Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT

Tên Bảng, Biểu

Trang

1

Bảng 2.1. Quy mô đầu tư công giai đoạn 2010-2017

43

2

Bảng 2.2. Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2010-2017

44

3

Bảng 2.3. Cơ cấu Đầu tư công thực hiện phân theo ngành kinh tế

45

4

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư công theo phân cấp quản lý

47

5

Bảng 2.5. Trách nhiệm và thẩm quyền trong đầu tư công

49

6

Bảng 2.6. Tóm tắt các văn bản định hướng chiến lược đầu tư

51

7

Bảng 2.7: Các văn bản pháp luật về định hướng kế hoạch đầu tư công

53

8

Bảng 2.8: Các quyết định và văn bản về chọn các dự án đầu tư công

53

9

Bảng 2.9: Một số văn bản pháp luật điều chỉnh về triển khai đầu tư

công

55

10

Bảng 2.10: Các văn bản pháp luật về đánh giá và kiểm toán đầu tư

công

55

11

Bảng 2.11: Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch

2011-2020

55

12

Bảng 2.12. Chi phí đầu tư đường cao tốc

66

13

Bảng 2.13. Một số dự án đội giá thành và kéo dài thời gian điển hình

68

14

Bảng 2.14. Tỷ lệ số dự án đầu tư công phải điều chỉnh và chậm tiến độ

70

15

Bảng 2.15. Thời hạn lập báo cáo, kiểm toán, và phê duyệt dự án ODA

74

16

Bảng 2.16. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế

76

17

Bảng 2.17. So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với

một số nước khác

77

18

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam từ 2010 -2017

40

19

Biểu đồ 2.2: Tình hình giải ngân FDI vào Việt Nam từ 2010 -2017

41

20

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công qua các năm

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam - 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT : Xây dựng – chuyển giao

BTO : Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh CSHT : Cơ sở hạ tầng

ĐTC : Đầu tư công

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng giá trị sản phẩm quốc dân HDI : Chỉ số phát triển con người HQĐT : Hiệu quả đầu tư

NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương ODA : Viện trợ chính thức PPP : Hợp tác Công - Tư

TPP : Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương WB : Ngân hàng thế giới

WTO : Tổ chức thương mại quốc tế


TÓM TẮT KÊT QUẢ LUẬN VĂN


Trong giai đoạn hiện nay, Đầu tư công tại Việt Nam gặp rất nhiều vấn đề yếu kém như đầu tư dần trải không tính đến hiệu quả, thất thoát, tham nhũng và lãng phí trong đầu tư côn, tình trạng trì trệ, trì hoãn, đầu tư dang dở gây thất thoát ngân sách vẫn xảy ra nhiều. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư công và quản lý đầu tư công như: Đặc điểm, vai trò của đầu tư công, tổ chức bộ máy quản lý đầu tư công, nội dung quản lý đầu tư công, các phương pháp và công cụ quản lý đầu tư công, quy trình quản lý đầu tư công đồng thời là những nghiên cứu về đầu tư công kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới, Luận văn đã bài học rút ra cho quản lý đầu tư công tại Việt Nam. Kinh nghiệm của một số quốc gia chỉ cho Việt Nam một số bài học hữu ích có thể vận dụng để nâng cao quản lý đầu tư công. Đầu tư công cần phải được thực hiện hài hòa với khung khổ chính sách phát triển kinh tế

– xã hội và cần được bổ trợ bằng các chính sách và đòi hỏi sự điều phối và phối hợp hiệu quả của các cơ quan liên quan. Luận văn đã đi nghiên cứu thực trạng tình hình đầu tư công tại Việt nam như quy mô, cơ cấu đầu tư công và thực trạng quản lý đầu tư công tại Việt nam như: bộ máy tổ chức quản lý đầu tư công tại Việt Nam, khung pháp lý quản lý đầu tư công tại Việt Nam và thực trạng quy trình quản lý đầu tư công tại Việt nam để thấy được những ưu điểm và tồn tại trong đầu tư công tại Việt Nam. Qua đó luận văn cũng chỉ ra định hướng và quan điểm quản lý đầu tư công tại Việt Nam đến năm 2025 và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư công tại Việt Nam như: Hoàn thiện công tác định hướng quy hoạch đầu tư công, hoàn thiện đánh giá trong thẩm định dự án Đầu tư công,phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định dự án Đầu tư công, điều chỉnh cơ cấu Đầu tư công trong lựa chọn và triển khai dự án Đầu tư công, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát trong Đầu tư công

Luận văn đã đề xuất được hệ thống giải cũng như một số kiến nghị cụ thể với hy vọng góp phần pháp cải thiện, nâng cao hoàn thiện quản lý đầu tư công


ở Việt Nam trong thời gian tới.


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của cả xã hội. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có sự đóng góp rất lớn từ các chính sách điều hành của Chính phủ thông qua các hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính, hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đầu tư công đóng vai trò vô cùng cần thiết vì đây là công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, là đòn bảy kinh tế, tạo cơ hội cho đầu tư của các khu vực còn lại phát huy hiệu quả thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế cả nước đang đối diện với một số thách thức, khó khăn như áp lực lạm phát, cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, sức ép cạnh tranh của các nước khi mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung còn thấp. Một trong những nguyên nhân là do quản lý đầu tư công còn chưa tốt dẫn đến đầu tư dần trải không tính đến hiệu quả, thất thoát, tham nhũng và lãng phí trong đầu tư công, tình trạng trì trệ, trì hoãn, đầu tư dang dở gây thất thoát ngân sách vẫn xảy ra nhiều. Những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội muốn đạt được, Việt Nam cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữa năng lực quản lý nhà nước nói chung và quản lý đầu tư công nói riêng.

Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp những đề xuất để hoàn thiện quản lý đầu tư công tại Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đã dành sự quan tâm cho vấn đề đầu


tư công, khá nhiều nghiên cứu sử dụng phân tích định tính hoặc phân tích định lượng nhưng sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho các nghiên cứu về ĐTC, các số liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu công bố chính thức của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê…

Thêm vào đó, các nghiên cứu có chung quan điểm khi cho rằng, ĐTC luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội và có đóng góp vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế ở Việt Nam (World Bank, 2005) nhưng HQĐT công còn thấp và được thể hiện một cách tương đối đầy đủ, tổng quát tại công trình nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh (2010). Điều này được thể hiện ở hệ số ICOR trong khu vực công là cao nhất so với các khu vực khác như khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư dàn trải, chưa chú trọng đến hiệu quả về lợi ích-chi phí của từng chương trình, dự án Đầu tư công. Bằng việc tính toán, xác định hệ số ICOR giữa khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ 2000-2010, trong công trình nghiên cứu của Bùi Trinh (2011) cho thấy nếu tính theo giá trị tích lũy tài sản thì chỉ số ICOR hay hiệu quả vốn ĐTC của Việt Nam giai đoạn từ 2000-2005 (4,37) và giai đoạn 2006-2010 (5,13) không phải quá thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, một phần lớn vốn ĐTC không đi vào tích lũy tài sản nên chỉ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn này cao hơn rất nhiều và tăng mạnh qua các năm, tăng từ 6,94 (giai đoạn 2000-2005) lên 9,68 (giai đoạn 2006-2010). Điều này có nghĩa rằng ĐTC ở Việt Nam thời gian qua rất không hiệu quả, ít nhất là so với các nước trong khu vực có cùng trình độ phát triển.

Cùng với việc đánh giá thông qua hệ số ICOR nêu trên, tác giả Nguyễn Công Nghiệp (2010) đã nghiên cứu và đề xuất tiêu chí đánh giá HQĐT công bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tác giả Nguyễn Đình Cung (2011) đã chỉ ra rằng đầu tư của nhà nước đã và đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội nhưng lại dàn trải, kém hiệu quả gây bất ổn kinh tế vĩ mô và Việt Nam cần tính đúng và đủ các khoản chi đầu tư vào NSNN theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, không phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà tư nhân trong nước có thể kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định dự án


đầu tư.

Liên quan đến vấn đề HQĐT từ NSNN trong một số lĩnh vực, Trịnh Quân

Được (2001) đã hệ thống hóa, phát triển lý luận về HQĐT phát triển công nghiệp từ nguồn vốn NSNN và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, về thất thoát lãng phí trong Đầu tư công, Thái Bá Cẩn (2003) nghiên cứu về công tác quản lý tài chính đối với các dự án đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và đã làm rõ những đặc trưng của hoạt động đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm ngăn người thất thoát, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư.

Khi đánh giá mối quan hệ giữa ĐTC với tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình hồi quy theo thời gian, Vũ Sỹ Cường và các cộng sự (2014) trong công trình nghiên cứu chỉ ra rằng ĐTC ở Việt Nam càng lớn thì càng làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP, gia tăng ĐTC tiếp tục có thể gia tăng sản lượng (do ĐTC là một yếu tố quan trọng của tổng cầu), nhưng do HQĐT công suy giảm và lãng phí nên tốc độ tăng trưởng do ĐTC mang lại có xu hướng giảm dần.

Trong khi đó tác giả Tô Trung Thành (2011) lại tập trung đánh giá mối quan hệ giữa ĐTC, đầu tư tư nhân với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 1986-2010 thông qua mô hình VECM cũng cho thấy hiệu ứng tích cực của ĐTC đối với GDP, tức là sự gia tăng vốn đầu tư có tác động làm tăng GDP. Tuy nhiên, tác động của ĐTC lên GDP là rất thấp so với tác động của đầu tư tư nhân (1% tăng lên của đầu tư tư nhân có thể đóng góp 0.33% tăng trưởng, trong khi ĐTC chỉ đóng góp 0.23% tăng trưởng trong dài hạn). Từ đó, các nghiên cứu này đều đi đến kết luận cần giảm tỉ trọng ĐTC và tái cấu trúc lại ĐTC cho hợp lý, đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hiện tượng ĐTC lấn át đầu tư tư nhân là rõ nét và tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với đầu tư của khu vực tư nhân. Từ đó, đã đưa ra khuyến nghị cần phải giảm tỷ trọng nhưng cần phải nâng cao hiệu quả của ĐTC, đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đầu tư của nhà nước cần phải rút lui khỏi những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có thể đảm nhiệm được và đạt hiệu quả cao hơn, ĐTC chỉ mang tính chất “hỗ trợ” mà không nên nhằm


mục đích “kinh doanh”.

Tuy nhiên, tác giả Phó Thị Kim Chi và cộng sự (2013) lại chỉ ra rằng ĐTC ở Việt Nam có tác động đến GDP trong ngắn hạn hơn là trong dài hạn và không có tác động rõ nét trong thúc đẩy đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình ARDL, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) , lại cho thấy tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê, nhưng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Do đó, việc cắt giảm ĐTC để ổn định kinh tế vĩ mô có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ rõ mức độ tác động của ĐTC đến tăng trưởng kinh tế là kém nhất so với đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực FDI.

Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (2013) đánh giá HQĐT của khu vực nhà nước đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế bằng việc sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas với chỉ số MP (sản phẩm cận biên của khu vực nhà nước). Kết quả ước lượng cho thấy MP nền kinh tế cao nhất trong giai đoạn từ năm 1995-1997, đạt mức trên 7% nhưng sau đó giảm dần đến nay. Thời điểm năm 2010-2011, chỉ số MP của khu vực nhà nước ở mức thấp, chỉ khoảng trên 3%. Hệ số MP của khu vực cũng đang giảm dần và xu hướng tương tự cũng xảy ra đối với hệ số MP của toàn nền kinh tế. Tuy vậy nếu so MP của khu vực nhà nước và khu vực còn lại (tư nhân và FDI), có thể nhận thấy MP của khu vực kinh tế nhà nước thấp hơn trong tất cả các giai đoạn.

Ngoài ra, khi xét dưới góc độ phân cấp ĐTC, trên cơ sở phân tích dữ liệu về ĐTC tại 31 địa phương bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS, Hoàng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010) chỉ ra rằng phải tăng tỷ trọng chi tiêu ngân sách vượt mức giới hạn nào đó thì mới ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của địa phương. Điều này được lý giải bởi CSHT ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ và đầu tư giàn trải, nếu lượng đầu tư không đủ thì các khoản đầu tư đó sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, do đặc điểm của quản lý NSNN ở Việt Nam là tập trung nhưng chi theo phân cấp. Phần lớn các địa phương được trợ cấp từ ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Ngân sách địa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022