Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

CẢNG BIỂN Ở CẢNG HẢI PHềNG ĐỂ ĐÁP ỨNG

NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế - 1


Họ và tên sinh viên : Trần Thị Minh Châu

Lớp : Nhật 3

Khóa : 42G – KTĐN

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Sỹ Tuấn


Hà Nội - 11/2007


MỄC LỄC

LẤI MẬ ĐẦU 21

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN 23

I. Khái niệm về dịch vụ 23

1. Khái niệm 23

2. Tác dụng của dịch vụ 24

3. Phân loại dịch vụ 25

3.1 Phân loại theo chủ thể thực hiện 25

3.2 Phân loại dịch vụ theo quá trình mua bán hàng hoá 26

3.3 Phân loại dịch vụ theo những đặc điểm khác nhau 26

3.4 Phân loại theo các ngành kinh tế 26

II. Các loại dịch vụ cảng biển 26

1. Một số loại dịch vụ cảng biển 26

1.1 Một số khái niệm về dịch vụ cảng biển 26

1.2 Phân loại dịch vụ cảng biển 32

2. Đặc điểm của dịch vụ 33

3. Sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ cảng biển để đáp ứng nhu cầu hội nhập 33

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH KHAI THÁC DỊCH VỤ CỦACẢNG HẢI PHÒNG 38

I. Quá trình hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng 38

1. Lịch sử hình thành 38

2. Quá trình phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng 40

3. Các dịch vụ chính ở cảng Hải Phòng hiện nay 41

II. Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho phát triển các dịchvụ cảng biển của cảng Hải Phòng 43

1. Cơ sở vật chất 43

1.1. Luồng vào cảng 43

1.2. Hệ thống cầu bến 43




1.3. Hệ thống kho bãi 44

1.4. Công nghệ và thiết bị 44

1.5. Năng lực tiếp nhận 45

1.6. Hệ thống ISO 46

1.7. Công nghệ thông tin 49

2. Nguồn nhân lực 51

2.1. Ban lãnh đạo Cảng 51

2.2. Các phòng chức năng 52

2.3. Các xí nghiệp thành phần 53

2.4. Các đơn vị trực thuộc: 53

2.5. Các công ty cổ phần 53

2.6. Văn hoá doanh nghiệp ở cảng 53

III. Thực trạng cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển

54

1. Pháp luật quốc tế 54

2. Pháp luật Việt Nam 56

2.1. Cơ sở pháp luật cho hoạt động khai khai thác và kinh doanh cảng biển .. 56

2.2. Cơ sở pháp lý cho một số dịch vụ cảng biển cụ thể 60

IV. Thực trạng dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng 65

1. Tình hình chung 65

2. Tình hình một số loại dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng 74

2.1. Bốc xếp và giao nhận hàng hoá 74

2.2. Dịch vụ lai dắt hỗ trợ tàu biển 80

2.3. Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải 81

3. Tình hình dịch vụ cảng biển của các xí nghiệp thành viên của cảng HảiPhòng 83

3.1. Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 83

3.2. Công ty cổ phần cảng Đoạn Xá 84

3.3 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ 86



4. Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng hiện nay

87

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN ĐÁPỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP 90

I. Định hướng phát triển dịch vụ của cảng Hải Phòng 90

1. Định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

90

2. Định hướng của Chính Phủ quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 91

3. Mục tiêu của cảng đến năm 2010 92

II. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển của 1 số nướcvà xu hướng phát triển các loại dịch vụ cảng biển trên thế giới 93

1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển của 1 số nước trên thế giới 93

1.1 Hà Lan với cảng Rotterdam – cụm cảng hàng đầu thế giới 93

1.2 Hồng Kông – cụm cảng container lớn nhất thế giới 94

1.3 Singapore – cụm cảng biển trung chuyển container lớn nhất 95

1.4. Bài học kinh nghiệm 96

2. Xu hướng phát triển dịch v ụ cảng biển trên thế giới 98

III. Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng đápứng nhu cầu hội nhập 99

1. Giải pháp vĩ mô 99

1.1 Tiếp tục hoàn thành cơ chế quản lý một cửa 99

1.2 Xác định hướng phát triển trong dài hạn 101

2. Giải pháp vi mô 102

2.1 Giải pháp mang tính kỹ thuật 102

2.2 Giải pháp về con người 105

2.3 Các giải pháp hỗ trợ khác 108

KẾT LUẬN 111



LẤI MẬ ĐẦU

Từ xưa Hải Phòng được biết đến với tư cách là một thành phố cảng, thành phố nhộn nhip, tấp nập với những chuyến tàu ra vào. Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, vai trò của Hải Phòng càng quan trọng trong việc là cầu nối giao lưu giữa các tỉnh miền Bắc với các tỉnh, thành phố khác của đất nước cũng như với các nước khác trên thế giới thông qua con đường chủ yếu nhất là cảng Hải Phòng.

Cảng Hải Phòng là cảng có lịch sử phát triển lâu đời và có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của miền Bắc cũng như của cả nước. Từ xưa đến nay việc giao thương bằng đường biển trở thành một phần không thể thiếu, các quốc gia phát triển nhất trên thế giới thường là các quốc gia có hệ thống cảng biển hiện đại. Việt Nam với đường bờ biển dài và hệ thống cảng biển với ba cảng chính: Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng nằm ở ba miền của đất nước là một lợi thế tuyệt vời để phát triển kinh tế, nhất là trong thời kì mở cửa, thời kì toàn cầu hoá nền kinh tế

Với vai trò quan trọng của mình cảng Hải Phòng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng khối lượng hàng hoá ra vào cảng ngày càng tăng. Các dịch vụ cảng biển của cảng cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO ( tháng 12/2006 ), vấn đề phát triển các dịch vụ cảng biển thế nào để có thể có đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực và thế giới là một bài toán đặt ra cho cảng Hải Phòng. Nhận thức được tầm quan trọng và thiết thực của vấn đề này, em chọn đề tài “ Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải


Trần Thị Minh Châu 21 Lớp: Nhật 3 –


Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập ” với mong muốn tìm ra một số giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng hiện nay.

Khoá luận sẽ cho độc giả thấy được cái nhìn tổng quát về tình hình các dịch vụ của cảng Hải Phòng và một số giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển trong thời kì hội nhập ngày nay

Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về dịch vụ tại cảng biển

Chương II: Thực trạng các dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng

Chương III: Các giải pháp phát triển cảng biển ở cảng Hải Phòng đáp ứng nhu cầu hội nhập

Nhân đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS . TS Vũ Sỹ Tuấn, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em làm khoá luận này. Tuy vậy, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như nguồn tài liệu, khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để khoá luận được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


Trần Thị Minh Châu 22 Lớp: Nhật 3 –


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN


Dịch vụ cảng biển nói riêng cũng như dịch vụ nói chung đều chưa có một định nghĩa cụ thể nào bởi tính chất vô hình khó nắm bắt và đa dạng của nó. Để nắm bắt một cách chính xác về dịch vụ cảng biển, chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về dịch vụ nói chung

I. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH VỤ

1. Khái niệm

Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau

Với cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác cho rằng: Dịch vụ là con đẻ của nền sảng xuất hàng hoá, khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển

Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, quan niệm về dịch vụ được tóm tắt như sau:

- Đó là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt

- Do nhu cầu của con người rất đa dạng, nên có rất nhiều loại dịch vụ: dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng, dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình.

Còn theo từ điển tiếng Việt thì cho rằng dịch vụ là những công việc


Trần Thị Minh Châu 23 Lớp: Nhật 3 –


phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.

Ngay cả trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade Related services) cũng chỉ đưa ra khái niệm về dịch vụ bằng cách liệt kê dịch vụ thành 12 ngành chính và 155 phân ngành khác nhau. Theo đó, các ngành dịch vụ chính gồm có: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ liên lạc, dịch vụ xây dựng và thi công, dịch vụ phân phối, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, các dịch vụ liên quan đến sức khỏe và các dịch vụ xã hội, các dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch, các dịch vụ giải trí và thể thao, các dịch vụ vận tải, các dịch vụ khác.

Từ những cách hiểu trên có thể khái quát dịch vụ như sau: Dịch vụ là các hoạt động con người nhằm thoả mãn một cách tốt nhất các nhu cầu khác nhau (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần) và thông qua đó, bằng quan hệ tiền tệ, các tổ chức kinh doanh nhận được phần thu nhập hợp lý của mình.

2. Tác dụng của dịch vụ

- Dịch vụ giúp sản xuất và lưu thông hàng hoá được thuận lợi hơn. Từ việc mua nguyên liệu đầu vào cũng như việc phân phối hàng hoá đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại dich vụ: dịch vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ vận tải, dịch vụ đại lý…Nhờ có dịch vụ mà sản xuất được tiến hành liên tục, sản phẩm đầu ra đến với người tiêu dùng nhanh chóng, rộng khắp

- Dịch vụ làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Trước đây các dịch vụ hạn hẹp trong phạm vi cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho người tiêu dùng như ăn, mặc, ở thì ngày nay các hình thức dịch vụ


Trần Thị Minh Châu 24 Lớp: Nhật 3 –

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022