ảnh hưởng thuận chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC. KTVNN phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để chủ động trước mọi tình huống, không vội vàng đưa ra những đánh giá, kết luận và kiến nghị kiểm toán. Bên cạnh đó, do các ngân hàng KTNN thực hiện kiểm toán đều là những ngân hàng lớn, có các hoạt động đặc thù phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ nên việc bảo mật thông tin của các đơn vị này là hết sức quan trọng.

Giả thuyết 6 (H6): Tính liêm chính, độc lập và khách quan (Doclap) tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán BCTC. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng đơn vị kiểm toán giảm tính độc lập thì khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính sẽ càng giảm. Ngoài ra, tính liêm chính và khách quan của KTVNN như công bằng, tôn trọng sự thật, không thành kiến và thiên vị, không được nhận tiền, quà biếu và



tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong kiểm toán cũng là nhân tố sẽ ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo kiểm toán.

Giả thuyết 7 (H7): Điều kiện làm việc của KTNN (DKLV) càng thuận lợi sẽ giúp chất lượng kiểm toán BCTC càng đảm bảo và nâng cao hơn. Điều kiện làm việc của KTNN được thể hiện thông qua các phương tiện làm việc cá nhân trang bị cho KTVNN, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chế độ công tác phí, khen thưởng,…

Giả thuyết 8 (H8): Quá trình kiểm toán hiệu quả có tác động tích cực tới chất lượng kiểm toán khi phương pháp và công cụ kiểm toán (Phuongphap) áp dụng trong quá trình kiểm toán được tổ chức tốt. Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng tương đối khác biệt với hệ thống tài khoản của các loại hình doanh nghiệp khác. Sự khác biệt này xuất phát từ chức năng của ngân hàng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Do đó, phương pháp kiểm toán đối với kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng sẽ có đặc thù riêng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kiểm toán.

Giả thuyết 9 (H9): Hệ thống kiểm soát chất lượng (KSCL) của KTNN tốt, vận hành hiệu quả sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN. Nhiều nghiên cứu cho rằng các sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính có thể dễ dàng được phát hiện hơn đối với các đơn vị kiểm toán có chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ tốt.

Giả thuyết 10 (H10): Các nhân tố của các ngân hàng được kiểm toán (Nganhang) sẽ ảnh hưởng thuận chiều tới chất lượng kiểm toán của KTNN. Cụ thể, sự hiểu biết của ban lãnh đạo ngân hàng về luật pháp, về việc công bố thông tin và sự hợp tác với KTNN sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán cởi mở, có hiệu quả. Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng, tính minh bạch của báo cáo tài chính, cơ cấu tổ chức được xây dựng mạch lạc và ổn định sẽ giúp quá trình kiểm toán được thực hiện hiệu quả hơn.

Giả thuyết 11 (H11): Môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán (Phaply) của KTNN càng được xây dựng đầy đủ thì chất lượng kiểm toán BCTC càng được nâng cao. Luật Kiểm toán nhà nước 2015, Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, các văn bản pháp lý có liên quan đến quy trình kiểm toán, hướng dẫn kỹ năng kiểm



toán,… được xây dựng một cách có hệ thống và đầy đủ sẽ giúp quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.


6. Tính liêm chính, độc lập và khách quan (Doclap)

1. Năng lực nghề nghiệp (Nangluc)

2. Kỹ năng chuyên môn ngành nghề (Chuyenmon)

3. Kinh nghiệm làm việc (Kinhnghiem)


A.Các nhân tố thuộc về KTV

4. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nhà nước (Tuanthu)

5. Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật (Thantrong)


7. Điều kiện làm việc của KTVNN (DKLV)






B. Các nhân tố thuộc về đơn vị kiểm

toán

8. Phương pháp/ Quy trình kiểm toán (Phuongphap)





9. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCL)




10. Các nhân tố thuộc về các ngân hàng được kiểm toán (Nganhang)





C. Các nhân tố bên ngoài


11. Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán (Phaply)





12. Các nhân tố bên ngoài khác (Ngoaikhac)




Hình 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện


Nguồn: Tác giả xây dựng Giả thuyết 12 (H12): Môi trường kinh tế vĩ mô (Ngoaikhac) ảnh hưởng thuận

chiều tới chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN. Các nhà nghiên cứu đã phân tích rằng khi điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình tài chính và các doanh nghiệp sẽ có động cơ để làm đẹp báo cáo tài chính. Điều này



sẽ gây áp lực và khó khăn cho kiểm toán viên trong việc phát hiện và báo cáo các sai phạm của đơn vị được kiểm toán và ảnh hưởng tới chất lượng các BCTC.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính: Đây là phương pháp nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng nhằm cho phép các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề, nhằm xây dựng mô hình hoặc bổ trợ các kết quả định lượng. Phương pháp định tính trong nghiên cứu này được sử dụng thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu với 2 loại bảng hỏi gồm có (i) bảng hỏi đối với kiểm toán viên để khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các ngân hàng do KTNN thực hiện; (ii) bảng hỏi phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo các ngân hàng nhằm đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC của KTNN và các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tại các ngân hàng.

Ngoài ra, phương pháp định tính trong Luận án còn được thể hiện thông qua việc phân tích case study- nghiên cứu thực trạng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của KTNN tại ngân hàng chính sách xã hội (VPBS). Đây là ngân hàng được KTNN thực hiện kiểm toán 04 lần vào các năm 2015, 2016, 2017 và 2018 nên việc phân tích trường hợp của VPBS sẽ thấy được bức tranh về chất lượng kiểm toán BCTC do KTNN thực hiện toàn diện và rõ nét hơn.

Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học đơn thuần. Nói cách khác, đó là quá trình xác định hệ số tương quan của các nhân tố và kiểm định liệu hệ số đó có thực sự khác 0 với một mức ý nghĩa thống kê phù hợp (thường là mức sai số dưới 5%). Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể tính toán nếu các nhân tố tác động tăng một đơn vị thì nhân tố mục tiêu sẽ thay đổi như thế nào. Sử dụng phương pháp này, luận án sẽ phân tích định lượng dựa vào số liệu thứ cấp thu thập được qua bảng hỏi và phần mềm SPSS 26.0 để thấy được mối quan hệ của 12 nhân tố tới chất lượng kiểm toán BCTC, từ đó chỉ ra nhân tố nào là quan trọng nhất, nhân tố nào kém quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của KTNN. Các phương pháp định lượng cụ thể bao gồm:



(a) Phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Kiểm định Cronbach’s Alpha là công cụ giúp kiểm định xem các nhân tố lớn (ví dụ A) được xây dựng có đáng tin cậy hay không. Đồng thời, kiểm định này phản ảnh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát con (a1, a2, a3,...) trong cùng một nhân tố. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của các nhân tố con càng tốt thể hiện các biến qua sát con là rất tốt và thể hiện đặc điểm của nhân tố mẹ (A). Theo kết quả nghiên cứu của Nunnally (1978), các mức giá trị của hệ số Cronbach Alpha được phân chia như sau:

+ Từ 0.8 đến 1: thang đo lường rất tốt

+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt

+ Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

+ Nhỏ hơn 0.6: thang đo lường phải điều chỉnh

(b) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát có liên hệ với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998). Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu khảo sát khi mà phải dùng nhiều câu hỏi để thu thập thông tin của một vấn đề trừu tượng. Kể cả khi nghiên cứu sử dụng thước đo đã được các nghiên cứu trước phát triển và kiểm định thì cũng nên thực hiện kỹ thuật này để xem liệu các mệnh đề/ câu hỏi có “nhóm” đúng theo thước đo ban đầu hay không. Kết quả phân tích nhân tố là cơ sở để tạo biến số cho các phân tích tiếp theo.

Các tiêu chí trong phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

- Hệ số KMO là một chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Hệ số này phải thỏa mãn 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì mới có ý nghĩa phân tích nhân tố là phù hợp.

- Kiểm định Barlett (gọi tắt là kiểm định Sig) dùng để xem xét các biến quan sát trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau hay không. Hệ số Sig < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí để xác định số lượng nhân tố trong phân



tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có nhân tố nào có trị số Eigenvalue >=1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

- Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) thể hiện mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải càng cao thể hiện ý nghĩa tương quan giữa biến quan sát và nhân tố là cao. Dưới đây là bảng hệ số tải nhân tố dựa trên kích thước mẫu:

Bảng 3.3. Hệ số tải nhân tố dựa trên kích thước mẫu


Cỡ mẫu

Hệ số tải nhân tố

N >350

>= 0.3

100 < N <350

>= 0.55

50 < N < 100

>= 0.75

Nguồn: Gerbing và Anderson, 1998

(c) Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis)

Đây là công đoạn cuối cùng để đánh giá thang đo, đảm bảo thang đo có độ tin cậy cao nhất. Yêu cầu đặt ra là (Hair và cộng sự, 1998): Chi-square <= 5; Chỉ số thích hợp so sánh (CFI- Comparative Fit Index), chỉ số Tucker & Lewis (TLI) >0,8; Chỉ số RMSEA (Root mean square error approximation) <=0,05. CFA giúp kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê. Phương pháp CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

(d) Phương pháp hồi quy tuyến tính (Regression Model)

Để xem xét và đánh giá được tầm quan trọng của các nhân tố, nghiên cứu xem xét đến hệ số Beta (β) được xây dựng trong mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

𝑪𝑳𝑲𝑻 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏 ∗ 𝑵𝒂𝒏𝒈𝒍𝒖𝒄 + 𝜷𝟐 ∗ 𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆𝒏𝒎𝒐𝒏 + 𝜷𝟑 ∗ 𝑲𝒊𝒏𝒉𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆𝒎 +


𝜷𝟒 ∗ 𝑻𝒖𝒂𝒏𝒕𝒉𝒖 + 𝜷𝟓 ∗ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 + 𝜷𝟔 ∗ 𝑫𝒐𝒄𝒍𝒂𝒑 + 𝜷𝟕 ∗ 𝑫𝑲𝑳𝑽 +

𝜷𝟖 ∗ 𝑷𝒉𝒖𝒐𝒏𝒈𝒑𝒉𝒂𝒑 + 𝜷𝟗 ∗ 𝑲𝑺𝑪𝑳 + 𝜷𝟏𝟎 ∗ 𝑵𝒈𝒂𝒏𝒉𝒂𝒏𝒈 + 𝜷𝟏𝟏

∗ 𝑷𝒉𝒂𝒑𝒍𝒚 + 𝜷𝟏𝟐 ∗ 𝑵𝒈𝒐𝒂𝒊𝒌𝒉𝒂𝒄 + 𝝐𝒊

Khi thực hiện kiểm tra mô hình hồi quy tuyến tính, nếu hệ số Sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05 thì độ tin cậy của phương trình hồi quy là 95%. Đồng thời nếu hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 thì các biến độc lập không có tương quan mạnh với nhau và không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Ngoài các phương pháp định tính và định lượng như đã mô tả ở trên, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp mô tả, …

3.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.4.1. Thiết kế câu hỏi khảo sát

Bảng hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên khung lý thuyết tiêu biểu như nghiên cứu của DeAngelo (1981), Francis (2011), Knechel và cộng sự (2013), và các khuôn mẫu về chất lượng kiểm toán của FRC (2008), IAASB (2013); dựa vào Hệ thống chuẩn mực KTNN được ban hành theo QĐ số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước; và kết hợp với đặc điểm kiểm toán BCTC tại các ngân hàng của KTNN.

Để phù hợp với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, bảng hỏi được chia thành hai loại như sau:

(a) Bảng hỏi dành cho thành viên các Đoàn kiểm toán các ngân hàng do KTNN thực hiện giai đoạn 2015- 2019 (Xem phụ lục số 1)

- Mục đích của bảng hỏi là để đánh giá chất lượng kiểm toán BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng do KTNN thực hiện.

- Nội dung bộ câu hỏi được chia thành 2 phần:

Phần 1: Các thông tin cá nhân như họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số năm kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, tên đoàn kiểm toán.

Phần 2: Các câu hỏi khảo sát bao gồm

+ Câu hỏi chung về chất lượng kiểm toán BCTC được đánh giá thông qua 4 tiêu chí, các câu hỏi mở phỏng vấn KTVNN về thực trạng kiểm toán các ngân hàng

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí