- Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển: là dịch vụ thực hiện các công việc bốc, dỡ hàng hoá tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
Bên cạnh những dịch vụ trên, thì hiện nay có một số loại dịch vụ mới phát triển và xâm nhập vào Việt Nam. Đó là các dịch vụ:
- “Dịch vụ trung chuyển container (transhipment): là việc xếp dỡ container theo yêu cầu của người vận chuyển dưới các hình thức sau:
+Dỡ container trên phương tiện vận chuyển của người nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển khỏi lãnh thổ Việt Nam
+ Dỡ container trên phương tiện vận chuyển của người nước ngoài đến cảng Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng trong một thời gian nhất định rồi xếp các container đó lên phương tiện vận tải để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”
- Dịch vụ logistic (dịch vụ tiếp vận): theo cách định nghĩa của Hội đồng quản lý logistic ở Mỹ, khái niệm logistic được hiểu là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hoá, cùng các dịch vụ cung cấp thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Dịch vụ kinh doanh vận tải không có tàu (NVOCC): là dịch vụ mà người vận tải nhận hàng từ người gửi hàng, cấp phát vận đơn, hoặc chứng từ khác của riêng mình, thu xếp quá trình vận chuyển thông qua các hãng tàu quốc tế và chịu trách nhiệm trước khách hàng như một người chuyên chở thực
Trần Thị Minh Châu 31 Lớp: Nhật 3 –
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 1
- Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 2
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Cảng Hải Phòng
- Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 5
- Thực Trạng Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Cảng Biển
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
sự (theo nghị đinh 353 của Trung Quốc)
Như vậy các dich vụ cảng biển ngày nay hết sức đa dạng và phong phú.
Đó là kết quả tất yếu của nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng gia tăng trên thế giới nhất là trong giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay.
1.2 Phân loại dịch vụ cảng biển
* Phân loại theo đối tượng phục vụ, dịch vụ cảng biển bao gồm:
- Các loại dịch vụ cảng biển liên quan đến tàu như: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ vệ sinh tàu biển
- Các loại dịch vụ cảng biển liên quan đến hàng hoá: dịch vụ kiểm điếm hàng hoá, dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại bến cảng, dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ giao nhận hàng lẻ, dịch vụ lưu kho hàng hoá, dịch vụ khai báo hải quan.
- Các dịch vụ tổng hợp: dịch vụ dại lý hàng hải, dịch vụ môi giới hàng hải.
* Phân loại theo tính chất dịch vụ: gồm các loại sau
- Các dịch vụ cảng biển mang tính trực tiếp: dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển, dịch vụ vệ sinh tàu biển, dịch vụ kiểm điếm hàng hoá…
- Các dịch vụ cảng biển mang tính chất trung gian: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý hàng hải, dịch vụ môi giới hàng hải…
- Các dịch vụ thực hiện ngay tại cảng: dịch vụ cung ứng tàu biển, dịch vụ sửa chữa tàu biển, dịch vụ lai dắt, dịch vụ vệ sinh tàu, dịch vụ kiểm điếm hàng hoá…
Trần Thị Minh Châu 32 Lớp: Nhật 3 –
- Các dịch vụ có thể thực hiện ngoài cảng: dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý hàng hải, dịch vụ môi giới hàng hải, dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu, dịch vụ kinh doanh vận tải không tàu
2. Đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ cảng biển cũng giống như các loại dich vụ khác, đều có đầy đủ các đặc điểm sau:
- Dịch vụ mang tính vô hình: Khác với hàng hoá là những sản phẩm hữu hình, được tạo ra bởi quy trình sản xuất với các chỉ tiêu về kỹ thuật nhất định, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể nào, không nhìn thấy được, không lượng hoá được. Bởi vậy việc đánh giá chất lượng dịch vụ không thể trực tiếp thông qua những chỉ tiêu lượng hoá được mà phải thông qua các chỉ tiêu khác như sự hài lòng thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ.
- Quá trình tạo ra sản phẩm và quá trình tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng chính là lúc khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đó.
- Dịch vụ không thể lưu trữ được: Thứ nhất, dịch vụ mang tính nên vô hình nên không thể lưu trữ được dịch vụ. Thứ hai, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với quá trình tiêu dùng dịch vụ, và cung ứng đến đâu thì tiêu dùng hết đến đó nên không thể lưu trữ được dịch vụ. Nó khác với hàng hoá ở chỗ hàng hoá có thể lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị trường do quá trình sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu dùng.
3. Sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ cảng biển để đáp ứng nhu cầu hội nhập
Trần Thị Minh Châu 33 Lớp: Nhật 3 –
Ngày nay trong xu thế hội nhập với nền kinh tê, cơ hội mở ra cho các quốc gia là rất lớn, đặc biệt với những nước vốn được coi là kém phát triển như Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực cải cách kinh tế của Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp. Việc nâng cao sức cạnh tranh và sức ép đổi mới để tham gia vào quá trình hội nhập đó đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với các cảng biển nói riêng. Việt Nam là quôc gia có chiều dài bờ biển hơn 3000km, đó là một lợi thế để hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Vấn đề cấp thiết đặt ra cho cảng biển hiện nay là phải phát triển được các dịch vụ cảng biển để:
- Đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông qua cảng ngày càng tăng. Chỉ tính trong 2 năm gần đây 2005 và 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng: năm 2005: 69,11 tỉ USD, năm 2006: 84 tỉ USD, và 9 tháng đầu năm 2007 đã đạt 78,1 tỉ USD. Khả năng tiếp nhận hàng hoá qua hệ thống cảng biển trong nước đạt 100 triệu tấn/năm, mức độ tăng trưởng bình quân 10%/năm. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2007 lượng hàng hoá đã đạt gần 100 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2010, sẽ có khoảng 210 triệu tấn hàng hoá qua cảng và khoảng 400 triệu tấn cho năm 2020. Mức độ tăng trưởng này đòi hỏi cảng biển Việt Nam phải năng công suất lên tới 2-4 lần so với hiện nay.Và hiện nay các cảng biển Việt Nam chiếm tới hơn 90% hàng hoá xuất nhập khẩu, có vai trò quyết định đến sự sống còn của một số ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ nhập khẩu như sắt, thép, gas,
Trần Thị Minh Châu 34 Lớp: Nhật 3 –
xăng… Vì thế hàng hoá xuât nhập khẩu của Việt Nam ra vào các cảng biển có được nhanh chóng, thuận lợi hay không sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Hơn nữa các quốc gia nằm sâu trong nội địa như Lào, Campuchia hay phía Tây Trung Quốc là những đối tác sử dụng các cảng để vận chuyển hàng hoá. Việc sử dụng các cảng của Việt Nam nhiều hay ít là phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các dịch vụ cảng biển Vì vậy, các cảng biển phải chú trọng tới việc phát triển các dịch vụ cảng biển để đáp ứng lượng hàng hoá ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước
- Phát triển dịch vụ cảng biển để nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Các cảng biển Việt Nam với quy mô nhỏ và trang thiết bị lạc hậu như hiện nay sẽ khó khăn trong việc cạnh tranh với các cảng biển lớn trong khu vực và trên thế giới. Hiệp hội chủ tàu cho biết, giá cước vận tải biển của Việt Nam hiện cao hơn so với khu vực, đặc biệt giá cước vận chuyển container cao hơn từ 20-30%. Điều đáng nói là nguyên nhân chính của tình trạng này là do Việt Nam chưa có một hệ thống cảng tiêu chuẩn đón được loại tàu trên 1.200 tấn và đáp ứng được dịch vụ tiếp nhận phân phối hàng, vận tải đa phương thức theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đã giảm sức cạnh tranh thu hút các nguồn hàng trung chuyển container của Việt Nam so với một số cảng trong khu vực.
Đến nay Việt Nam cũng chưa có một bến cảng nào đủ tiêu chuẩn cho tàu mẹ vào nhận container để vận chuyển trực tiếp đi các cảng Mỹ. Toàn bộ hàng xuất nhập khẩu bằng container của Việt Nam đi Mỹ, Châu Âu, Australia đều phải trung chuyển qua Hong Kong, Singapore, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan.
Trần Thị Minh Châu 35 Lớp: Nhật 3 – K42
Trung bình mỗi năm Việt Nam phải mất khoảng 300 triệu USD cho chi phí chuyển tải và gom hàng. Vì vậy với lợi thế vị trí địa lý nằm ở nơi giao lưu giữa các tuyến vận tải trên thế giới, thì các cảng biển Việt Nam cần phải đổi mới để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh, và có thể hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá quốc tế, góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh và vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Dịch vụ cảng biển có tính chất là vô hình, và tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ là sự hài lòng thoả mãn của khách hàng, nên việc phát triển các dịch vụ cảng biển cần hướng tới tiêu chí đó. Hiện nay hàng hoá xuất khẩu Việt Nam còn phải trung chuyển qua nhiều cảng nước ngoài dẫn đến tăng cước phí vận tải. Và các tàu hàng quốc tế đến Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng xếp hàng chờ vào bến hay bốc dỡ hàng không hết công suất. Hơn nữa tình trạng thiếu bến, bến không đủ lớn và hiện đại làm cho mỗi ngày doanh nghiệp phải mất thêm chi phí từ 7000-8000 USD/ngày do tàu phỉa nằm chờ, khiến cho hàng hoá vào Việt Nam thêm đắt đỏ. Chính vì vậy cần phát triển các dịch vụ cảng biển hơn nữa để hấp dẫn khách hàng và cũng là để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng, phát triển kinh tế đất nước.
- Cảng biển là yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ vận tải. Nhưng các dịch vụ ở cảng biển mới là nhân tố tạo nên sinh khí cũng như sức hấp dẫn cho cảng. Bởi vậy, phát triển dịch vụ cảng biển cũng chính là góp phần lớn vào việc phát triển dịch vụ vận tải.
- Thêm vào đó, cảng Việt Nam từ trước tới nay vốn chỉ thực hiện chủ yếu một chức năng là bốc, xếp hàng hoá. Do đó sức hấp dẫn của các cảng biển Việt Nam còn kém. Cần phải mở rộng các loại hình dịch vụ khác như trung
Trần Thị Minh Châu 36 Lớp: Nhật 3 –
K42