Về Công Tác Dự Báo Thị Trường Nông Sản Xuất Khẩu


hiện cấp hạn ngạch dễ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp không thực sự cần hạn ngạch thì được cấp, doanh nghiệp thực sự cần hạn ngạch thì không được cấp, dẫn đến việc mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp. Việc cấp hạn ngạch dẫn đến không bảo đảm được những doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả nhất tiếp cận được với quyền sử dụng hạn ngạch.

- Việc kiểm soát bằng hạn ngạch gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định, xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp trong năm.

Thứ tư, chính sách quy định quyền tham gia xuất khẩu trực tiếp vô hình chung đã tạo nên vị thế độc quyền cho một số doanh nghiệp. Điều này, đã dẫn đến tình trạng ép giá khi thu mua nông sản xuất khẩu, gây thua thiệt cho nông dân. Qua đó, doanh nghiệp cũng có thể chậm trễ trong thu mua nông sản vào vụ thu hoạch khi cầu nông sản thế giới xuống thấp, gây khó khăn cho nông dân trong tiêu thụ nông sản.

Thứ năm, việc Nhà nước sử dụng giấy phép xuất khẩu đã đạt được một số mục tiêu như: thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, kiểm soát hoạt động xuất khẩu nông sản quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng giấy phép xuất khẩu cũng có những hạn chế sau:

- Những quy định về giấy phép xuất khẩu, thủ tục xin giấy phép xuất khẩu rườm rà, phức tạp;

- Những quy định về điều kiện đáp ứng của các doanh nghiệp để được cấp giấy phép xuất khẩu nông sản quá cao, khó lòng các doanh nghiệp đáp ứng;

Qua đó đã dẫn đến việc nảy sinh tiêu cực trong việc cấp giấy phép xuất khẩu, dẫn đến đưa và nhận hối lộ trong việc xin giấy phép xuất khẩu. Tất cả những chi phí trên đều được tính vào giá thành sản phẩm làm cho giá thành đẩy lên cao doanh nghiệp khó cạnh tranh.


Thứ sáu, một số quy định trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và thưởng xuất khẩu không rõ ràng, gây khó khăn khi thực hiện chính sách này. Các quy định xét thưởng xuất khẩu còn phức tạp, việc xét duyệt còn chậm trễ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp mất hào hứng, hiệu quả của chính sách xét thưởng xuất khẩu chưa phát huy hết tác dụng là kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.

Thứ bảy, Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá có tác dụng, nhưng chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Bằng chứng là khi giá nông sản thế giới tăng cao, người nông dân sẵn sàng tuồng hàng ra ngoài bán cho tư thương, mà không bán cho doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu theo hợp đồng đã ký và trái lại khi giá nông sản thế giới xuống thấp, doanh nghiệp chế biến cũng bỏ mặc cho người nông dân tự tiêu thụ nông sản làm ra.

Thứ tám, các giải pháp áp dụng nhằm giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng nông sản xuất khẩu triển khai còn chậm và chưa hiệu quả. Nhiều chi phí dịch vụ về giao nhận, vận tải biển, hàng không... còn ở mức cao so với khu vực, làm đội giá thành và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. Công tác xúc tiến thương mại chưa có những chuyển biến căn bản, vẫn mang nặng tính tự phát, dàn trải, thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả đạt được từ các chương trình xúc tiến thương mại chưa cao. Hệ thống thông tin thương mại, dự báo thị trường nhìn chung chưa đáp


ứng được đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản.

2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế khi thực hiện cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

(1) Cơ chế, chính sách xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hiện vẫn thiên về chú trọng tiềm năng đất nước, chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu của thị trường. Chưa có giải pháp cụ thể cho việc chuyển từ xuất khẩu thô sang tinh chế, tìm thị trường ổn định, có chính sách để nông dân đầu tư ổn định, phát triển nông sản xuất khẩu có hiệu quả và bền vững.

(2) Chính sách xuất khẩu nông sản chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của xuất khẩu là khâu sản xuất, một số chính sách ban hành thời gian qua như ưu đãi về thuế, tín dụng, trợ cấp... cho nông sản xuất khẩu chủ yếu cho được tập trung ở khâu thương mại mà chưa tác động mạnh tới khâu sản xuất nông sản xuất khẩu.

(3) Do chưa có quy hoạch sản xuất nông sản xuất khẩu một cách bài bản, về quy mô tổng thể và chất lượng quy hoạch. Dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất nông sản xuất khẩu tự phát theo phong trào diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, mà chưa có chính sách khắc phục hữu hiệu. Điều đó làm tăng cung nông sản và giảm giá nông sản trên thị trường thế giới, khiến người sản xuất chịu thua thiệt.

(4) Các chế tài ràng buộc và xử lý khi một trong các bên phá vỡ hợp đồng khuyến khích tiêu thụ nông sản chưa được quy định chặt chẽ, việc thực thi chưa nghiêm, chưa thể răng đe được các hành vi vi phạm hợp đồng đã ký. Do đó, các bên có thể phá vỡ hợp đồng ngay, nếu thấy có lợi.


2.2. THỰC TRẠNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thực trạng về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Có thể nói trong giai đoạn vừa qua hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình giai đoạn 2001-2005 đạt 17,5%, riêng năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 [16], bình quân 01 tháng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay, đã góp phần to lớn vào tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Đóng góp vào sự tăng kim ngạch xuất khẩu chung, thì vai trò của xuất khẩu hàng nông sản là cực kỳ quan trọng, các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, lạc nhân, đường, sữa và các sản phẩm sữa, dầu mỡ động thực vật, ngô, thịt chế biến, sản phẩm gỗ, gỗ, quế, sản phẩm mây, tre, thảm, thủy sản… đã chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thể hiện sự đóng góp cụ thể như sau:

2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu tính cả giai đoạn nghiên cứu (1995-2008) thì hàng nông, lâm và thuỷ sản chiếm trung bình khoảng 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; chiếm tỉ trọng cao nhất là năm 1995 đạt 46,2% và thấp nhất là năm 2003 đạt 25,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể nếu tính theo từng nhóm thì hàng nông sản trung bình chiếm khoảng 15,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, kế đến là thuỷ sản, kim ngạch thuỷ sản chiếm khoảng 8,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, lâm sản chỉ chiếm khoảng 3,8%. Trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản thì các loại hàng hóa như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè, lạc nhân... dẫn đầu về kim ngạch và số lượng xuất khẩu.


Bảng 2.1: KNXK hàng nông lâm, thuỷ sản/tổng KNXK (1995-2008)

Đơn vị tính: Triệu USD, phần trăm (%)



Năm


TKNXK

KNXK NLTS

Tỉ trọng

Nông sản

Lâm sản

Thuỷ sản

Giá trị

Tỉ

trọng

Giá trị

Tỉ

trọng

Giá trị

Tỉ

trọng

1995

5.448,9

2.521,1

46,2

1.745,8

32

153,9

2,8

621,4

11,4

1996

7.255,9

3.068,3

42,2

2.159,6

29,7

212,2

2,9

696,5

9,5

1997

9.185,0

3.238,6

35,2

2.231,4

24,2

225,2

2,4

782,0

8,5

1998

9.360,3

3.323,7

35,5

2.274,3

24,2

191,4

2,0

858,0

9,1

1999

11.540,0

3.774

32,7

2.803,0

24,2

-

-

971,0

8,4

2000

14.482,7

4.197,5

28,9

2.563,3

17,6

155,7

1,0

1.478,5

10,2

2001

15.029,2

4.413,7

29,3

2.421,3

16,1

176,0

1,1

1.816,4

12,0

2002

16.706,1

4.616,1

27,6

2.396,6

14,3

197,8

1,1

2.021,7

12,1

2003

20.149,3

5.066,9

25,1

2.672,0

13,2

195,3

0,96

2.199,6

10,9

2004

26.485

6.999,1

26,4

3.383,6

12,7

1.207,2

4,5

2.408,3

9,0

2005

32.447,1

10.189,2

31,4

5.663,8

17,4

1.786,7

5,5

2.738,7

8,4

2006

39.826

10.614,1

26,6

5.081,3

12,7

2.174,8

5,4

3.358

8,4

2007

48.560

12.500

25,7

6.118

12,5

2.582

5,3

3.800

7,8

2008

62.900

16.012

25,4

8.572

13,6

3.004

4,7

4.436

7,05

TC

319.375,5

90.534,3

28,34

50.086

15,68

12.262,2

3,83

28.186,1

8,82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 13

Nguồn: Tổng cục thống kế; Bộ NN&PTNT [14], [15], [16], [38], [43],

[44]; tính toán của tác giả.

2.2.1.2. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hiện nay rất phong phú, đa dạng. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là sự chuyển đổi về thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam từ khu vực thị trường truyền thống (Liên Xô cũ và các nước Đông Âu) sang thị trường các nước Châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời kỳ đầu của giai đoạn (1995-2008).


Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1997 đến nay đã có sự thay đổi theo hướng dịch chuyển thị trường, giảm tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường các nước ASEAN và tăng tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường khác như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương...

Theo số liệu thống kê thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Phiplipin, Malaysia, Indonesia, Irắc, Nam Phi...

Về cơ bản hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hầu như khắp các nước trên thế giới. Điều đó chứng tỏ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được các nước ưa chuộng, và khẳng định dần được chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng nông sản đến với các thị trường này số lượng cũng rất nhỏ, đa số chỉ đạt ở mức vài chục nghìn tấn/năm, rất ít mặt hàng vượt qua số trăm nghìn, triệu tấn/năm, điều đó chứng tỏ hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam mới đi theo chiều rộng, chưa đi theo chiều sâu nhằm thâm nhập sâu vào các thị trường lớn.

2.2.1.3. Cơ cấu, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

(1) Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực, Việt Nam ngày càng có nhiều hàng nông sản đạt trị giá kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ… Nếu như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu của ngành nông, lâm, thủy sản đạt 2.521,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 46,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, còn hàng công nghiệp nặng và khoáng sản là 33,4% và tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ- tiểu thủ công nghiệp là 14,4%. Thì đến năm 2008 tỷ trọng các loại hàng hóa của Việt Nam đã có sự thay đổi tương đối, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản là 16.012 triệu USD, chiếm tỷ trọng là 25,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó


hàng công nghiệp xuất khẩu chiếm 74,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cũng phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

(2) Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng chế biến sâu tăng, tỷ trọng sản phẩm thô giảm, các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản đã ý thức được việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu, đã từng bước cải tiến, đầu tư trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của thị trường thế giới thì tỷ trọng nông sản xuất khẩu chế biến sâu của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt khoảng 25- 30% tổng sản lượng nông sản (bằng 1/2 các nước trong khu vực ASEAN), trong đó nhiều sản phẩm đạt tỉ lệ chế biến rất thấp như: rau quả thực phẩm (10%), cà phê (4-6%), chè, cao su, lạc... vẫn chỉ qua sơ chế hoặc xuất khẩu thô là chính, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng cao của thị trường thế giới. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng nông sản xuất khẩu, nhưng nhìn chung mức độ vẫn còn chậm so với các nước trong khu vực, tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm nông sản thô vẫn còn lớn, mặc dù xuất khẩu với khối lượng lớn như: cà phê, cao su, tiêu, điều...

2.2.1.4. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu

Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ lẻ, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn về giá cả. Trong thời gian qua, giá cả thị trường thế giới luôn luôn biến động bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Khối lượng nông sản xuất khẩu tuy có tăng lên năm sau cao hơn năm trước, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên không tương xứng, vì giá bán của ta giảm xuống. Nhìn chung, giá hàng


nông sản của Việt Nam luôn luôn ở dưới một mức so với giá nông sản cùng loại của các nước xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới, đây là đều mà chúng ta cần phải cải thiện trong thời gian tới.

2.2.1.5. Về công tác dự báo thị trường nông sản xuất khẩu

Công tác dự báo và lập kế hoạch xuất khẩu hàng năm hiện nay do Bộ công thương chịu trách nhiệm chính trên cơ sở tham vấn các Bộ, ngành, đơn vị, và Hiệp hội ngành hàng. Các đơn vị thuộc Bộ công thương như Vụ thương mại, dịch vụ và giá cả, Vụ xuất nhập khẩu… là những đơn vị chính chịu trách nhiệm thực hiện công tác dự báo kim ngạch xuất khẩu. Đối với công tác dự báo thị trường hàng nông sản, Viện ISPARD thuộc Bộ NN&PTNT, là đơn vị chuyên môn phụ trách công tác dự báo thị trường hàng nông sản. Viện cung cấp các dự báo có tính chuyên sâu, phân tích, đánh giá tình hình thị trường dựa trên cả chuỗi sự kiện, dựa trên nhiều nguồn số liệu: Bộ NN &PTNT, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, qua các kênh thông tin từ mạng lưới cộng tác viên ở các địa phương, các doanh nghiệp. Viện phát triển các báo cáo phân tích và dự báo thị trường dựa trên các nguồn thông tin và số liệu tổng hợp được, và phương pháp dự báo định lượng có kiểm định. Các phương pháp này dựa trên sự tham vấn của các chuyên gia và tổ chức quốc tế. Đặc biệt trước đây là các chuyên gia của Ban Kinh tế nông nghiệp (ERS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã hỗ trợ Viện về mặt kỹ thuật để định hình nên phương pháp phân tích ngành hàng nông sản. Thực tiễn triển khai công tác dự báo thị trường hàng nông sản tại ISPARD cho thấy yếu tố quan trọng nhất của phân tích và dự báo là dữ liệu thông tin căn bản liên quan đến ngành hàng nông sản, năng lực của một đội ngũ chuyên gia ngành hàng có một phương pháp luận phân tích khoa học, theo dõi sát sao các diễn biến của biến động thị trường nông sản. Về vấn đề này hiện nay vẫn còn yếu và nhiều hạn chế, bộc lộ rõ nhất

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí