Những Kết Luận Rút Ra Và Khoảng Trống Nghiên Cứu


phương luôn luôn trong trạng thái cân bằng, các khoản thâm hụt thì dồn về ngân sách trung ương. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả chi tiêu công còn được đề cập khá đầy đủ, chi tiết tại Luận văn Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Phú Hà (2007) và đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các mô hình kinh tế lượng nêu trên chưa đi sâu phân tích đóng góp của các khoản mục ĐTC đến tăng trưởng, do đó chưa đưa ra được kiến nghị cụ thể về việc tái cấu trúc ĐTC theo hướng nào và cần những điều kiện hỗ trợ gì về thể chế, chính sách để thực hiện được định hướng tái cấu trúc ĐTC đó. Ngoài ra, mặc dù các tác giả đều coi đầu tư dàn trải kém hiệu quả là căn bệnh kinh niên ở Việt Nam nhưng chưa đi sâu làm rõ vì sao hiện tượng đó lại chậm được khắc phục.

Đối với vấn đề tái cấu trúc ĐTC, các tác giả đều đã nêu rõ rằng ĐTC là một công cụ quan trọng của nhà nước để khắc phục ba khuyết tật lớn của thị trường, đó là (1) nguy cơ bất ổn định kinh tế; (2) coi nhẹ các hoạt động mang lại lợi ích xã hội lớn, mặc dù lợi nhuận kinh doanh không cao; (3) giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo. Từ đó, tác giả đã khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường của lực lượng kinh tế nhà nước, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước phải tập trung vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng và các ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời thấp, nhưng cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho thị trường bất động sản sơ cấp, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghệ cao… Ở một góc độ khác, tác giả Vũ Tuấn Anh (2010) nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước sử dụng ĐTC như một công cụ kích thích phát triển những ngành được ưu tiên, thường là những ngành then chốt có tác dụng lôi kéo nền kinh tế mà khu vực tư nhân chưa thể hoặc không muốn đầu tư. Ngoài ra, với tư cách là nhà đầu tư kinh doanh, nhà nước trực tiếp đầu tư vào hai lĩnh vực chính là phát triển kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực kinh doanh nhằm phát triển các hàng hóa và dịch vụ công và những lĩnh vực mới có tác động lan tỏa đối với nền kinh tế. Tuy vậy, những kiến nghị này chưa thực sự làm rõ khi nào thì nhà nước nên trực tiếp đầu tư và khi nào thì chỉ cần tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư tư nhân vào cung câp các hàng hóa dịch vụ vốn trước đây là lĩnh vực truyền thống của ĐTC.


Điều này đặt ra yêu cầu phân định rõ “sân chơi” giữa nhà nước và khu vực tư nhân từ góc độ lý thuyết, từ đó áp dụng vào điều kiện của Việt Nam để trả lời những câu hỏi cơ bản như: Nhà nước sẽ đầu tư vào lĩnh vực nào, còn lĩnh vực nào kiên quyết chuyển sang cho khu vực tư nhân thực hiện hoặc chỉ cần tạo các cơ chế, chính sách khuyến khích các hình thức hợp tác công-tư thích hợp.

Trong khi đó, khi nghiên cứu về vấn đầu tư công còn tồn động gây thất thoát và lãng phí, các nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm phải thu hẹp tỉ trọng ĐTC. Liên quan đến vấn đề này, các ý kiến tập trung vào việc đề nghị trước hết bắt đầu từ những khoản chi tiêu phi lý theo cách giới hạn đầu tư cứng trong khi chờ tiêu chí hay thời gian để loại bỏ những dự án không nên đầu tư có lẽ sẽ khả thi hơn (Nguyễn Thế Du, 2010 ), xây dựng các tiêu chí ĐTC khách quan, minh bạch (Nguyễn Đình Ánh, 2010) hay Nhà nước chỉ nên tập trung một số dự án trọng điểm, thoái vốn ở những công trình không cần giữ vốn (Nguyễn Quang Thái, 2010). Về định hướng cho quá trình tái cấu trúc, hàng loạt các kiến nghị tập trung vào: (i) giảm tỉ trọng ĐTC vào kinh tế và tăng đầu tư vào xã hội, (ii) giảm đầu tư ngân sách cho các lĩnh vực “nhà nước kinh doanh” chuyển sang đầu tư cho lĩnh vực “nhà nước phúc lợi”;

(iii) đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm và có tác dụng lan tỏa lớn. Đi kèm với các định hướng đó, các tác giả cũng đề xuất hàng loạt các kiến nghị về đổi mới cơ chế quản lý tài chính công, trong đó tập trung vào ban hành Luật ĐTC và sửa đổi, bổ sung Luật NSNN (đến nay đã được ban hành) theo hướng phân biệt 2 loại ngân sách: ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương, phương thức phân bổ ngân sách, thẩm định dự án Đầu tư công và cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm toán Đầu tư công.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

World Bank (2013), đã có đề tài “Đánh giá khung tài trợ cho Cơ sở Hạ tầng Địa phương ở Việt Nam”, tháng 10 năm 2013. Báo cáo nêu một trong những nguyên nhân chính được nhắc đến là sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và đơn vị chủ quản mới chỉ tập trung vào số lượng dự án đầu tư mà chưa quản lý hiệu quả của các dự án này. Các quyết định đầu tư được thúc đẩy chủ yếu bởi các cân nhắc hành chính và mong muốn xây dựng các dự án có khả năng tạo ra doanh thu, với những liên kết yếu ớt tới các ưu tiên chiến lược của quốc gia và cơ chế thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


cho việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, thách thức này cũng lại là một cơ hội cho Việt Nam, bởi vì một phần đáng kể của nhu cầu đầu tư có khả năng sẽ được đáp ứng bằng cách sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hơn nữa.

Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam - 3

Mizell, L.and D.Allain-Dupré (2013), đã có đề tài “Creating Conditions for Effective Public Investment: Sub-national Capacitie in a Multi-level Governance Context”.OECD Regional Development Working Papers, 4/2013, OECD Publishing. Bài viết cung cấp kinh nghiệm quản lý đầu tư công hiệu quả ở các nước OECD. Bài viết này tập trung vào tìm cách (1) xác định khả năng cho phép để chính quyền địa phương thiết kế và thực hiện chiến lược đầu tư công đối với phát triển khu vực, và (2) cung cấp hướng dẫn thực tế để đánh giá và tăng cường các năng lực trong bối cảnh quản trị đa cấp.

Anand Rajaram, Lê Minh Tuấn, Nataliya Biletska and Jim Brumby (2010), với đề tài “A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management”. The World Bank Africa Region, Public Sector Reform and Capacity Building Unit & Poverty Reduction and Economic Management Network, Public Sector Unit, August 2010. Bài viết cung cấp một khung chẩn đoán thực dụng và khách quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công của các chính phủ. Việc phân bổ ngân sách cho đầu tư công có thể nâng cao triển vọng kinh tế trong tương lai, khẳng định các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý đầu tư công là rất quan trọng. Ngoài ra, khung được thiết kế để thúc đẩy chính phủ để thực hiện định kỳ tự đánh giá hệ thống đầu tư công và cải cách cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả của đầu tư công.

OECD (2013), Với đề tài “Draft OECD principles on Effective Public investment: a shared responsibility across levels of government”, For external consultation, November 2013. Tài liệu này trình bày một dự thảo về đầu tư công hiệu quả: một trách nhiệm được chia sẻ qua các cấp chính quyền được phát triển bởi các lãnh thổ Ủy ban Chính sách Phát triển (TDPC) của OECD.

Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou (2011), đã có đề tài “Investing in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiency”. IMF Working Paper, Authorized for distribution by


Catherine Pattillo, February 2011. Bài viết này giới thiệu một chỉ số mới để xác định môi trường thể chế làm cơ sở quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: thẩm định dự án, lựa chọn, thực hiện và đánh giá. Chỉ số cho điểm chuẩn giữa các vùng và các nhóm quốc gia; phân tích chính sách có liên quan và xác định các lĩnh vực cụ thể có thể được ưu tiên. Địa điểm nghiên cứu tiềm năng được vạch ra.

2.3. Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu

Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư công tại Việt Nam. Các đề tài đã chỉ ra thực trạng hoạt động đầu tư công những năm qua vẫn còn tồn tại một số bất cập, đặc biệt cơ cấu đầu tư còn dàn trải, hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực chậm được cải thiện. Tuy nhiên hầu hết các đề tài đều chưa nghiên cứu về quản lý đầu tư công tại Việt Nam. Quản lý đầu tư công còn chưa tốt dẫn đến đầu tư dần trải không tính đến hiệu quả, thất thoát, tham nhũng và lãng phí trong đầu tư công. Do đó việc nghiên cứu đề tài tằng cường quản lý đầu tư công ở Việt Nam là đề tài vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ, chính quyền và các sở, ban ngành đối với đầu tư công có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Phần lớn các công trình nghiên cứu tại Việt Nam cho đến nay khi xem xét vấn đề ĐTC đều coi ĐTC là hoạt động đầu tư phát triển do khu vực nhà nước thực hiện trên cơ sở nguồn lực của nhà nước. Dù xét dưới góc độ nào hay bằng phương pháp nghiên cứu nào đều cho kết quả là HQĐT công ở Việt Nam có xu hướng giảm dần, nhất là khi so với đầu tư của các khu vực kinh tế khác. Tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham nhũng; công tác quản lý nhà nước về ĐTC nói chung và công tác lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện đầu tư và kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án yếu kém được xem như là những nguyên nhân chính dẫn đến HQĐT công thấp.

Trong đánh giá HQĐT công ở Việt Nam phần lớn được xem xét, đánh giá theo phương pháp định tính và theo từng chương trình, dự án cụ thể và theo hệ số ICOR truyền thống. Trong khi đó, phát triển kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội là mục tiêu của ĐTC và mức độ tác động của ĐTC đến các kết quả này cũng phản ánh tính hiệu quả của ĐTC thì chưa được xem xét cụ thể, có tính hệ thống trong bối


cảnh của Việt Nam.

Từ khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tại Luận văn này, tác giả tập trung giải quyết một số nội dung sau:

- Các nội dung đầu tư công và quản lý đầu tư công

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công công tại Việt Nam

- Quan điểm, định hướng và một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư công tại Việt Nam

3. Mục đích nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của luận văn:

Luận văn nghiên cứu quản lý đầu tư công tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công tại Việt Nam trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn:

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công.

+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công tại Việt Nam

+ Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư công tại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý đầu tư công tại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Hoạt động quản lý đầu tư công tại Việt Nam. Do đề tài khá rộng và để đảm bảo tính logic cũng như phân tích được rõ ràng sự yếu kém trong từng khâu của công tác quản lý đầu tư công nên phạm vi bài luận văn xin được nghiên cứu, tiếp cận phân tích theo các nội quy trình quản lý các dự án đầu tư công. Việc tiếp cận như vậy cũng phù hợp với cách tiếp cận quản lý đầu tư công của các bài viết khoa học trước đó và các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành như Luật đầu tư công 2014, Các nghị định và thông tư cũng như các văn bản hướng dẫn pháp luật khác về Đầu tư công.

+ Về thời gian: Luận văn nghiện cứu số liệu từ 2010 đến 2017 về kinh tế và đầu tư công tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra các giải pháp định hướng đến năm 2025.


5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu phục vụ trong nghiên cứu của tác giả được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của các ngành, báo cáo tổng hợp về ĐTC của Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo tổng kết năm của Tổng cục thống kê

Đồng thời, tác giả cũng sử dụng những dữ liệu đã được công bố trên các tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học đã được đăng tải hoặc nghiệm thu có liên quan đến luận án.

Bên cạnh đó, sau khi phân tích những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn dữ liệu chính thống của Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia về ĐTC tại: Vụ đầu tư thuộc Bộ tài chính và Bộ kế hoạch và đầu tư. Một số nội dung tác giả thực hiện phỏng vấn sâu để có góc nhìn từ ý kiến của các chuyên gia về quản lý ĐTC tại Việt Nam.

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

+ Thống kê tóm tắt (dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng khi biểu diễn dữ liệu thể hiện cơ


cấu vốn ĐTC, quy mô vốn ĐTC của Việt Nam phân theo ngành, lĩnh vực…

5.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là đối chiếu thể hiện định lượng có nội dung và tính chất tương tự nhau: Số lần, số phần trăm. So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng cá biệt….

Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến động của ĐTC qua các năm trong kỳ nghiên cứu

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời cam đoan, tóm lược, phần mở đầu, Luận văn được bố cục gồm 3 chương, cụ thể như sau :

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công. Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư công tại Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công tại Việt Nam đến năm 2025


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG

1.1. Đầu tư công

1.1.1 Khái niệm đầu tư công

1.1.1.1. Khái niệm đầu tư

Theo cách hiểu thông thường nhất trong xã hội, đầu tư là việc bỏ vốn ra bằng tiền hoặc các tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc,...) hoặc tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, thương hiệu,...) để kinh doanh nhằm đạt được lợi ích nào đó. Còn theo kinh tế học vĩ mô thì đầu tư được hiểu là tăng vốn tư bản nhằm tăng cường sức sản xuất trong tương lai. Có nghĩa là đầu tư là việc bỏ tư bản, bỏ vốn vào hoạt động nào đó để đạt được mục đích kinh tế, là hoạt động mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đầu tư còn được gọi là hình thành tu bản hoặc tích lũy tư bản. Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư, còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản không được coi là đầu tư.

1.1.1.2. Khái niệm đầu tư công

Quan điểm theo tài chính công

Theo quan điểm này, ĐTC là hoạt động của chi tiêu công nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất của nền kinh tế. Theo đó, ĐTC là khoản chi tiêu công giúp làm tăng thêm tích lũy vốn vật chất. Tổng ĐTC bao gồm đầu tư vào CSHT vật chất do chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và các công ty thuộc khu vực công thực hiện. Nhưng không phải hoạt động chi tiêu công nào cũng có thể được coi là ĐTC vì một trong những đặc trưng của đầu tư đó là khả năng “hoàn trả”. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (2012), “ĐTC là toàn bộ chi tiêu của khu vực công, nhưng không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước, để hình thành nên các tài sản cố định”. Theo UNCTAD, “ĐTC được xác định là phần chi tiêu xây dựng cơ bản trong chi tiêu công”. Nhưng UNCTAD cũng cho rằng, nhiều hoạt động chi tiêu của Chính phủ nếu không được coi là chi đầu tư (công) thì sẽ dẫn đến thiếu sót trong đánh giá, nhất là chi cho các vấn đề phúc lợi xã hội như: chi phí duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục, môi trường, an ninh trật tự… Vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm căn cứ vào sự phân định các khoản chi tiêu công thể hiện trong bảng cân đối tài khoản gồm chi tiêu dùng Chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022