Mục Tiêu, Nguyên Tắc Và Yêu Cầu Quản Lý Đầu Tư Công


+ Hình thức tự thực hiện

Hình thức này áp dụng cho chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng, quản lý phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án.

1.2.3. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu quản lý đầu tư công

1.2.3.1. Mục tiêu quản lý đầu tư công

Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư công là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư.

Các mục tiêu cụ thể khi quản lý đầu tư công bao gồm:

+ Mục tiêu về chất lượng: Các đầu ra của dự án đạt chất lượng dự kiến.

+ Mục tiêu về thời gian thực hiện: Tiến độ của dự án được đảm bảo hoặc được rút ngắn

+ Mục tiêu về chi phí: Đảm bảo hạn chế tối đa thất thoát và lãng phí. Tiết kiệm được nguồn lực của dự án bao gồm vật tư, nhân lực, tiền vốn…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

+ Mục tiêu về an toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động cho đầu tư

+ Mục tiêu về vệ sinh môi trường: Ánh hưởng tốt của dự án tới môi trường

Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam - 5

+ Mục tiêu về quản lý rủi ro: Hạn chế tối đa tác động các rủi ro từ môi trường

+ Mục tiêu về hiệu quả đem lại: Tức là lợi ích của các bên tham gia được đảm bảo hài hoà và đem lại lợi ích đầu tư cho xã hội

1.2.3.2.Nguyên tắc quản lý đầu tư công

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.

+ Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

+ Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

+ Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác


công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấp dịch vụ công.

1.2.3.3. Các yêu cầu quản lý đầu tư công

+ Yêu cầu chung

- Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ, chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực hiện và giải pháp thiết kế,..) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đầy đủ và chính xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch.

- Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng và quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng và tổ chức quốc tế.

- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

+ Yêu cầu cụ thể

- Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;

- Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;

- Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước

- Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật vể quản lý đầu tư

- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể trong từng khâu của quá trình đầu tư.


1.2.4. Nội dung quản lý đầu tư công

Nội dung quản lý đầu tư công gồm các nội dung như sau:

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.


- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.

- Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công.

- Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.

- Hợp tác quốc tế về đầu tư công.

1.2.5. Các phương pháp và công cụ quản lý đầu tư công

1.2.5.1.Các phương pháp quản lý đầu tư công

Cũng như các hoạt động kinh tế khác, các phương pháp quản lý đầu tư công bao gồm:

+ Phương pháp hành chính.

Là phương pháp được sử dụng trong quản lý cả lĩnh vực xã hội và kinh tế của mọi nước. Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến dự án quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. Ưu điểm của phương pháp này là góp phần giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán.

Phương pháp hành chính trong quản lý được thể hiện ở hai mặt: Mặt tĩnh và mặt động.

Mặt tĩnh thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hoá tổ chức (gồm cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hoá tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức).

Mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý.

+ Phương pháp kinh tế:

Là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính


sách và đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế.

Khác với phương pháp hành chính dựa vào mệnh lệnh, phương pháp kinh tế thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của nền kinh tế - xã hội. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý đầu tư chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư và sự kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và lợi ích cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.

+ Phương pháp giáo dục:

Phương pháp này xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất khách quan quyết định ý thức con người, nhưng ý thức của con người có thể tác động trở lại đối với sự vật khách quan. Do đó, trong sự quản lý, con người là đối tượng trung tâm của quản lý và phương pháp giáo dục được coi trọng trong quản lý.

Chúng ta đều biết rằng tất cả các hoạt động kinh tế đều xảy ra thông qua con người với những động cơ về lợi ích vật chất và tinh thần nhất định, với những mức độ giác ngộ về trách nhiệm công dân và về ý thức dân tộc khác nhau, với những quan điểm về đạo đức và trình độ hiểu biết về quản lý kinh tế khác nhau. Phải giáo dục và hướng dẫn các nhân cách trên phát triển theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế, cho sự tiến bộ và văn minh của toàn xã hội.

Nội dung của các biện pháp giáo dục bao gồm giáo dục về thái độ lao động, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến, thực hiện các biện pháp kích thích sự say mê hăng hái lao động, giáo dục về tâm lý tình cảm lao động. Về giữ gìn uy tín với người tiêu dùng. Các vấn đề này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đầu tư do những đặc điểm của hoạt động đầu tư (lao động vất vả, tính chất rủi ro...).

+ Phương pháp toán học:

Để quản lý các hoạt động đầu tư có hiệu quả, bên cạnh các biện pháp định tính cần áp dụng cả các biện pháp định lượng, đặc biệt là phương pháp toán kinh tế.

Phương pháp toán kinh tế được áp dụng trong hoạt động quản lý đầu tư bao


gồm:

- Phương pháp thống kê:

Phương pháp này được sử dụng để thu thập và kiểm tra phân tích các số liệu thống kê trong hoạt động đầu tư, kiểm tra và dự báo trong xây dựng công trình. Trong toán thống kê, phương pháp hàm tương quan giữ vai trò quan trọng, nhất là đối với việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động đầu tư.

- Mô hình toán kinh tế:

Đó là sự phản ánh mặt lượng các thuộc tính cơ bản của các đối tượng nghiên cứu trong đầu tư và là sự trừu tượng hoá khoa học các quá trình, hiện tượng kinh tế diễn ra trong hoạt động đầu tư. Thí dụ mô hình tái sản xuất, mô hình cân đối liên ngành chỉ rõ vai trò của đầu tư.

- Điều khiển học:

Là khoa học về điều khiển các hệ thống kinh tế và kỹ thuật phức tạp, trong đó quá trình vận động của thông tin đóng vai trò chủ yếu.Với việc vận dụng các phương pháp toán kinh tế trong quản lý đầu tư cho phép người ta có thể nhận thức sâu sắc hơn quá trình kinh tế trong đầu tư, cho phép lượng hoá để chọn ra các phương án đầu tư, xây dựng tối ưu, các phương án thiết kế và quy hoạch tối ưu.

+ Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trên đây trong quản lý hoạt động đầu tư.

Áp dụng phương pháp này cho phép nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động đầu tư vì những lý do:

- Hệ thống các quy Luật kinh tế tác động lên hoạt động đầu tư một cách tổng hợp. Các phương pháp quản lý là sự vận dụng các quy Luậtkinh tế nên chúng cũng phải được sử dụng tổng hợp thì mới có kết quả cao.

- Hệ thống quản lý kinh tế và quản lý hoạt động đầu tư không phải là những hoạt động riêng lẻ mà là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật. Do đó, chỉ có sự vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý mới có thể điều hành tốt hệ thống này.

Đối tượng tác động chủ yếu của quản lý là con người mà con người lại là tổng hoà của các quan hệ xã hội với nhiều động cơ, nhu cầu và tính cách khác nhau,


do đó, phương pháp tác động đến con người cũng phải là phương pháp tổng hợp.

Mỗi phương pháp quản lý đều có phạm vi áp dụng nhất định và nhược điểm khác nhau. Do đó sử dụng tổng hợp các phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau các ưu điểm, khắc phục và hạn chế những nhược điểm.

Các phương pháp quản lý luôn có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tốt phương pháp quản lý này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia. Tuy nhiên, khi vận dụng các phương pháp quản lý trên đây cần tìm ra phương pháp nào là chủ yếu, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, trong đó phương pháp kinh tế xét cho cùng vẫn là phương pháp quan trọng nhất vì nó thường đem lại hiệu quả rõ rệt, là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp còn lại.

1.2.5.2. Các công cụ quản lý đầu tư công

- Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như luật đầu tư, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản và một loạt các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác,...

- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế như chính sách, giá cả, tiền lương, xuất khẩu, thuế, tài chính tín dụng, tỷ giá hối đoái, thưởng phạt kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư, những quy định về chế độ hạch toán kế toán, phân phối thu nhập...

- Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến lợi ích của toàn xã hội.

- Quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng.

- Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư.

- Danh mục các dự án đầu tư.

- Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình thực hiện dự án.

- Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.

- Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp của Nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đầu tư.


1.2.6. Quy trình quản lý đầu tư công

1.2.6.1. Định hướng đầu tư công và sàng lọc bước đầu

- Định hướng chiến lược đầu tư: Đây là xuất phát điểm của quy trình quản lý đầu tư công, được thể hiện qua chiến lược hay kế hoạch tổng thể do cấp quyết định cao nhất đề ra. Định hướng này giúp cho hoạt động đầu tư công của chính phủ phản ảnh được các ưu tiên của quốc gia, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng chương trình và ra quyết định đầu tư của các bộ - ngành và của các cấp chính quyền địa phương.

- Xây dựng dự án đầu tư: Căn cứ vào định hướng chiến lược đầu tư, các bộ ngành, địa phương xây dựng các hồ sơ dự án trong đó bao gồm các thông tin cơ bản như sự cần thiết, mục tiêu, các hoạt động chính, ngân sách dự toán, tiến độ thực hiện, kết quả kỳ vọng … của dự án.

- Sàng lọc dự án bước đầu: Mục đích của bước này là đảm bảo dự án do các bộ - ngành - địa phương đề xuất đảm bảo thỏa mãn các điều kiện tối thiểu để có thể được xem xét ở các bước kế tiếp. Các điều kiện tối thiểu này bao gồm sự cần thiết, tính nhất quán đối với các ưu tiên của chính phủ, và sự phù hợp về tài khóa. Sàng lọc tốt ở khâu này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực ở những bước sau.

1.2.6.2. Thẩm định dự án đầu tư công

- Đánh giá tiền khả thi: Mục đích của bước này là xác định nhanh tính khả thi của dự án (chẳng hạn như thông qua phân tích nhanh về chi phí và lợi ích cũng như khả năng thu xếp tài chính) và nhận diện một số lựa chọn thay thế cho dự án trước khi tiến hành đánh giá khả thi đầy đủ.

- Đánh giá khả thi: Dự án sẽ phải qua một quy trình và quy chuẩn thẩm định đầy đủ và nghiêm ngặt. Cụ thể là dự án sẽ được phân tích chi phí và lợi ích một cách chi tiết, được thẩm định tính khả thi về tài chính, kinh tế, và xã hội. Bên cạnh đó, dự án cũng phải được đánh giá cẩn thận về những rủi ro tiềm tàng, về tính bền vững, cũng như về tác động môi trường và xã hội. Chất lượng của đánh giá khả thi phụ thuộc vào động cơ, tính khách quan, năng lực, và chất lượng dữ liệu của tổ chức đánh giá.

1.2.6.3. Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư công

Sự lạc quan thái quá và thiếu khách quan đối với các dự án đầu tư công - do


xác định chi phí quá thấp và lợi ích quá cao - là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy, luôn có nhu cầu kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn, hơn nữa lại do chính cơ quan thực hiện tự thẩm định. Trong trường hợp có nguy cơ xung đột lợi ích nghiêm trọng thì thậm chí nên sử dụng tư vấn độc lập ngay từ khâu thẩm định dự án.

1.2.6.4. Lựa chọn và lập ngân sách dự án đầu tư công

Bất kỳ dự án đầu tư công nào đều là một bộ phận của kế hoạch đầu tư công tổng thể, vì vậy việc lựa chọn và lập ngân sách dự án phải được cân nhắc phù hợp với chu kỳ ngân sách (hàng năm, trung hạn, và dài hạn) để đảm bảo dự án phù hợp với ưu tiên và khả thi về mặt tài khóa trong từng chu kỳ ngân sách. Để đảm bảo tính công bằng và tăng cường hiệu lực giám sát sau này, các tiêu thức lựa chọn dự án phải được công khai. Đầu tư công hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn dự án tốt mà còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động quản lý và bảo trì tài sản. Ngân sách chi thường xuyên vì vậy phải được điều chỉnh thích hợp để phản ánh những khoản chi mới phát sinh này.

1.2.6.5. Triển khai dự án đầu tư công

Sự thành công (hay thất bại) trong triển khai dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chắc chắn bao gồm (i) lựa chọn đúng dự án tốt; (ii) lập ngân sách chính xác; (iii) chuẩn bị các điều kiện cần về năng lực quản lý tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự, thu hồi đất; (iv) kế hoạch mua sắm máy móc, vật tư; (v) theo dõi và quản lý chi phí; (vi) quản lý các rủi ro phát sinh làm ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí của dự án. Bản thân từng nhiệm vụ này đều rất phức tạp, vì vậy phải có những hướng dẫn cần thiết cho việc triển khai dự án. Về các mặt tổ chức, việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý, dự kiến tiến độ v.v. tất cả phải được chuẩn bị kỹ càng và thực tế. Quy trình đấu thầu công khai, công bằng, và hiệu quả cũng cần được xây dựng và công bố. Cũng cần lường trước những cơ chế để ngăn chặn (hoặc ít nhất là giảm thiểu) nguy cơ tăng chi phí trong tương lai.

1.2.6.6. Điều chỉnh dự án đầu tư công

Trong quá trình triển khai dự án, có thể xuất hiện những tình huống mới ảnh

Ngày đăng: 15/12/2022