Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cảng Hải Phòng


chuyển hàng hoá quốc tế, hay dịch vụ đón các đoàn tàu du lịch quốc tế đến Việt Nam…

Như vậy việc phát triển dịch vụ càng biển ngày càng trở nên cấp thiết đối với các cảng biển của Việt Nam nói chung và với cảng Hải Phòng nói riêng.


Trần Thị Minh Châu 37 Lớp: Nhật 3 – K42


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH KHAI THÁC DỊCH VỤ CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

1. Lịch sử hình thành

Cảng Hải Phòng là một cảng trẻ, có lịch sử hơn 100 năm. Ban đầu người Pháp không định xây dựng nó thành một thương cảng, mà đơn thuần chỉ là một căn cứ để xâm lược nước ta. Từ thuở ban đầu với bến Sáu Kho, vị trí quan trọng nhất của giao lưu thương mại quốc tế miền Bắc, đầu mối giao thông trong và ngoài nước, dần dần cảng Hải Phòng đã phát huy được những ưu thế về địa lý, thời cơ, vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Cảng và đã trở thành một cảng biển lớn nhất miền Bắc

Cảng Hải Phòng được xây dựng vào năm 1876 với quy mô một bến dài 90m và kho 600m2 có khả năng xuất nhập khoảng 1000tấn/năm. Khu cảng chính nằm dọc bờ hữu ngạn sông Cửa Cấm, sát106’04’’ độ kinh đông, toạ độ địa lý 20’52’’ độ vĩ bắc, phía bắc thành phố Hải Phòng, cách thủ đô Hà Nội 102km. Chiều rộng vào bến khoảng 10m, việc vận chuyển hàng hoá từ bến vào kho và ngược lại bằng ô tô, máy kéo, xe ba gác. Các loại hàng hoá được bốc xếp bằng cần trục, công nhân bốc vác thủ công là chính.

Từ năm 1898 đến năm 1904, cùng với quá trình đô thị hoá, cảng Hải Phòng có thêm 2 bến với chiều dài 308km, đưa tổng chiều dài bến lên 398m,


Trần Thị Minh Châu 38 Lớp: Nhật 3 – K42


năng lực thông qua khoảng 250 nghìn tấn/năm. Từ năm 1912 đến năm 1920, xây thêm 2 bến với chiều dài 316m, năng lực thông qua khoảng 500 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên đến giai đoạn 1939-1954, cảng bị hư hỏng nặng nề do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Năm 1955, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực dân Pháp rút khỏi Hải Phòng, ta tiếp quản tu sửa vf mở rộng cảng. Với nỗ lực vượt bâc, năm 1957, cảng được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, và đến năm 1960 được Nhà nước tặng kỷ niệm chương và bằng có công với nước.

Từ đó đến nay, cảng Hải Phòng đã trải qua nhiều sửa chữa và mở rộng, hiện nay toàn cảng có 14 cầu tàu, dài 2215m, bảo đảm với độ sâu trước bến từ

-8,4m đến -8,5m. Trong đó khu vực cảng chính có 11 cầu với tổng chiều dài là 1717m, bốc xếp đồng thời được 11 tàu với năng lực thông qua 6.000.000 tấn/năm. Bến container Chùa Vẽ có 3 cầu với tổng chiều dài 498m, bốc xếp đồng thời được 4 tàu với năng lực thông qua 7500 TEU/tuần, 360.000TEU/năm.

Ngoài ra còn có bến nổi Bạch Đằng và khu chuyển tải Lan Hạ.

Do được đầu tư đúng hướng và kịp thời, gần 15 năm thực hiện đường lối là thời kì tăng trưởng ổn định và phát triển của cảng Hải Phòng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, năm 1997, cảng đã triển khai dự án nâng cấp cải tạo Cảng giai đoạn I với tổng vốn đầu tư hơn 40 triệu USD. Sản lượng hàng hoá qua cảng không ngừng tăng lên, từ 2,3 triệu tấn năm 1992 lên 4,5 triệu tấn năm 1995, đến năm 2003 sản lượng hàng hoá thông qua cảng đã đạt mức 11,8 triệu tấn. Từ năm 2003 đến nay sản lượng hàng hoá qua cảng luôn duy trì ổn định ở mức 11-12 triệu tấn/năm.


Trần Thị Minh Châu 39 Lớp: Nhật 3 –


Hơn nữa, việc đầu tư giai đoạn II (2001-2005) với 126 triệu USD nhằm xây dựng luồng tàu ra vào cảng có độ sâu -10,2m bảo đảm cho tàu có trọng tải trên 10.000 tấn ra vào cảng một cách dễ dàng; hoàn thiện 5 bến container tại khu vực Chùa Vẽ, đồng thời xây mới hai cầu tàu container tại khu vực Đình Vũ, sẽ là quá trình trở thành một cảng hiện đại. Trong tương lai, cảng có thêm các dự án xây dựng khu cảng tổng hợp Đình Vũ (đã được khởi công xây dựng vào 6/2006, dự kiến hoàn thành vào 2010); dự án khu cảng nội địa ICD Lào Cai, dự án khu chuyển tải Bến Gót- Lạch Huyện gồm 5 bến phao (2 bến đã đưa vào sử dụng cuối năm 2006, 3 bến còn lại dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2007-2010).

Ngoài việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng để năng cao năng lực cạnh tranh, cảng Hải Phòng vẫn luôn chú trọng tới việc chăm sóc đời sống cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm khuyến khích động viên tinh thần của nhân viên, tạo được mối đoàn kết rộng rãi, góp phần không nhỏ vào những thành công của cảng.

Như vậy cảng Hải Phòng là cảng có tầm quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nối tiếp truyền thống vượt khó khăn trong những giai đoạn kháng chiến chống Pháp –Mỹ và thời kỳ đổi mới, cảng Hải Phòng đang vững bước đi lên với vai trò cảng số 1 của miền Bắc

2. Quá trình phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng

Trong quá trình phát triển, mô hình quản lý Khu cảng chính đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng giai đoạn: Khu 1, khu 3 rồi đến xí nghiệp xếp dỡ I và xí nghiệp xếp dỡ II. Từ năm 1993 trở


Trần Thị Minh Châu 40 Lớp: Nhật 3 –


thành xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu và xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông. Và vào ngày 1/7/2007 vừa qua 2 xí nghiệp nói trên đã sáp nhập với nhau thành Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu với tổng số cán bộ công nhân viên là gần 2.200 người. Các mô hình này được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn. Nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tình trạng cạnh tranh trong thị trường dịch vụ cảng biển ngày càng khốc liệt đòi hỏi phải có tổ chức lại sản xuất, tập trung sức mạnh để cạnh tranh và phát triển.[5] Cảng Hải Phòng đã có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

3. Các dịch vụ chính ở cảng Hải Phòng hiện nay

Hiện nay cảng Hải Phòng cung cấp các dịch vụ chính là:

- Bốc xếp hàng hoá, giao nhận kho vận

- Lai dắt, cứu hộ tàu biển

- Trung chuyển hàng hoá quốc tế. Logistic

- Đóng gói, bảo quản, vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường sông

- Vận tải đường sắt chuyên tuyến Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc)

- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải

- Đóng mới, sửa chữa các loại phương tiện thuỷ, bộ.

- Lắp ráp cần trục, xây dựng công trình cảng

Sau đây là một số hình ảnh về các loại dịch vụ của cảng Hải Phòng

MỘT SỐ HèNH ẢNH VỀ CÁC LOẠI DỊCH VỤ



Trần Thị Minh Châu 41 Lớp: Nhật 3 –


Xếp dỡ hàng Container Rút hàng trong Container Xếp dỡ hàng hoá Lưu giữ hàng hoá 1


Xếp dỡ hàng Container Rút hàng trong Container


Xếp dỡ hàng hoá Lưu giữ hàng hoá trong kho CFS Xếp dỡ lưu huỳnh Lai dắt hỗ 2


Xếp dỡ hàng hoá Lưu giữ hàng hoá trong kho CFS


Xếp dỡ lưu huỳnh Lai dắt hỗ trợ cứu hộ tàu biển Nguồn 3


Xếp dỡ lưu huỳnh Lai dắt hỗ trợ, cứu hộ tàu biển


(Nguồn: www.haiphongport.com.vn)



Trần Thị Minh Châu 42 Lớp: Nhật 3 – K42


II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG

1. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất ở cảng là điều không thể thiếu được để phục vụ cho hoạt động dịch vụ ở cảng biển. Cơ sở vật chất càng hiện đại thì việc xếp dỡ hàng, cũng như việc tàu ra vào cảng làm hàng sẽ rất thuận lợi. Sau đây là một số cơ sở vật chất chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cảng Hải Phòng

1.1. Luồng vào cảng

Gồm các luồng sau:


Tên luồng

Chiều dài (km)

Chiều rộng(m)

Độ sâu (m)

Lạch Huyện

17,5

100

-7.8

Hà Nam

6,3

70

-5,7

Bạch Đằng

9,2

70

-6,1

Sông Cấm

9,8

70

6,1

Tổng chiều dài tuyến luồng

42.8



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

(Nguồn: www.haiphongport.com.vn)

So với cảng Sài Gòn, luồng vào cảng của cảng Hải Phòng ngắn hơn (chiều dài luồng: 85km), tuy nhiên độ sâu của cảng Sài Gòn lại sâu hơn (-8,5), do cảng Hải Phòng có lượng sa bồi hàng năm rất lớn. Mỗi năm cảng Hải Phòng phải tổ chức nạo vét từ 2-4 triệu tấn, nhưng luồng vào cảng vẫn không đáp ứng được cho tàu lớn vào làm hàng.

1.2. Hệ thống cầu bến

Các khu vực của cảng Hải Phòng được phân bố theo lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ; được lắp đặt các thiết bị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022