Trang
Hình 1: Hoạt động huy động vốn… 26
Hình 2 : Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ 2016 – 2018 27
Hình 3: Các dấu hiệu rủi ro 33
Hình 4: Các nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ 34
Hình 5: Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của Ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ 34
Hình 6: Nguyên nhân thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ
…………………………………………………….………..………………………35
GTCG : Giấy tờ có giá KHCN : Khách hàng cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ - 1
- Khả Năng Thu Hồi Nợ Bán Lẻ Quá Hạn
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Của Ngân Hàng Thương Mại
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Cần Thơ
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
NHTM : Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng RRTDBL: Rủi ro tín dụng bán lẻ TCTD : Tổ chức tín dụng TDBL : Tín dụng bán lẻ
VCB : Vietcombank NBL : Nợ bán lẻ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Rủi ro tín dụng (RRTD) là vấn đề cốt lòi với tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà nguồn thu từ tín dụng vẫn là nòng cốt trong tổng thu nhập. Chính vì vậy, để giảm thiểu các rủi ro tín dụng bằng việc đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD là vấn đề hết sức cần thiết.
Với chiến lược và chính sách được đề ra để phân tán RRTD, từ năm 2016 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã tăng cường sản phẩm tín dụng bán lẻ (TDBL). Qua 03 năm (2016 - 2018), TDBLđã tăng trưởng rất lớn mạnh, là một trong những ngân hàng có tỷ trọng TDBL cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP có vốn nhà nước (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018).
Trong tổng số 60 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thì Chi nhánh Cần Thơ xếp hạng thứ 20 về TDBL và nhận danh hiệu “Đơn vị tiêu biểu về hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2018”. Đạt được thành tích nói trên là nhờ Chi nhánh Cần Thơ luôn xác định tăng trưởng TDBLđi đôi với kiểm soát tốt rủi ro tín dụng bán lẻ (RRTDBL). Đến hết năm 2018, tỷ lệ nợ xấu TDBL tại Chi nhánh Cần Thơ là 0,4%, thấp hơn mức trung bình 0,9% trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Về cơ bản, hoạt động quản trị RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ luôn tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhà nước và quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2019).
Trong hoạt động ngân hàng, TDBL luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ đầu năm 2018, nợ xấu từ TDBL trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ có chiều hướng tăng (NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019). Điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của tất cả các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ phải có những giải pháp khả thi nhằm hạn chế tốt nhất RRTDBL. Với tầm quan trọng như trên, tác giả chọn đề tài “Các giải pháp hạn chế trị rủi ro
tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Cần Thơ” để làm luận văn thạc sĩ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng RRTDBL và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
1. Đánh giá thực trạng RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018.
2. Xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
3. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ do những nguyên nhân nào?
Câu hỏi 3: Để hạn chế tốt nhất RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ thì có những giải pháp nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: RRTDBL tại Ngân hàng TMCP.
Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là cán bộ tín dụng đang trực tiếp cấp TDBL, quản lý TDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với TDBL
Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Cần Thơ.
Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng trong thời gian từ tháng 04/2019 đến tháng 5/2019.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như là phương pháp thống kê mô tả, so sánh tổng hợp, phương pháp chuyên gia. Cụ thể:
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018.
Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân phát sinh RRTDBL (từ ngân hàng, từ khách hàng hay từ môi trường vĩ mô). Yêu cầu chuyên gia phải có kinh nghiệm công tác trong ngành ngân hàng trên 5 năm, tối thiểu 3 năm tham gia cấp tín dụng, quản lý khoản cấp TDBL.
Phương pháp tổng hợp: Đối chiếu kết quả phỏng vấn chuyên gia với kết quả phân tích thực trạngRRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ để đánh giá và đưa ra kết luận về hoạt động quản trị RRTDBL.
Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
1.6 Bố cục của luận văn
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận về tín dụng bán lẻ.
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ và kết luận, kiến nghị.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN ỤNG BÁN LẺ
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Rủi ro tín dụng bán lẻ
RRTDBL là một phần trong rủi ro tín dụng ngân hàng. Do vậy, để hiểu RRTDBL thì phải bắt đầu từ khái niệm về RRTD. Có nhiều khái niệm về RRTD được ghi nhận trong các tài liệu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Sauders và Lange (2005) cho rằng, RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngan hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian. Theo Gestel và Baesens (2009), RRTD là rủi ro mà bên đi vay không trả được và không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ.Nó có thể xảy ra khi đối tác không thể trả hoặc không thể trả đúng thời hạn.
RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Koch, 2005). Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế: “RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.
Đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì RRTD có thể được diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song các khái niệm, các quan điểm đều tựu chung về bản chất của RRTD đó là: RRTD là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà tổ chức tín dụng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi hoặc hoàn trả không đúng hạn.
Như vậy, RRTDBLcó thể hiểu theo cách đơn giản là tổn thất có khả năng xảy ra đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cho vay đối với khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân, hộ gia đình, một nhóm người) do khách hàng bán lẻ không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
2.1.2 Phân loại RRTDBL
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại RRTDBL như sau:
- Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc của RRTD có thể chia RRTD làm 2 nhóm: rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch.
Rủi ro đạo đức: là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Vì lợi ích cá nhân mà bên cho vay đã bỏ qua các thông tin không tin cậy về năng lực trả nợ của bên đi vay hoặc bên đi vay đã cố tình không tuân thủ các quy định trong thỏa thuận vay, không cung cấp các thông tin có thể ảnh hưởng đến năng lực trả nợ trong quá trình sử dụng vốn vay.
Rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch: là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi cuộc giao dịch diễn ra. Bên cho vay tin tưởng vào năng lực của người vay mà cho vay trong khi người đi vay với mục đích để vay được vốn đã cung cấp thông tin không trung thực cho bên cho vay.
- Phân loại theo mức độ tổn thất
Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, dẫn đến vốn bị ứ đọng, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng.
Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay không trả được nợ theo hợp đồng đã thỏa thuận, bao gồm gốc hoặc lãi vay, Ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản bảo đảm. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí quản lí, chi phí giám sát, làm giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăng bù đắp cho những khoản vốn mất đi.
- Phân loại theo tính chất
Nếu căn cứ vào tính chất phát sinh rủi ro thì RRTDBL được phân loại gồm có rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm:
Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo (TSĐB), chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB.
Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng đi vay.
Rủi ro tập trung: là rủi ro do Ngân hàng tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc trong cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
- Phân loại rủi ro dựa vào giai đoạn phát sinh rủi ro
Rủi ro trước khi cho vay: là rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích, thẩm định sai về kháchhàng dẫn đến cho vay đối với các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai.
Rủi ro trong khi cho vay: là rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro như là giải ngân không đúng tiến độ, không theo dòi tình hình vay vốn củakhách hàng thường xuyên và không dự báo được rủi ro tiềm ẩn.
Rủi ro sau khi cho vay: là rủi ro xảy ra khicán bộ tín dụng không giám sát được tình hình sử dụng vốn vay, khả năng tài chính trong tương lai của khách hàng.
- Phân loại rủi ro theo đối tượng sử dụng vốn
Rủi ro khách hàng cá thể: là RRTD xảy ra đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.
Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế: là RRTD xảy ra đối với khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế.
- Phân loại rủi ro theo phạm vi của RRTD
Căn cứ phạm vi của RRTD, có thể phân RRTDBL thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Trong thực tiễn hoạt động tín dụng, cách phân loại RRTD theo phạm vi rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp và hữu hiệu nhất.