Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam - 2

LỜI NÓI ĐẦU

 Đặt vấn đề nghiên cứu:

Tối ưu hóa cấu trúc vốn của các Công ty là nhiệm vụ quan trọng của nhà Quản trị tài chính. Có nhiều lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn công ty để giải thích sự khác biệt trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty. Tuy nhiên, ở trong bối cảnh kinh tế và môi trường thể chế của Việt Nam đã có những tác động đến việc lựa chọn cấu trúc vốn tại các công ty. Đề tài này tập trung phân tích cấu trúc vốn của các

công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nôị và TP.HCM để tìm hiểu và

phân tích những nhân tố tác động đến việc lựa chọn nguồn tài trợ vốn cho công ty một cách tối ưu.Hiện nay xu hướng xây dựng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, đang được các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp rất quan tâm để tìm cách làm tăng giá trị của doanh nghiệp mình lên. Vì thế, đây là một vấn đề mang tính thực tiễn rất cao, giúp điều chỉnh hiệu quả điều hành hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề trong quá trình học tập tại trường và quá trình tìm hiểu về thực trạng Doanh nghiệp Việt Nam nên em nghiên cứu đề tài : “Các nhân tố ảnh hưởng đến cu trúc vn trong thc tin Doanh nghip Vit Nam hin nay”

 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Có được một đánh giá sơ bộ về những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đó. Trên cơ sở phân tích các số liệu cấu trúc vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam trong năm 2011 vừa qua, em đã dùng phần mềm Eview để tiến hành chạy hồi quy và đưa ra được các kết quả của bài nghiên cứu.

Mục tiêu cụ thể: phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp như:

- Nhân tố đặc trưng của từng ngành trong nền kinh tế

- Nhân tố tăng trưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


- Nhân tố tài sản cố định hữu hình

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam - 2

- Nhân tố quy mô doanh nghiệp

- Nhân tố tính thanh khoản

- Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Dựa vào tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, em đã tiến hành xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn tại Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu:


Phạm vi về 21/04/2012.

thời gian: Thời gian nghiên cứu từ

ngày 13/02/2012 đến

Phạm vi về không gian: báo cáo tài chính của 150 công ty cổ phần được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà nội, xử lý và phân tích số liệu năm 2011

 Phương pháp nghiên cứu:

Bằng phương pháp so sánh, thu thập số liệu báo cáo tài chính năm 2011 của 150 công ty cổ phần trong tất cả các ngành như: thủy sản, vận tải, bảo hiểm, cơ khí, xây dựng, hàng tiêu dùng, …. được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, từ đó dựa trên các chỉ tiêu tài chính để chạy mô hình hồi quy bằng Eview 5.1 để xây dựng mô hình cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

 Kết cấu đề tài: gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong thực tiễn doanh nghiệp.

Chương 2: Xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Khuyến nghị


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.

Cấu trúc vốn là sự kết hợp nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần

ưu đãi, cổ nghiệp.

phần thường được dùng để

tài trợ

quyết định đầu tư

của một doanh

Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh

nghiệp. Tuy nhiên, các cổ

đông có thể

can thiệp vào hoạt động điều hành doanh


nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.

1.1.2. Đặc điểm

1.1.2.1 Nguồn vốn vay

Trong nền kinh tế thị trường hầu như không một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay sử dụng đáng kể.

Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cấu trức vốn ta chỉ xết đến nguồn vốn vay trung và dài hạn

a/ Vay ngắn hạn:

- Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm

- Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất vay trung và dài hạn do rủi ro tín dụng thấp hơn

- Thường được dùng để bổ sung vốn lưu động b/ Vay trung và dài hn:

- Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm

- Lãi suất vay trung và dài hạn thì cao hơn lãi suất vay ngắn hạn do rủi ro

cao hơn.

- Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài

sản cố định

- Nguồn vốn vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, ngân hàng hay việc phát hành trái phiếu. Việc doanh nghiệp sử dụng loại nguồn vốn vay


này nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn nào trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.


1.1.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa

chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi... Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại...)

Như vậy, khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu là nói đến nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được. Bởi vì, một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ ( vốn góp nếu công ty cổ phần hoặc là vốn từ ngân sách nhà nước cấp nếu là doanh nghiệp nhà nước). Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản phản ánh tình hình chủ động về tài chính của doanh nghiệp

1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP.

1.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.2.1.1. Qui mô doanh nghiệp

Được đo lường bằng giá trị logarith của tổng tài sản. Theo Lý thuyết đánh đổi thì quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các công ty


lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ vay thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ đang tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Các nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999), Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển; nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy quy mô của công ty và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+). Mặt khác, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn.

1.2.1.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản này có tác động (+) và (-) đến quyết định cơ cấu vốn. Thứ nhất, các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.

1.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Nhân tố khác mà ảnh hưởng đến cấu trúc vốn là tiềm năng tăng trưởng. Mối quan hệ dương giữa cơ hội tăng trưởng và nợ cho thấy có cùng mối quan hệ với các nước phát triển Châu Âu. Theo thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, các công ty đang nắm giữ cơ hội tăng trưởng trong tương lai thì sử dụng ít nợ so với các công ty có nhiều tài sản hữu hình, vì cơ hội tăng trưởng là một tài sản vô hình.

Thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tổng tài sản). Các công ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể giải thích bằng thuyết chi phí vấn đề người đại diện (agencycosts). Theo Myers(1984), nếu một công ty có

đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư


nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.

1.2.1.4. Tấm chắn thuế của doanh nghiệp

Trong thực tế kinh doanh, một lợi thế của việc sử dụng vốn vay là tiết giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp. Người ta nói rằng vốn vay đã tạo ra một “ Tấm chắn thuế ” cho doanh nghiệp, nhờ đó tạo nên hiệu quả kinh doanh nói chung là cao hơn so với chỉ sử dụng vốn của chính doanh nghiệp, hay còn gọi là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khoảng thuế được giảm từ khấu hao được gọi là tấm chắn thuế không phải từ nợ. DeAngelo và Masulis (1980) tranh cãi rằng tấm chắn thuế không phải từ khấu hao sẽ thay thế cho lợi ích thuế từ việc tài trợ nợ và doanh nghiệp với tấm chắn thuế không phải từ nợ lớn hơn sẽ sử dụng ít nợ hơn. Đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm xác nhận giả định này.

1.2.1.5. Chính sách quản lý của lãnh đạo công ty

Lý thuyết trật tự phân hạng của Myers đã cho rằng không có thể không có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng. Lý thuyết này hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. Nợ thường sẽ được ưu tiên phát hành đầu tiên và vốn cổ phần bán ra bên ngoài là lựa chọn cuối cùng. Bởi vì, tài trợ nội bộ giúp các doanh nghiệp sẽ không phải công bố thông tin và chịu sự giám sát theo luật như khi bán chứng khoán mới.

Việc cấp quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấp nhận cấu trúc vốn có nhiều rủi ro và có những giám đốc lại không thích rủi ro. Doanh nghiệp sẽ bị chịu chi phí phá sản khi sử dụng vốn không hiệu quả.

Chủ sở hữu và các thành viên góp vốn không muốn phát hành thêm cổ phiếu vì sợ mất đi một phần hay toàn bộ quyền kiểm soát việc điều hành doanh nghiệp. Nếu cổ phần thường của doanh nghiệp có sẵn ngoài công chúng, một doanh nghiệp


lớn có thể mua quyền kiểm soát doanh nghiệp một các tương đối dễ dàng. Vì vậy, các chủ sở hữu đều giữ cổ phần của mình và tài trợ tăng trưởng bằng nợ, cổ phần ưu đãi hay lợi nhuận giữ lại hơn so với phát hành thêm cổ phần thường. Ngay cả khi biện pháp này làm cho tốc độ tăng trưởng bị chậm lại còn hơn là chủ doanh nghiệp bị mất quyền kiểm soát.

1.2.1.6. Nhân tố tài sản hữu hình của doanh nghiệp

Đặc điểm riêng của tài sản có thể đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu thuần hoặc tỷ lệ chi phí R&D trên tổng doanh thu. Các công ty có các sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty bị phá sản, thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Do vậy, đặc điểm riêng của tài sản công ty tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.

1.2.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.2.1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp. Các công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính. Giá trị của tấm chắn thuế tạo nhiều tranh luận. Tiết kiệm thuế ròng từ nợ vay sẽ bằng thuế suất biên tế thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với chi trả lãi từ chứng khoán nợ. Hầu hết các nhà kinh tế đều tin tưởng vào lợi ích của tấm chắn thuế. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng nợ thì gần như không có. Nhưng nợ vay có thể là lợi thế với doanh nghiệp này nhưng trái lại với các công ty khác khi mà lợi nhuận thu về không đủ bù đắp cho các chi phí lãi vay.

1.2.2.2. Lãi suất kỳ vọng thị trường

Nếu lãi suất vay sẽ tăng và việc vay nợ sẽ trở lên khó khăn thì ngay lúc này phải tăng độ nghiêng của đòn bẩy tài chính. Và ngược lại nếu dự đoán lãi suất sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2023