PHẦN KẾT LUẬN
1. Đọc “DongKyongDaeJeon” và “YoungDamYuSa” của SuUn Choi Jae U, điều đầu tiên phải ghi nhận chính là sự chân thành và thẳng thắn trong thái độ viết của SuUn. Sau cuộc gặp mặt với thần Trời và “ngộ” đạo vô cùng vô tận, SuUn hoàn toàn có thể sử dụng những lời nói và hành động có tính chất kỳ bí khiến người khác phải tin hay sợ mà tin. Nhưng theo cách lập luận của ông rằng: “đừng tin ta hãy tin vào thần Trời”, SuUn đã cảm hoá được con người bằng việc kể lại quá trình gặp, tiếp cận và ngộ đạo của mình với thần Trời thay vì buộc người khác phải tin và theo học thuyết của mình.
Với các nội dung của SuUn viết về quá trình đạt đạo, SuUn cũng mở ra con đường – với kinh nghiệm của bản thân, như truyền dạy người khác tiếp cận với đạo. Cuốn “Đông Kinh Đại Toàn” được viết bằng chữ Hán, trong đó các nội dung kể về người cha già, nỗi thất vọng và về cuộc sống bôn ba trong cuộc đời của ông đã phần nào chiếm được sự cảm thông của người đọc. Qua đó, SuUn tạo ra niềm hy vọng cho nhiều người, đặc biệt là các nhà Nho thất thế đương thời trong việc tiếp cận với đạo mà ông khai mở. Mặt khác, ông cũng hạn chế được hiện tượng những người khác coi ông như hình tượng của một vị thánh để rồi có thể dựa vào đó nhằm mưu lợi mục đích riêng. Có thể thấy, ông chỉ thuần túy làm tròn vai trò một người thầy truyền dạy những điều ông ngộ được từ thần Trời và mong muốn đáp ứng được nguyện vọng về một xã hội và tương lai tốt đẹp đến với mọi người dân.
Có thể thấy, khi đọc “Đông Kinh Đại Toàn” của SuUn Choi Jae U, người đọc có cảm tưởng rằng đó là một cuốn giáo trình người dành cho học trò mình với nội dung vừa xúc tích, logic đưa con người về với cội nguồn của nền văn minh, văn hoá phương Đông. Chẳng hạn, với “bất nhiên kỳ nhiên”, người đưa ra một tinh thần “thử nghiệm”, khuyến khích tinh thần thử nghiệm thông qua
việc dẫn ngược dòng thời gian về “đấng tạo vật”. Về một phương diện nào đó, có thể thấy tư tưởng của SuUn Choi Jae U là một triết lý phát triển.
“Long Đàm Di Từ” với lối viết như lời ca, gần gũi với người dân Hàn không có vốn chữ Hán, về sau trở thành kinh tụng cho các tôn giáo bắt nguồn từ Donghak của SuUn được thể hiện với những nội dung gần gũi, đơn giản, mộc mạc và phù hợp với tầng lớp bình dân. Nội dung chủ yếu của các bài tụng này là sự khuyên bảo, chỉ dẫn, mang tính cảm xúc khiến người đọc cảm nhận được nỗi lòng sâu thẳm của ông. Hình ảnh của SuUn trong “Long Đàm Di Từ” còn được ví như là một sự mẫu mực của một người đã dành tâm huyết của mình để giải phóng con người và đấu tranh vì con người, trong bản thể của con người có thần Trời, tìm và khơi được nó, con người sẽ „vạn sự chi‟ – hiểu được mọi sự.
2. Một câu hỏi đặt ra là tư tưởng Donghak đã giải quyết được vấn đề gì của xã hội Joseon lúc đó? Và điều quan trọng hơn là SuUn Choi Jae U đã làm được gì cho đất nước và con người Joseon trong thời điểm đó?
Trước hết có thể thấy, Donghak với tư cách là một học thuyết, về sau trở thành tôn giáo bản địa của Joseon đã tập trung đông đảo tầng lớp nông dân tiến hành cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến và sự xâm thực của Nhật Bản. Với tính chất là cuộc cách mạng nông dân chống chế độ phong kiến và ngoại xâm, cuộc khởi nghĩa nông dân Donghak là cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tính chất dân tộc, mở đầu cho một thời kỳ đấu tranh cho độc lập dân tộc cũng như tìm lại và khẳng định một lần nữa về bản sắc dân tộc trong thời buổi hỗn loạn của lịch sử Korea.
Do có sự xuất hiện của các yếu tố có tính chất Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cả Shaman giáo, tư tưởng Donghak thường được đánh giá là tư tưởng đã thống nhất và tổng hợp lại các tư tưởng triết học phương Đông trước đó. Kinh điển, điển tích điển cố của Nho giáo được SuUn Choi Jae U sử dụng thành thạo và am tường, chứng tỏ sự lĩnh hội và thấu hiểu Nho giáo của con
Có thể bạn quan tâm!
- Tư Tưởng Donghak Mang Đậm Tính Chất Văn Hóa Korea
- Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 10
- Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
người SuUn. Hiện tượng “người ớn lạnh, cảm thấy cái linh thiêng bên trong đang chạm vào mình, từ bên trong vọng lên lời truyền dạy, ta nhìn quanh tìm kiếm mà không thấy gì, ngóng tai nghe mà không nghe thấy gì” giống với hiện tượng lên đồng của các ông đồng, bà đồng trong tín ngưỡng Shaman mà trong trường hợp này là sự nhập thần của vị thần tối cao – thần Trời. “Đạo của ta là vô vi lý hóa” cho thấy ảnh hưởng của Đạo giáo, còn “Vận số tự nhiên quay lại rồi sống lại” có bóng dáng của thuyết nhân quả trong Phật giáo. Những yếu tố này khiến tư tưởng Donghak trở thành tư tưởng đã bao trọn và bảo tồn, lưu giữ các giá trị tư tưởng truyền thống của nền văn hóa trên bán đảo Joseon. Mặt khác, nó cũng là tư tưởng phát triển trên nền tảng văn hóa truyền thống và nâng văn hóa truyền thống đó cho phù hợp và bắt kịp với bối cảnh lịch sử mới của dân tộc. Đặc biệt, việc xuất hiện của tồn tại “thần Trời” cũng là kết quả của quá trình giao lưu văn hoá truyền thống của Joseon với văn hóa phương Tây, một trong những yếu tố dẫn tới việc hình thành tư tưởng Donghak: “Đất chia thành Đông Tây nên sao lấy Tây mà gọi cho Đông, Đông mà gọi cho Tây được” [18, 52].
Đến nay, chưa có một khẳng định nào của các nhà nghiên cứu cho thấy việc SuUn đã lấy khái niệm “Thiên chủ” từ phương Tây. Hoặc giả thuyết “Liệu có mối quan hệ nào hay một sự tiếp xúc nào giữa SuUn và phương Tây cùng Ki tô giáo?” cũng chưa được chứng minh. Nhưng theo cách thể hiện trong “Đông Kinh Đại Toàn” của SuUn thì có thể thấy, khái niệm “thần Trời” là khái niệm được kế thừa từ truyền thống văn hóa của dân tộc Korea từ thời khởi thuỷ. Điều đó khiến cho văn hóa truyền thống của người Korea được tiếp nối, không bị đứt gãy trong quá trình giao lưu với văn hóa phương Tây. Sự tồn tại của “thần Trời” trong Donghak giúp cho người Joseon tránh khỏi cảm giác hẫng hụt và phản kháng khi tiếp nhận luồng văn hóa mới. Đối tượng thờ cúng là “thần Trời” trong các tôn giáo bắt nguồn từ Donghak cũng làm cho người dân trên bán đảo Korea ít bỡ ngỡ hơn khi gặp vị “thần Trời” trong Kitô giáo
của phương Tây.
3. Bên cạnh đó, việc đặt tồn tại “thần Trời” vào tấm lòng con người là một bước tiến mới trong việc đề cao giá trị của con người. Không phải chỉ có thần thánh mới tạo dựng được „nước chúa‟ được „xã hội đại đồng‟ hay „thế giới thiên đàng sau cái chết‟, mà chính con người có thể tự xây dựng cho mình một
„xã hội lý tưởng‟ ngay trên mảnh đất mình đang sống. Donghak với tư cách là một học thuyết, một tôn giáo bản địa do SuUn sáng lập, không chỉ mang chức năng tôn giáo mà còn mang chức năng xã hội. Mặc dù khước từ vai trò giáo chủ của mình, nhưng có thể thấy sau khi đắc đạo, SuUn đã quyết định phổ đạo, hướng dẫn người khác tu luyện chứ không chỉ chuyên tâm vào tu luyện cho riêng mình. Như vậy, trên một phương diện nào đó, SuUn không muốn biến học thuyết của mình thành một tôn giáo (mặc dù tư tưởng này mang tính chất là một tôn giáo) để giai cấp thống trị có điều kiện lợi dụng như Kitô giáo. Xuất phát điểm của SuUn không phải là tầng lớp thượng lưu hay tầng lớp chính trị trong xã hội như mục tiêu của học thuyết Nho giáo mà đối tượng thuyết phục của SuUn là tầng lớp trí thức và thường dân trong xã hội Joseon. Đây là điều khiến cho tư tưởng của SuUn được tiếp nhận nhanh chóng, cũng giải thích tại sao khi Donghak xuất hiện, SuUn đã bị chính quyền phong kiến bắt và gán cho ông tội mê hoặc người dân và gieo rắc bất hoà trong xã hội khiến ông bị truy bắt và bị hành quyết vào năm sau đó.
Cũng như Việt Nam, đặc điểm về vị trí địa lý khiến cho cả Việt Nam và bán đảo Korea đều phải chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khổng lồ Trung Quốc. Và cũng như Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước qua nhiều triều đại, các thế hệ người Korea luôn nỗ lực tạo dựng nên một nền văn hóa khác, độc lập với nền văn hóa Trung Hoa. Cũng như văn hóa của Việt Nam, bán đảo Korea vẫn luôn nhấn mạnh và tự hào rằng Korea là một dân tộc đơn nhất. Trong hội thảo lần thứ chín về Hàn Quốc học với chủ đề “Hàn Quốc và
Hàn Quốc học dưới góc nhìn Châu Á” tổ chức tại Hà Nội, trong tiểu ban Đa Văn Hóa, các học giả đã bàn luận sôi nổi về mệnh đề “dân tộc đơn nhất” hay “đơn dân tộc” của người Korea. Do hiện trạng kết hôn quốc tế giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ các nước Đông Nam Á, mà điển hình là phụ nữ Việt Nam, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong xã hội Hàn Quốc vốn được coi là đơn dân tộc. Một trong những vấn đề lớn nhất đó là giáo dục cho thế hệ con lai của các cuộc hôn nhân quốc tế đó. Hiện nay trong xã hội Hàn Quốc đã bắt đầu có sự “hỗn dung” dòng máu, báo hiệu cho sự phá vỡ tính đơn nhất mà các thế hệ người Hàn vẫn luôn nhấn mạnh. Vấn đề đa dân tộc bắt đầu được đưa ra thảo luận nghiêm túc từ những năm 2000 tại Hàn Quốc. Và theo nhiều nhà nghiên cứu Hàn Quốc thì đã đến lúc người Hàn Quốc phải xem xét lại khái niệm “dân tộc” của mình trong quá trình tiếp cận với các nền văn hóa khác ngay trong lòng xã hội Hàn Quốc. Một trong những nơi có thể tìm lại „đặc tính của người Hàn Quốc‟ chính là tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1) Alain Gheerbrianr & Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng
2) Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh (1996), Hàn Quốc Lịch sử -
Văn hóa (Từ khởi thủy đến 1945), NXB Văn hóa
3) Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học (2005), Lịch sử Hàn Quốc, NXB Đại học Quốc gia Seoul
4) Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên) (2002), Đại cương lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam - tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
5) Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1997), Đại cương lịch sử thế giới cận đại - tập 2, NXB Giáo Dục
6) Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2003), Lịch sử thế giới cận đại - tập 2, NXB Giáo Dục
7) Đỗ Quang Hưng (2008), Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Nguyễn bàn về tôn giáo - Nghiên cứu, sưu tầm, chú giải, NXB Chính trị - Hành Chính
8) Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng Triết học trong thần thoại Việt Nam, NXB Sự thật
9) Khoa Ngữ Văn, Khoa Lịch sử ĐH Quốc Gia Hà Nội (1996), Hàn Quốc lịch sử và văn hóa, NXB Văn hóa
10) Korea xưa và nay (2002), Lịch sử Hàn Quốc Tân Biên, NXB Tp Hồ Chí Minh
11) Hwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan (2001), Tra cứu văn hóa Hàn Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
12) Gi Baik Lee (2002), Korea xưa và nay - Lịch sử Hàn Quốc tân biên, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
13) Jean Baptiste Duroselle & Jean Marie Mayeur (2004), Lịch sử đạo Thiên
Chúa, NXB Thế giới
14) Lê Quang Thiêm (1998), Văn hóa, văn minh và yếu tố văn hóa truyền thống Hàn, NXB Văn học Hà Nội
15) Viện nghiên cứu Đông Bắc Á (2007), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á – Phong trào Đông học và Thiên đạo giáo ở Hàn Quốc, số 10 (80), 10/2007
16) Kim Seong Beom & Đào Vũ Vũ (2006), Câu chuyện Tiếng Hàn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
17) Kim Seong Beom & Đào Vũ Vũ (2006), Câu chuyện Hàn Quốc, NXB Thế giới
18) Kim Seong Beom & Đào Vũ Vũ (2008), Đông Kinh Đại Toàn, NXB Thế giới
Tài liệu tiếng Hàn:
19) 김광남 외 (2007), 고등학교 한국 근.현대사, (주) 두산
20) 김성범 (2005), 이야기 한글 한국, 가시아히
21) 김용휘 (2007), 우리 학문으로서의 동학, 책세상
22) 노길명 (2006), 한국의 종교운동, 고려대학교 출판부
23) 동학학회 (2005), 동학과 전통사상, 도서출판모시는 사람들
24) 삼암 표영삼 (2004), 동학 1-수운의 삶과 생각, 통나무
25) 신일철 (1995), 동학에 대한 이해, 사회비평사
26) 예문동양사상연구원.오문환 외 (2005), 한국의 사상가 10 명- 수운 최제우, 예문서원
27) 역사문제연구소 (1993), 동학농민전쟁.역사기행, 여강
28) 오주석 (2003), 오주석의 한국의 미 특강, 솔
29) 윤석산 (2008), 천도교, 천도교 중앙총부
30) 윤석산 (2000), 용담유사, 동학사
31) 원종규 외 (1995), 갑오농민전쟁 100 돌기념논문집, 집문당
32) 정성희 (2005), 한 권으로 보는 한국사 101 장면 – 구석기시대에서
전.노재판까지, 가락기획
33) 최동희.이경원 (2003), 새로 쓰는 동학-사상과 경전, 집문당
34) 한국생활사박물관 편찬위원회 (2004), 한국생활사박물관 - 조선 생활관 9, 10, 11, 사계절
35) 한국 동양정치여사학회 (2005), 한국정치사상, 백사서당
36) 한국역사연구회 (1999), 우리는 지난 100 년동안 어떻게 살았을 까 1,
역사비평사