Chính Sách Khuyến Khích Trợ Giúp Xuất Khẩu Nông Sản


và đẩy mạnh quá trình tự do hóa nhập khẩu. Đây là những chính sách phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế được sử dụng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển và nhiều nước khác [32].

1.4.4. Kinh nghiệm của Malaysia

1.4.4.1. Chính sách khuyến khích sản xuất xuất khẩu

Malaysia nằm trong vùng Đông Nam Á, có diện tích hơn 330 nghìn km2, dân số khoảng 25 triệu người. Năm 1970, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới (1970-1990) với mục tiêu xóa nghèo đói và cơ cấu lại nền kinh tế. Năm 1983, Malaysia đã đưa ra chính sách tự do hóa kinh tế, cải tiến chính sách đầu tư; khuyến khích tư nhân hóa các hoạt động kinh doanh và các công ty quốc doanh. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Malaysia là 4020 USD/năm.

Đối với nông sản, thế mạnh của Malaysia là cao su, nên Chính phủ Malaysia đưa ra những khuyến khích về mặt tài chính đầy sức hấp dẫn, hay những khuyến khích đầu tư, khuyến khích về thuế nhằm hỗ trợ và bảo hộ cho người trồng và chế biến cao su xuất khẩu. Ngoài các chính sách hỗ trợ, Chính phủ còn yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp thực hiện các dịch vụ tư vấn cho sản xuất và tiếp thị cho các nhà quản lý.

Các vườn cây cao su được tổ chức theo nhóm có thể được trợ giúp dưới hình thức tín dụng, cung ứng các yếu tố đầu vào và các điều kiện tiếp thị.

Malaysia còn thành lập Hội đồng ngành cây cao su, với mục đích nhằm xúc tiến sự liên kết giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Mạng lưới của Hội đồng gồm các đại diện của các Bộ, Cục và các Công ty, Trường đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên liên kết có trách nhiệm trong sản xuất- nghiên cứu và xuất khẩu.

Malaysia còn thực hiện những chính sách khuyến khích về tài chính và tiền tệ nhằm phát triển việc trồng trọt, chế biến, xuất khẩu các loại nông sản có lợi thế trên quy mô lớn. Các Công ty tham gia vào việc trồng cây để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

bán nông sản đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế (ví dụ: các đơn vị mới tham gia kinh doanh được khuyến khích miễm giảm thuế trong 5 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện).

Các dự án nông nghiệp đã được chấp thuận, nghĩa là đã được Bộ Tài chính thông qua, chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ trong trường hợp: khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống ở nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Các dự án này có quyền được hưởng chính sách thuế đặc biệt. Chính phủ cũng quy định đối với từng loại cây, khoảng thời gian và diện tích tối thiểu được hưởng.

Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 11

1.4.4.2. Chính sách khuyến khích trợ giúp xuất khẩu nông sản

Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ đã đưa ra những khuyến khích trợ giúp xuất khẩu như: trợ giúp phí tổn khi xúc tiến việc xuất khẩu nông sản, trợ giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường mới, trợ giúp trong việc xây dựng các kho chứa, bảo quản và tín dụng đổi mới công nghệ. Đối với lĩnh vực chế biến được áp dụng những khuyến khích như: với công ty mới thành lập thì được hưởng sự giảm thuế trong 5 năm đầu, kể từ ngày bắt đầu sản xuất [24] [26].

Các nhà xuất khẩu các sản phẩm đã chế biến (như các nhà xuất khẩu, các công ty chế biến, các công ty thương mại) được hưởng chính sách khuyến khích như trợ cấp xuất khẩu, cấp tín dụng xuất khẩu, chuẩn bị cho các nhà xuất khẩu các khoản tín dụng với lãi suất có thể giúp cho họ cạnh tranh hữu hiệu hơn trên thị trường quốc tế. Chính phủ cũng miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Chính những chính sách trợ giúp đó đã tạo cho ngành nông nghiệp và chế biến nông sản phát triển nhanh, để có điều kiện đổi mới công nghệ cũng như tiếp thị mở rộng thị trường.

1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho thúc đẩy nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Từ việc đưa ra một số kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Hoa Kỳ,


Trung Quốc, Malaysia trong việc phát triển nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, cần xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền tảng khởi đầu để phát triển công nghiệp. Tập trung mọi nỗ lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng nông sản đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hướng về xuất khẩu.

Hai là, dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hướng về xuất khẩu dựa trên các lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học- kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu.

Ba là, cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhằm giải quyết một loạt các vấn đề có liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu…và kèm theo đó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị phát triển các khâu từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu, coi trọng chữ tín để tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực được xem như là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản.

Năm là, phối hợp đồng bộ các hệ thống chính sách như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu…và giải pháp để phát triển sản xuất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu các nước đều có chính sách bảo hộ và các chương trình hỗ trợ đặc biệt, để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu…


Tóm lại, Chương 1 đã hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản. Những lợi ích kinh tế to lớn, những đóng góp đáng kể từ xuất khẩu hàng nông sản mang lại cho nền kinh tế, đó là cơ sở, tiền đề cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới. Để đánh giá những tác động đến xuất khẩu hàng nông sản, cần phải dựa vào các yêu cầu đặt ra đối với xuất khẩu hàng nông sản khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế như vấn đề về thuế, trợ cấp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa… Ngoài ra, cũng ở Chương này, tác giả cũng đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.

Tác giả đã chọn lựa nghiên cứu đại diện của các quốc gia có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu nông sản như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hoa Kỳ để rút ra những bài học chủ yếu cho Việt Nam, trong đó là cần phải xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp; thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp nên hướng vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh trong điều kiện hội nhập; coi trọng hơn nữa tới việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ chế biến; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nông sản; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp; phối hợp đồng bộ các hệ thống chính sách như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu…. Nói chung, những vấn đề đã được đề cập tại Chương 1 là cơ sở quan trọng để phân tích và đánh giá thực trạng về xuất khẩu hàng nông sản trong Chương 2 của Luận án.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN THỜI GIAN QUA CỦA VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát tình hình thực hiện cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Để tăng trưởng sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu, đòi hỏi phải xuất phát từ động lực của chính người sản xuất kinh doanh, thông qua sự kích thích về lợi ích vật chất và nhu cầu phát triển của chính họ. Mặc khác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là hệ thống chính sách của Nhà nước. Một hệ thống cơ chế, chính sách ban hành hợp lý sẽ có tác dụng tích cực đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại và quản lý xuất- nhập khẩu đã trình bày ở phần trên, Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành một loạt các văn bản, biện pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian qua, cụ thể như sau:

2.1.1.1. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản

Quyết định số 856/1997/QĐ-TTg ngày 11-10-1997 của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định áp dụng mức thuế suất khẩu gạo 0% cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phía Bắc nhằm khuyến khích tiêu thụ lúa gạo tại các tỉnh Miền Bắc. Theo đó, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu mua lúa, gạo hàng hóa trong nông dân ở các tỉnh phía Bắc để tạm trữ xuất khẩu, và được Chính phủ hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời hạn từ 3-6 tháng.


Các Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 28-1-1999, Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 8-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giá xuất khẩu thông qua bù lỗ cho những doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê xuất khẩu, được hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng…

Quyết định số 764/1998/QĐ-TTg ngày 24-8-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ thưởng xuất khẩu, theo đó Quỹ này sẽ khen thưởng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đạt hiệu quả cao trong xuất khẩu.

Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27- 9-1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được dùng để hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần vốn vay ngân hàng mua nông sản xuất khẩu khi giá thế giới giảm xuống thấp, dự trữ hàng nông sản chờ xuất khẩu; hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. Bộ Thương mại đã ban hành một loạt các quyết định về Quy chế quản lý sử dụng Quỹ thưởng xuất khẩu, Quy chế xét thưởng xuất khẩu. Theo đó, các quy chế này quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật, đều được xét thưởng xuất khẩu nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau: xuất khẩu mặt hàng mới; xuất khẩu ở thị trường mới; xuất khẩu hàng có chất lượng cao; xuất khẩu hàng dùng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước; đạt kim ngạch xuất khẩu ngoài hạn ngạch cao [25].

Việc ban hành Quy chế xét thưởng xuất khẩu, đã có tác động tích cực rất lớn đến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng. Chỉ tính riêng trong các năm 2002 và năm 2003 ngân sách nhà nước đã chi khoảng trên 36 tỷ


đồng để thưởng cho các doanh nghiệp đạt các thành tích xuất sắc trong năm. Chính sách thưởng xuất khẩu nói chung và nông sản nói riêng đã góp phần làm giảm khó khăn tài chính cho nhiều doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, nông dân tiêu thụ được hầu hết nông sản hàng hóa với giá có lợi. Tuy nhiên, chính sách cũng bộc lộ nhược điểm là chỉ hỗ trợ đầu ra, chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, những khó khăn của người sản xuất vẫn còn đó, ngoài ra doanh nghiệp cũng chỉ tập trung vào những mặt hàng nông sản có kim ngạch lớn; ngoài ra, mức thưởng mang tính chất bình quân không kích thích đúng mặt hàng nông sản hay thị trường cần được ưu tiên phát triển.

2.1.1.2. Về cơ chế, chính sách tín dụng xuất khẩu nông sản

Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:(1) Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi; chi phí nuôi trồng thủy sản; đánh bắt hải sản; chi phí sản xuất muối; chi phí bơm tưới, tiêu nước; làm thuỷ lợi nội đồng; (2) Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải sản và muối; (3) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; (4) Mua sắm máy công cụ, máy móc, thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; mua sắm các phương tiện vận chuyển hàng hoá trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà kho, sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch; (5) Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn...

Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg ngày 13/12/2001 Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu các


mặt hàng gạo, cà phê, chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, rau quả hộp, rau quả tươi, rau quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều... được ưu tiên vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, không những ưu tiên vay vốn, được vay vốn đủ, kịp thời, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản còn được hưởng lãi suất tín dụng với lãi suất ưu đãi, được giãn nợ và tiếp tục cho vay để thu mua nông sản xuất khẩu.

Ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất- kinh doanh hàng xuất khẩu theo hình thức khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước; những doanh nghiệp tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn. Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp có dự án đầu tư và chế biến, tiêu thụ nông sản còn được vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển với mức lãi suất 3%/năm. Trường hợp dự án do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sẽ được ngân sách Nhà nước cấp đủ 30% vốn lưu động khi dự án đi vào hoạt động [25].

2.1.1.3. Chính sách bảo hiểm xuất khẩu hàng nông sản

Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng. Theo đó, Quỹ này do các Hiệp hội ngành hàng thành lập, hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hội viên trong hiệp hội, góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro, ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

2.1.1.4. Về chính sách thuế và phi thuế quan xuất khẩu nông sản

Về chính sách thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội Khóa VIII thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-2-1988, thay cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương trước đó. Theo đó, hàng hóa

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí