Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 14

"Có một số tội có lỗi vô ý song nhà làm luật chỉ quy định một hình phạt chính là hình phạt tù. Chẳng hạn tại Điều 218 tội đưa vào sự dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn. Quy định như vậy chưa bảo đảm phân hoá TNHS và cá thể hoá hình phạt đối với người phạm tội" [39, tr. 203]. Chúng tôi ủng hộ quan điểm này và cho rằng đối với những tội được thực hiện do lỗi vô ý (trừ tội vô ý làm chết người) cần quy định chế tài lựa chọn giữa hình phạt tù với các hình phạt khác nhẹ hơn như phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ.

- Đối với hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Thứ nhất, cần sửa đổi Điều 36 BLHS theo hướng xác định rõ nội dung, phạm vi, điều kiện và thời hạn của hình phạt này, cụ thể như sau:

1. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung không cho phép người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù cho hưởng án treo, được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định, nên họ đã thực hiện tội phạm bằng việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, nghề nghiệp, công việc nhất định hoặc có liên quan tới chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp hoặc công việc đó.

2. Thời hạn cấm là từ 1 năm đến 5 năm, tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án phạt tù được hưởng án treo.

Thứ hai, trong Phần các tội phạm BLHS cần quy định tùy nghi áp dụng hình phạt này đối với các tội phạm sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều l04), tội kinh doanh trái phép (Điều 159), tội trốn thuế (Điều 161), tội lừa dối khách hàng (Điều 162) ; tội vi phạm

các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197), tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198), tội vi phạm các quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228), tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250), tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và tội chứa mại dâm (Điều 254), tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267). Riêng đối với tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128) cần quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.

Thứ ba, do bản chất nguy hiểm của một số tội phạm, cần phải quy định bắt buộc áp dụng loại hình phạt này, đó là tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh điều 157); tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169); các tội phạm về ma túy quy định tại các điều 193, 194, 195 và 196.

Thứ tư nên sửa đổi, bổ sung các quy định về hình phạt này đối với các tội phạm sau:

- Với tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125) không chỉ quy định cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định mà còn cấm cả hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Với tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165) thì ngược lại chỉ cần quy định cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý kinh tế là đủ chứ không nên cấm làm những công việc nhất định, vì chủ thể thực hiện tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý kinh tế. Đối với tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174) cũng nên quy định như vậy, có nghĩa là chỉ cấm người phạm tội không đảm nhiệm chức vụ nhất định.

- Với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202) thì lại không nên quy định cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định mà chỉ cần quy định cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, vì người phạm tội thông thường là những người điều khiển phương tiện giao thông vận tải đường bộ (là nghề của họ hoặc chỉ là công việc tạm thời của họ). Còn đối với các tội làm sai lệnh hồ sơ vụ án (Điều 300) và tội thiếu trách nhiệm để người bị giảm, giữ trốn (Điều 301) cũng cần quy định đầy đủ các nội dung của hình phạt này, tức là quy định cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định.

Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 14

- Cuối cùng là khoản 3 của các điều 169 và 170 cần bổ sung từ nhất định sau cụm từ cấm đảm nhiệm chức vụ để đảm bảo tính chuẩn xác và thống nhất của loại hình phạt này trong việc quy định nó với các tội phạm khác nhau.

- Đối với hình phạt tước một số quyền công dân

Thứ nhất, tên gọi của loại hình phạt này cần phải sửa lại cho phù hợp với nội dung của điều luật. Theo chúng tôi, chỉ cần quy định tên của hình phạt là tước quyền công dân.

Thứ hai, Điều 39 BLHS nên sửa đổi theo hướng xác định chính xác nội dung, phạm vi và thời hạn áp dụng loại hình phạt này như sau:

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù có thời hạn về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm An ninh quốc gia hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng khác do lỗi cố ý và chỉ trong những trường hợp Bộ luật này quy định, thì bị tước hoặc có thể bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;

b) Quyền làm việc trong cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang.

2. Thời hạn tước quyền công dân là từ 1 năm đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn.

- Đối với hình phạt tịch thu tài sản


Thứ nhất, cần phải xác định cụ thể và chính xác nội dung, điều kiện và phạm vi của hình phạt này trong Điều 40 BLHS.

Điều 40 BLHS nên sửa đổi, bổ sung như sau: Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người bị kết án sung công quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình về tội rất nghiêm trọng, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và chỉ trong những trường hợp Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ những tài sản thiết yếu để sinh sống.

Thứ hai, không nên quy định có tính chất bắt buộc áp dụng hình phạt này đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ.140). Nếu vẫn quy định có tính chất bắt buộc áp dụng thì khoản 5 của Điều 140 sửa lại như sau: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng tiền 100 triệu đồng.

Thứ ba, khoản 5 Điều 250 BLHS cũng cần phải sửa lại là: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 mươi triệu đồng, tịch thu một

phần hoặc toàn bộ tài sản. Không cần thiết quy định thêm đoạn "hoặc một trong hai hình phạt này".

Thứ tư nên mở rộng diện áp dụng Điều 40 theo hướng tịch thu tài sản là có tính chất bắt buộc đối với một số nhóm tội cụ thể, nhất là nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, nhóm tội về tham nhũng, ma túy.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Nghiên cứu Chương 3, chúng tôi có một số kết luận sau:


Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, hình phạt, trong đó có hình phạt không tước tự do được các Tòa án áp dụng đối với người phạm tội đã thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta, đáp ứng được được yêu cầu của dư luận xã hội và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương cũng như trong toàn quốc. Về căn bản đã có sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các hình phạt không tước tự do. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hình phạt không tước tự do cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định. Thực trạng đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân từ sự chưa hoàn thiện của các quy định về hình phạt không tước tự do trong luật thực định; Nguyên nhân của thực trạng trên không chỉ xuất phát từ phía luật thực định mà còn từ các nguyên nhân khác, trong đó có nguyên nhân từ việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa đầy đủ; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận những người làm công tác xét xử còn non kém, v.v...Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các quy định về hình phạt không tước tự do chính là việc giải quyết những tồn tại hạn chế, bất cập trong lĩnh vực nêu trên.

Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt không tước tự do là yêu cầu khách quan xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của nó không chỉ về

mặt pháp luật hình sự mà còn về mặt xã hội. Xây dựng và áp dụng đúng đắn các quy định của luật hình sự về hình phạt không tước tự do là một đảm bảo quan trọng nhằm thực hiện công bằng xã hội. Nghiên cứu về hình phạt không tước tự do, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thực tiễn.

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu đề tài: "Hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam", có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất về hình sự của Nhà nước do Toà án có thẩm quyền quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của pháp luật hình sự.

Hình phạt dù dưới dạng HPC hay HPBS cũng phải có chung những dấu hiệu cơ bản như: 1- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. 2- Hình phạt chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội. 3- Hình phạt chỉ Toà án áp dụng. 4- Hình phạt tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do của người bị kết án. 5- Hình phạt do PLHS quy định. 6-Hình phạt chỉ mang tính chất cá nhân.

2. Trên cơ sở những đặc điểm chung của hình phạt, luận văn đã nêu và phân tích những đặc điểm riêng của hình phạt không tước tự do trong mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Đó là các đặc điểm như: 1- Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội. 2. Tính chất cưỡng chế thấp hơn hình phạt tù. 3- Việc thi hành do nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. 4- Điều kiện áp dụng và các hậu quả pháp lý mang sắc thái riêng. 5- Bao gồm một số hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 6- Việc thi hành phát huy cao độ vai trò của cộng đồng.

Dựa trên sự tổng hợp các quan niệm về hình phạt trong khoa học luật hình sự và kết quả nghiên cứu phân tích đặc điểm, vai trò, chức năng riêng của hình phạt không tước tự do, luận văn đưa ra khái niệm về hình phạt không tước tự do như sau: Hình phạt không tước tự do là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất về hình sự của Nhà nước do Toà án có thẩm quyền quyết định (có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung) trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật để buộc người bị kết án phải chịu một hoặc một

số hậu quả pháp lý bất lợi, nhưng không tước hoặc hạn chế quyền tự do thân thể, quyền tự do cư trú, nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòng và chống tội phạm.

3. Luận văn đã phân biệt hình phạt không tước tự do với hình phạt tước do, hạn chế tự do để thấy rõ hơn đặc điểm của hình phạt tước tự do và sự giống nhau, khác nhau giữa các loại hình phạt đó.

4. Nghiên cứu cho thấy vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định trong thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng hình phạt không tước tự do. Sự tồn tại, hạn chế đó là do những nguyên nhân từ sự chưa hoàn thiện của các quy định về các hình phạt không tước tự do trong PLHS, từ sự giải thích, hướng dẫn pháp luật chưa đầy đủ, kịp thời, đến năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ thực thi pháp luật còn có những non kém nhất định. . .

5. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình phạt không tước tự do và tăng cường hiệu quả áp dụng các quy định này là yêu cầu khách quan xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của nó không chỉ về mặt PLHS mà còn về mặt chính trị - xã hội. Xây dựng và áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật này là một đảm bảo quan trọng giải quyết những tồn tại, hạn chế, bất cập trong lĩnh vực nêu trên. Để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của trong thực tiễn áp dụng, luận văn đề xuất những giải pháp như: 1) Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; giám đốc xét xử, thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt không tước tự do của Toà án các cấp; 2) Tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ tư pháp, nhất là đội ngũ Thẩm phán các Toà án các cấp; 3) Sửa đổi, bổ sung những hạn chế bất cập trong luật thực định quy định đối với mỗi loại hình phạt không tước tự do;

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí