thần Trời và con người với quan hệ giữa con cái và cha mẹ.
Trên đây là những lý do chứng minh tư tưởng Donghak của SuUn là tư tưởng truyền thống của dân tộc Hàn, cũng là tư tưởng tiếp nối dòng quan niệm, suy nghĩ về một „tồn tại toàn năng và phổ quát‟ của người dân Korea từ xưa tới nay. Và chúng tôi cho rằng, trong quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây, suy nghĩ về Thần Trời trong tâm niệm của người Hàn mới được khơi lại, tìm lại trong lịch sử dân tộc này.
Tiểu kết chương 2
Qua những nội dung được trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng tư tưởng Donghak ra đời trong bối cảnh xã hội Joseon rơi vào cảnh náo loạn bởi sự lũng đoạn của nền chính trị thế đạo, sự lộn xộn mất lòng tin của dân chúng và nguy cơ xâm lược của thực dân nước ngoài. Các tầng lớp người dân Joseon thời điểm đó, kể cả tầng lớp thượng lưu yangban sa sút cũng không tìm được lối thoát cho hiện thực mà đất nước đang phải đối mặt. Donghak được SuUn Choi Jae U sáng tạo trong hoàn cảnh đó. Các khái niệm được nêu ra trong hai tác phẩm của ông đã chỉ ra bối cảnh Joseon cũng như tâm trạng của người dân lúc bấy giờ. SuUn Choi Jae U đã chỉ ra tận cùng của vấn đề mà xã hội Joseon đang mắc phải. Đó chính là sự „vô tâm‟ của con người và việc quên mất vị thần Trời tồn tại trong tim mình. Cũng có thể, với tình hình nhà nước Joseon bên trong thì thối rữa, nhân tâm bất ổn, rối loạn, bên ngoài thì ngoại bang uy hiếp, điều duy nhất SuUn có thể làm được lúc bấy giờ là khêu gợi lại „thần Trời‟ trong tâm tính của con người. Và để khêu gợi lại hình tượng „ông trời‟ điều hòa vạn vật trong tâm khảm của mỗi con người, SuUn đã không chỉ ghi lại con đường mà mình được gặp thần Trời mà còn chỉ ra cách để người khác cùng tìm được thần Trời trong tim mình bằng cách „thị Thiên chủ‟, „thụ tâm chính khí‟, bằng „tâm học‟ – nhìn lại tâm mình, quan sát tâm mình. Bên cạnh đó, trong tình huống không còn có thể làm gì, điều duy nhất mà con người có thể làm được là cầu nguyện. Kết hợp hai điều này, chúng ta hiểu đây là lý do
tại sao mà học thuyết của SuUn dễ trở thành tôn giáo. Bởi cách thức mà SuUn sử dụng để hướng con người vào việc khơi lại vị thần Trời điều hòa vạn vật trong bản thân mỗi người đều có hình thức của tôn giáo: cầu nguyện, mài luyện bản thân, tin vào một đối tượng thần thánh, thực hành các nghi thức... Đây cũng chính là lý do khiến các học giả hiểu lầm Donghak là Tây học. Nhưng cũng như các nội dung phân tích ở trên thì mặc dầu „thần Trời‟ là một nhưng „học‟ có khác. Cách thức nhìn nhận về „thần Trời‟ của người Hàn chắc chắn có khác so với người phương Tây.
Trong Donghak, SuUn cũng đã tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề về quan hệ giữa con người và con người trong xã hội. Thông qua khái niệm về “thần Trời” tồn tại trong mỗi con người của Donghak, con người “thị Thiên chủ” thờ vị thần trong chính bản thân mình bằng niềm tin sắt đá, không phai. Nhưng mặt khác, con người “thị Thiên chủ” ấy lại được nhân rộng ra từng cá nhân, mỗi cá nhân đều có phần “thần Trời” trong mình. Vì vậy mà con người “thị Thiên chủ” thành kính với thần Trời như cha mẹ mình. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Donghak với tư tưởng Thiên chúa của phương Tây.
Bất nhiên kỳ nhiên vượt qua tư duy „không – có‟, dẫn dắt người ta tìm về tới cội nguồn của sự vật sự việc. Lại một lần nữa, SuUn nhắc người Joseon nhớ tới cội nguồn của mình trước hiểm họa nhà nước Joseon sụp đổ. Và như vậy Donghak của SuUn là một học thuyết có tính chất yêu nước, bảo vệ nền văn hóa đặc sắc đang bị mai một và lãng quên của người Joseon.
CHƯƠNG III
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG DONGHAK TỚI XÃ HỘI JOSEON NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dungcơ Bản Của Tư Tưởng Donghak
- Si Cheon Ju ( 시천주 , Thị Thiên Chủ)
- Tư Tưởng Donghak Mang Đậm Tính Chất Văn Hóa Korea
- Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 11
- Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Sau khi SuUn Choi Jae U bị bắt và xử tử với tội danh “mị dân chúng”, tưởng chừng như tư tưởng Donghak và nhân vật SuUn Choi Jae U chỉ trở thành một học giả thất bại. Nhưng những ảnh hưởng của tư tưởng này lớn hơn những gì người đương thời đánh giá. Năm 1894, cuộc cách mạng nông dân Donghak nổ ra sau sự kiện SuUn bị xử tử 30 năm trong bối cảnh đất nước đứng trước họa diệt vong, mất nước chứng tỏ tinh thần dân tộc được lưu giữ và phát triển trong Donghak. Tư tưởng Donghak từ chỗ chỉ là một học phái mới, đã chuyển sang hình thức tôn giáo, sau đó chuyển thành lực lượng vũ trang cùng chất cấu kết cộng đồng trong quá trình đấu tranh cho độc lập dân tộc Hàn. Các tổ chức tôn giáo này là lực lượng nòng cốt trong các phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, tính chất chính trị trong tôn giáo của người Hàn được thể hiện rò ở điểm này. Trải qua các thăng trầm của lịch sử vào các giai đoạn tiếp theo, sau khi đất nước bị chia rẽ thành hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau, Donghak trở thành một học thuyết, còn các tôn giáo bắt nguồn từ Donghak trở lại với vai trò của tôn giáo trong xã hội Hàn. Với vai trò là một học thuyết của người Hàn, tư tưởng Donghak và nhân vật SuUn trở thành những đại biểu có tính chất Hàn nhất của dân tộc này. Điều này có giá trị trong việc nghiên cứu tư tưởng này với tư cách một tư tưởng mang đậm tính chất Hàn truyền thống.
3.1. Phong trào cách mạng nông dân Donghak
Khi nghiên cứu về phong trào nông dân Donghak, đã có nhiều ý kiến về tên gọi của phong trào này. Cuốn “Lịch sử cận. hiện đại Hàn Quốc” - cuốn
giáo trình lịch sử dành cho học sinh phổ thông trung học (xuất bản năm 2003, tái bản năm 2007) gọi phong trào này với cái tên “Cuộc nổi dậy của đội quân nông dân Donghak”. Có thể thấy về thực chất, đây là phong trào khởi nghĩa
của nông dân do Jeon Pong Jun (전봉준 - Toàn Bổng Chuẩn, người cai quản
giáo khu Donghak tại hạt Gobu) đứng đầu. Vì vậy, với tính chất của một cuộc nổi dậy của nông dân thì đây là phản ứng của những người nông dân trước sự tham tàn của chính quyền phong kiến Joseon và chính sách kinh tế của Nhật Bản tại bán đảo Korea thời điểm đó. Thế nhưng gần đây, phong trào nông dân Donghak đã được đánh giá và nhìn nhận lại. Donghak không đơn giản chỉ là phản ứng có tính chất tự phát của người nông dân Joseon mà là một cuộc cách mạng với hai mục tiêu lớn là đánh đổ chế độ phong kiến Joseon và bảo vệ dân tộc khỏi nguy cơ của giặc ngoại xâm.
Theo học giả Kim Young Jak trong cuốn “Nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc HanMal - Tư tưởng và hiện thực” thì chính các yếu tố như sự mở rộng của phong trào tư tưởng Donghak trong môi trường xã hội nông thôn và sự đàn áp của thế lực bên ngoài - ý đồ thủ tiêu của chính quyền nhà nước Joseon đã khiến cho Donghak được tổ chức và chế độ hóa. Từ đây, năng lực chính trị đã hình thành để chống chọi với hoàn cảnh mà các thành viên theo Donghak đang phải đối mặt:
“Chế độ thành lập các chi hội hay tiếp (접) Donghak được SuUn tổ chức
từ năm 1862 trong quá trình người dạy và quản lý các học trò của mình [35, 591]. Các học sỹ của chi hội Donghak tham gia vào „Nạn IFilJae‟ (이필재 난)
năm 1871 cho thấy các hoạt động vẫn được duy trì. Đến năm 1890, các chi hội hình thành như một hệ thống trên toàn quốc” [35, 591].
Tháng 12 năm 1884, đơn vị chi hội này hình thành nên „lục nhiệm tài‟ (육임재). Sau đó thu hút các nhân lực có tài nhằm tăng tính hiệu quả trong
hoạt động của tổ chức và mở rộng tầm tham gia vào xã hội của tổ chức. Nói cách khác, để tăng về mặt số lượng cho tổ chức Donghak đạo, đơn vị tổ chức
có tên là „fo‟ (chi nhánh - 포) được thiết lập. Chi nhánh của Donghak có tính
chất thống nhất tính địa phương với tính chuyên môn lấy cơ sở chính là các chi hội đã được thành lập. Các chi nhánh này sau năm 1880 đã tích cực tham gia các phong trào xã hội, chính trị. Có thể nói, đơn vị tổ chức „chi nhánh‟ này
được hoàn thiện và thống nhất trong sự kiện tập hội BoEun (보은) năm 1893.
Với tư cách tổ chức dân tộc trên diện toàn quốc trong quá trình đấu tranh khôi phục lại danh dự cho Giáo chủ đã kết hợp với các phong trào đấu tranh của nông dân. Sự kết hợp này bắt đầu xuất hiện trong các đại hội toàn quốc tại
GongJu (공주) và SamRye (삼례) năm 1892, cũng như đại hội toàn quốc tại
BoEun vào năm 1893. Trong đại hội tại SamRye, các tín đồ Donghak cấp dưới đã lấy lý do tôn giáo đòi lại danh dự cho Giáo chủ còn các tín đồ cấp cao thì tiến hành các hoạt động phản đối sự áp bức của quản lý địa phương sau đó cùng hợp lại với lực lượng nông dân tạo ra tổ chức có quy mô lớn. Quá trình tổ chức Donghak và phong trào nông dân kết hợp với nhau có phần rò ràng hơn trong Đại hội toàn quốc tại BoEun năm 1893, các đòi hỏi về mặt tôn giáo được khép lại, các yêu cầu có tính chính trị như đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quốc gia được đưa ra.
Như vậy có thể thấy, việc hình thành các học hội được chính SuUn tổ chức nhưng về sau, do sự đàn áp từ các thế lực bên ngoài mà ở đây là chính quyền phong kiến do tư tưởng này bị cho là tư tưởng phản động, giống với phương Tây nên Donghak mới dần hình thành các tổ chức. Kết hợp với các phong trào quần chúng nhân dân mà ý thức chính trị, ý thức tự cường dân tộc trong Donghak được hình thành. Yếu tố chính trong quá trình liên hiệp tổ chức học hội với phong trào của nông dân chính là nhờ sự giác ngộ của tầng lớp nông dân và sự đồng lòng của các thành viên trong học hội Donghak. Và hệ quả tất yếu là việc hình thành nên lực lượng quân sự mà nòng cốt là nông dân. Đây cũng là một trong những đặc điểm của người Hàn mà chúng ta có thể thấy trong các giai đoạn lịch sử khác. Đó là việc nhóm những người theo một học
thuyết nào đó tự tổ chức lực lượng vũ trang để bảo vệ dân tộc trước họa ngoại xâm hay mất nước. Các nhà sư của phái Hoa Lang (화랑도) là một dẫn chứng
cho truyền thống này của dân tộc Hàn.
Tư tưởng Donghak kết hợp với các phong trào của nông dân và được phát triểu theo hướng chính trị hóa và trở thành phong trào cách mạng dân tộc dân
chủ chủ yếu do lãnh đạo phong trào của nông dân GoBu (고부) – Jeon Bong
Jun. Về nhân vật Jeon Bong Jun (전봉준): Ông sinh ngày 03 tháng 12 năm 1855 tại số 63 làng DangChon (단천마을) Lý JukRip (죽립리), Ấp GoChang
(고창읍), là con của một học giả có tên là Jeon Chang Hyok (전창혁), thầy đồ của một ngôi trường làng nơi ông sinh sống. Từ nhỏ, ông đã theo cha học và đọc nhiều sách vở. Về sau, ông tiếp tục sự nghiệp giảng dạy của cha mình.
Năm 1888, ông gặp giáo chủ Donghak là Son Hwa Jung (손화중, Tôn
Hóa Trung) và gia nhập tổ chức Donghak. Năm 1890, ông trở thành Tiếp chủ vùng GoBu. Trước sự tham tàn của viên huyện lệnh Cho Pyong-gap (조평갑,
Triệu Bỉnh Giáp) hạt Gobu đã hành hạ nông dân, sưu cao thuế nặng, nhất là thuế đánh vào nước tưới ruộng tại hồ dự trữ Mansokpo (만석포 - Vạn Thạch Phục) với mức thuế hơn 700 sok (석 - thạch) lúa. Sự mâu thuẫn giữa nông dân
và chính quyền phong kiến lên tới đỉnh điểm, ngày 20 tháng 03 năm 1894, với gần 4000 người có vũ trang tập trung ở GiPhoChi (기포치) cùng công bố Tuyên ngôn sáng ý (창의문) mở đầu cho cuộc nổi dậy cách mạng của nông
dân Donghak năm Giáp Ngọ (1894) dưới sự lãnh đạo của Jeon Bong Jun. Nông dân chiếm công đường sở tại, cướp vũ khí, phân phát lúa gạo cho người
nghèo, và phá huỷ hồ nước Mansokpo (만석보).
Trước sự nổi dậy của nông dân, chính quyền phong kiến trả thù bằng cách bắt giam và hành hình một số tín đồ Donghak, đồng thời ra lệnh đốt cháy các cơ sở tôn giáo của Donghak. Bị chính quyền phong kiến chà đạp thô bạo, các
lãnh tụ của phong trào như Jeon Bong Jun, Kim Kae-nam (김개남 - Kim Khai
Nam), Son Hwa-jung (송하중 - Tôn Hoá Trung) và các tín đồ khác lập kế
hoạch tái khởi nghĩa. Họ kêu gọi nông dân hãy vũ trang khởi nghĩa bảo vệ đất nước và bảo đảm đời sống cho nhân dân. Những người lãnh đạo phong trào đã ra lời kêu gọi: “Dân là gốc rễ của quốc gia. Nếu gốc rễ khô héo thì quốc gia suy kiệt. Tác trách trong việc giúp nước yên dân, bọn quan lại chỉ biết lo xây dựng dinh thự xa xỉ, bòn rút công quỹ để vinh thân phì gia… Đất nước này là một, nhân dân ta đồng tâm giương cao chính nghĩa nguyện hy sinh để giúp nước yên dân….” [5, 413]. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút được lực lượng nông dân số lượng lên tới 10 ngàn người, đánh tan hơn 800 quân đội tinh nhuệ của
triều đình do Hong Kye Hun (홍계훈, Hồng Khải Huân) dẫn đầu, chiếm được
Jeonju (전주). Dưới đây là sơ đồ cuộc nổi dậy của đội quân nông dân Donghak lần thứ nhất:
Đường tiến quân của đội quân nông dân Donghak
Đường tiến quân của quan quân
Kết thúc cuộc khởi nghĩa lần thứ nhất với đề án cải cách do đội quân Nông dân yêu cầu nhà nước phong kiến Joseon thực hiện 12 điều khoản:
1. Xoá bỏ sự ngờ vực giữa tín đồ Donghak với triều đình, hãy hợp tác các vấn đề khó khăn về tài chính.
2. Điều tra các tham quan ô lại và nghiêm khắc phạt chúng
3. Nghiêm phạt bọn nhà giàu kiếm lợi từ thói hống hách vòi tiền dân
4. Kỷ luật những người thuộc giai cấp yangban (dù có quan chức hay không) có đạo đức kém
5. Đốt bỏ các chứng từ có liên quan đến nô lệ
6. Sửa đổi cách đối xử với những người mà nghề nghiệp thuộc “Bảy nghề đáng khinh biệt” (Thất ban tiện nhân - thí dụ những người phục vụ trong các công sở và những người lao công thực hiện các lao dịch cho nhà nước) và giải phóng những Bạch đinh trộm một lần để họ khỏi phải đội nón P‟yongyang (Bình Nhưỡng ly) là loại nón tre phân biệt giai cấp.
7. Cho phép các goá phụ còn trẻ được tái giá
8. Bãi bỏ các loại thuế đột xuất và độc đoán
9. Khi tuyển dụng quan chức cho kỳ thị địa phương và giai cấp, chỉ nên tuyển người có tài năng.
10. Nghiêm trị những kẻ câu kết với Nhật.
11. Huỷ bỏ tất cả các khoản nợ chưa trả, cho dù là mắc nợ tư nhân hay mắc nợ quan công quyền.
12. Phân chia ruộng đất đồng đều cho mọi nông dân, ai cũng có ruộng canh tác.
Trước nguy cơ khí thế của phong trào nông dân Donghak tăng, nhà nước phong kiến Joseon thấy rò nguy cơ diệt vong đến gần. Để đối phó với tình hình này, thay vì chấp nhận các yêu cầu trong đề án cải cách do nông dân Donghak đề xuất, nhà nước phong kiến Joseon đã viện tới sự giúp đỡ của quân đội Nhà