vệ người tiêu dùng ở địa phương với các Bộ/ngành có liên quan. Thông qua cổng điện tử này, người tiêu dùng có thể tiếp cận tất cả các cơ quan quản lý có liên quan, đồng thời có thể nộp đơn khiếu nại về tất cả các vấn đề khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Đơn khiếu nại sẽ bị cơ quan đầu mối xem xét, sàng lọc để xử lý hoặc chuyển tới cơ quan quản lý chuyên ngành hay cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương. Các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đã lập một cổng thông tin liên quốc gia cho tất cả các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của các nước thành viên của mình. Người tiêu dùng các nước thành viên đều có thể nộp đơn trực tuyến qua địa chỉ: www.econsumer.gov.vn
Tăng chi Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này.
Thiết lập các văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng tại những nơi thuận tiện. Đầu tư về kinh phí và nhân lực cho văn phòng làm tốt công tác của mình.
Tòa án phải có thống kê hàng năm về việc giải quyết án liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nói riêng để làm cơ sở và kinh nghiệm cho việc giải quyết các vụ án sau này.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để hướng tới mục đích bảo vệ người tiêu dùng một cách tốt nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất kinh doanh trong công việc cung ứng hàng hóa dịch vụ.
KẾT LUẬN
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề ngày càng được đặt ra cấp thiết. Hàng ngày ta đều có thể chứng kiến những sự xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng dưới những hình thức khác nhau và ngày càng trở nên tinh vi. Chính lúc này pháp luật với những cơ chế điều chỉnh hữu hiệu đã đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo quyền được bồi thường của người tiêu dùng.
Trong phạm vi của đề tài tác giả không bao quát vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên tất cả các quy định tại các ngành luật khác nhau nhưng dưới góc độ là một chế định của luật dân sự, tác giả cũng đã phân tích và luận giải vấn đề ở cả hai góc cạnh lý luận và thực tiễn. Tuy không thể tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, đa chiều nhưng luận văn có thể giúp người đọc thấy được tầm quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những hành vi xâm phạm, những ưu điểm của hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh vấn đề này hiện nay. Mặt khác cũng nêu lên những bất cập, những "lỗ hổng" trong hệ thống pháp luật gây nên những khó khăn trong việc thực thi. Từ đó mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường khả năng thực thi trên thực tế. Đồng thời luận văn cũng cung cấp cho người đọc những quan điểm, những đánh giá khoa học và một số kinh nghiệm của các nước trong vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Tác giả hi vọng luận văn sẽ có ý nghĩa góp phần vào công cuộc bảo vệ người tiêu dùng dùng trên phương diện pháp luật.
Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ ngoài vào khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ dần từ khoảng 20% vào năm 2003 xuống còn 0% năm
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 11
- Quan Điểm Hoàn Thiện Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Quyền Lợi Người Tiêu Dùng
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề lý luận và thực tiễn - 13
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
2010 đã tạo cho thị trường Việt Nam một bức tranh sinh động hơn. Sự kiện này được giới chuyên môn đánh giá là "Việt Nam đã ra đến đại dương", hòa mình vào xu thế toàn cầu hóa. Đây thực sự là môi trường cạnh tranh "khốc liệt" và cũng là "lửa thử vàng" đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Người tiêu dùng chính là những người đánh giá khách quan và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính lẽ đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ nhạy bén và "tỉnh táo" mà còn phải lương tâm. Đây cũng là thách thức đối với các nhà kinh doanh chân chính, vừa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, đặc biệt là quyền được bồi thường thiệt hại khi có sự xâm phạm. Mặc dầu còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là một việc cấp thiết và trong tương lai gần đây sẽ là một công cụ hiệu quả nhất, là "tấm áo giáp" bảo vệ các chủ thể của nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế và ổn định thị trường trong nước, hoàn thành mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra trong thời kỳ mới xây dựng đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục quản l ý cạnh tranh - Bộ Thương Mại, Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, Tr.17.
2. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại (2007), Hỏi, đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Lao động- Xã hội, Tr.33.
3. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 27/10.
4. Chính phủ (2012), Nghị định số 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngày 16/3.
5. Chính phủ (2006), Nghị định Số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa,
ngày 30/8.
6. Nguyễn Văn Cương (2010), “Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới và vấn đề xây dựng khái niệm người tiêu dùng trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Viện Khoa pháp lý – Bộ Tư pháp, http://duthaoonline.quochoi.vn, ngày 22/10.
7. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (1985), Nghị quyết số 39/248 của thông qua “Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng”, ngày 9/4.
8. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (2005), NXB Tư pháp, Tr.494.
9. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2005), NXB Chính trị Quốc Gia, Tr.235.
10. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.
11. Nguyễn Nga (2012), “Thiếu tiền để bảo vệ người tiêu dùng”,
http://vietnamnet.vn, ngày 29/7.
12. Một số vấn đề về Pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời pháp thuộc – NXB Chính trị quốc gia.
13. Y Nhung (2010), Vì sao người tiêu dùng vẫn chưa "mặn mà" với Vinastas, http://vneconomy, ngày 14/10.
14. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
15. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
16. Quốc Hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
17. Quốc Hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
18. Quốc Hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
19. Quốc Hội (1989), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Hà Nội.
20. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
21. Quốc Hội (2005), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
22. Quốc Hội (2007), Luật Chất lượng hàng hóa, Hà Nội.
23. Quốc Hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
24. Quốc Hội (2006), Luật hàng không dân dụng, Hà Nội.
25. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2005), Chất lượng và đặc điểm của chất lượng, http:// www.tcvn.gov.vn, ngày 22/11.
26. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 173/UBTP hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ngày 23/3.
27. Từ điển kinh tế kinh doanh Anh – Việt có giải thích (2000), NXB Khoa học và kỹ thuật.
28. Từ điển Kinh tế học hiện đại (1999), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm, Tr.193.
29. Từ điển Luật học (1999), Nhà xuất bản Thống kê hà Nội.
30. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, ngày 13/1.
31. Nguyễn Ngọc Trinh (2007), Thị trường bán lẻ Việt Nam thụt lùi,
http://Vietbao.vn, ngày 30/6.
32. Đỗ Viết Tịnh, “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại”, Tài liệu tập huấn “Cạnh tranh và người tiêu dùng”.
33. Đoàn Văn Trường, Những vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Tr.16.
34. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2005), NXB Chính trị quốc gia, Tr.235.
35. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH, ngày 27 tháng 4.
36. Uyên Na (2012), văn hóa tiêu dùng hay thị hiếu đám đông, http://tinmoi.vn, ngày 3/1.
37. Viện Nhà nước và pháp luật, tìm hiểu luật bảo vệ người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, NXB Lao động 1999, Tr.214.
38. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học - NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa.
39. Viện Nghiên Cứu Tư Vấn Phát Triển Xã Hội -Trường ĐH Quốc Gia TP.HCM (2009), “Đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới”, http://vicongdong.vn, ngày 10/05.