Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 11

Thanh thông qua hòa ước JeonJu. Dưới lập trường của chủ nghĩa dân tộc thì hành động này của nhà nước phong kiến Joseon cho thấy bản chất rò rệt của một nhà nước thối rữa cần phải vứt bỏ. Nhờ cớ đó, quân Thanh đường hoàng và ồ ạt tiến vào Joseon. Nhật Bản khi đó cũng nhờ hiệp ước Thiên Tân kéo quân vào Joseon. Quân đội Thanh và Nhật đụng độ trên đất Joseon và cuộc chiến tranh Thanh - Nhật nổ ra. Thắng trong cuộc chiến tranh này, Nhật Bản đẩy mạnh việc can thiệp vào nội chính Joseon và trở thành lực lượng đối chọi chính của đội quân nông dân Donghak .

Trong hoàn cảnh đó, đội quân nông dân Donghak lại một lần nữa tập trung lực lượng và tiến hành kháng chiến trên quy mô rộng lớn. Đến đây thì cách mạng nông dân Donghak bước vào giai đoạn hai, giai đoạn đấu tranh chống giặc ngoại xâm do sự bất lực và phản bội của chính quyền phong kiến Joseon.

Dưới đây là sơ đồ trận giao chiến lần thứ hai:


Gần một vạn binh lính của đội quân nông dân Donghak sau khi tập trung ở NonSan đã hướng tới quan quân và quân Nhật ở UgeomChi, tỉnh GongJu. Nhưng quân đội nông dân Donghak đã không thể chống chọi được với quân đội Nhật Bản được trang bị vũ khí lúc bấy giờ. Jeon Bong Jun cùng nhiều tướng chỉ huy khác đã bị bắt tại SunChang. Sự kiện này đánh dấu thất bại của phong trào nông dân Donghak và chấm dứt cuộc kháng chiến của nông dân Donghak.


Tuy nhiên, thế lực của Nhật Bản ngày càng mạnh sau khi Nhật Bản dành

thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật và chính thức xâm lược bán đảo Korea, biến vùng bán đảo này thành thuộc địa của mình và đặt ách thống trị hơn 30 năm trên đất Joseon (1910 - 1945).

Vậy, cách mạng nông dân Donghak đã gây ra ảnh hưởng như thế nào cho xã hội Joseon lúc bấy giờ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đối với tư tưởng Donghak thì phong trào cách mạng nông dân Donghak có thể nói là một sự kiện quan trọng. Đầu tiên bởi nó là sự kiện gặp gỡ của tư tưởng này và tầng lớp nông dân trên bán đảo Korea mà mấu chốt là sự kết hợp giữa các tín đồ cấp cao, hệ thống tổ chức các chi nhánh tôn giáo và phong trào kháng chiến nông dân. Cuộc gặp gỡ này đã chính thức nhận diện đối tượng đấu tranh của cách mạng nông dân, từ nhà nước phong kiến Joseon đến thế lực xâm lược ngoại bang.

Chưa thể nói phong trào cách mạng nông dân Donghak là hiện thực hóa của tư tưởng do SuUn Choi Jae U đề xướng. Nhưng phần nào phong trào kháng chiến này đã làm lộ rò sự „phản bội‟ của chính quyền trung ương, cho nhân dân Joseon nhận ra tình huống thật sự, và mất lòng tin vào hệ thống chính trị, vào vương quyền lúc bấy giờ. „Chỉ có chúng ta đoàn kết lại để tự cứu và cứu được mình‟ là hiện thực mà từng người nông dân của cuộc nổi dậy này nhận ra. Điểm quan trọng ở đây là chính tầng lớp nông dân chứ không ai khác nhận thức được vấn đề và tiến hành đấu tranh để bảo vệ chính mình.

Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 11

Đối với lịch sử nhà nước Joseon thì có thể nói phong trào cách mạng nông dân Donghak là bước đầu tiên đánh dấu cho quá trình sụp đổ của nhà nước phong kiến Joseon, cũng cảnh tỉnh về mưu đồ xâm lược của ngoại bang Nhật Bản, Trung Quốc hay Nga. Việc tự chính lực lượng nông dân đứng lên tổ chức quân đội, lật đổ chính quyền và tổ chức chọn người lãnh đạo cho mình thể hiện sự phát triển về nhận thức của nông dân Joseon, cũng thể hiện sức mạnh, tinh thần tự lực tự cường của người nông dân Joseon trước sóng gió lịch sử của đất nước.


3. 2. Các tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak

Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với tình cảm xã hội lộn xộn, sự đè nén và áp bức của chính quyền nhà nước Phong kiến đã khiến cho nhiều tôn giáo bản địa mới xuất hiện trên bán đảo Korea. Và tổ chức có tính chất tôn giáo bản địa đầu tiên chính là Donghak. Trong cuốn “Các phong trào Tôn giáo của Hàn Quốc” của Noh Gil Myong, học giả này viết: “Năm 1860, sau khi Donghak ra đời, trong xã hội Hàn Quốc xuất hiện hàng loạt các tôn giáo mới” [22, 130]. Như vậy có thể nói, tư tưởng Donghak trở thành ngọn cờ đầu cho sự ra đời của hàng loạt các tôn giáo mới trên bán đảo Korea trong giai đoạn cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Có thể coi đây là những dấu hiệu phản kháng và độc lập về mặt tinh thần, tôn giáo đầu tiên của người Hàn sau phản ứng tiếp nhận Tây học và Thiên chúa giáo của phương Tây. Một mặt, việc xuất hiện các tổ chức tôn giáo bản địa trong hoàn cảnh lúc bấy giờ ban đầu là chỗ dựa tinh thần cần thiết cho người dân trên bán đảo, đặc biệt là những người không quen với Thiên chúa giáo. Mặt khác, sau khi phong trào đấu tranh đòi lại danh dự cho giáo chủ SuUn phát triển thành phong trào cách mạng nông dân Donghak và mặc dù phong trào này đã thất bại nhưng sự hình thành của các tổ chức tôn giáo kế tiếp truyền thống Donghak như Thiên đạo giáo và SuUn giáo là bước phát triển tiếp theo của Donghak. Đến giai đoạn này, các tổ chức hậu Donghak kết hợp với cái mác tôn giáo đã tích cực thu hút sự đoàn kết trong giáo hội cũng như thu hút lực lượng người tham gia vào làn sóng phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc. Phong trào Độc lập ngày 01/03/1919 là một trong số đó. Tổ chức Thiên đạo giáo đã tham gia chuẩn bị một cách tích cực vào phong trào này. “Để thực hiện phong trào đấu tranh độc lập, Thiên đạo

giáo đã xây „BongHwangGak‟ (봉황각 - phượng hoàng gác) ở UiDong (의동),

lựa chọn khoảng 500 người từ các địa phương khác nhau rồi tổ chức huấn

luyện theo 7 kỳ, với nội dung tu dưỡng tinh thần tự lập cho những người này. Những người này về sau trở thành các thủ lĩnh ở các địa phương khác nhau.

Thiên đạo giáo cũng đã tổ chức gây „quỹ Tân Tiết‟ (신철금) ở Giáo đường

trung tâm tại lý Bimil (비밀리) để tích lũy kinh phí cho hoạt động cách mạng.

Trước khi phong trào nổ ra, đêm ngày 28 tháng 02 năm 1919, một cuộc họp gồm 33 đại biểu (Cheondo giáo - 천도교: 15 người, Gamri giáo - 감리교: 9 người, JangRo giáo - 장로교: 7 người, Phật giáo - 불교: 2 người) đã được tổ chức tại nhà của giáo chủ thứ ba của Donghak là ƯiAm SonByongHee (의암 송병희) để bàn tổng kết về kế hoạch cho phong trào ngày 01/03. Trong các

nội dung bàn chỉ có việc đọc bản tuyên ngôn độc lập được thay đổi thành Tae Hwa Kwan (대화관), còn các kế hoạch khác được tiến hành như dự định. Như

vậy chúng ta lại thấy yếu tố tôn giáo kết hợp với chính trị trong các phong trào đấu tranh vì độc lập của người Hàn. Cũng chính vì vậy mà với tinh thần yêu nước đó, các tổ chức tôn giáo này tiếp tục trở thành nơi lưu tồn các giá trị truyền thống của người dân trên vùng bán đảo Korea, trở thành lực lượng tích cực trong công cuộc khôi phục lại các giá trị truyền thống Korea về sau.

“Hiện nay, kế thừa sự truyền dạy của SuUn, các tổ chức tôn giáo mới liên quan tới Donghak có thể kể ra đây như: CheonDo Gyo (천도교, Thiên đạo

giáo, 天道敎); SuUn Gyo (수운교, SuUn Giáo); DonghakCheonJin Gyo (동학천진교, Donghak thiên chân giáo, 東學天眞敎); DongHakGyoBonBu (동학교본부, Donghak giáo bản phủ, 東學敎本部)”. [22, 139]

Về cơ bản, tôn giáo gắn với đức tin và hệ thống nghi lễ. Các tổ chức tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak thường đặt SuUn Choi Jae U làm tổ sư đầu tiên của tôn giáo mình. Các tôn giáo này hiện nay đi vào khai thác phần tu hành, ứng dụng các phương pháp tu hành vào đời sống hiện tại. Các tôn giáo khác với triết học hay các ngành nghiên cứu khoa học bởi chỉ thường tập trung vào nghiên cứu theo hướng tu hành, tu luyện, phát triển các hình thức tu luyện

và truyền dạy cho các tín đồ. Trong thời hiện đại, các tổ chức tôn giáo này đều có trụ sở và các chi nhánh, đều có trang web riêng: Ví dụ như Thiên đạo giáo: http://www.chondogyo.or.kr/. Thiên đạo giáo có trụ sở chính ở Seoul và chi nhánh ở các tỉnh cùng hệ thống các cơ quan trực thuộc: Học viện, viện tu luyện, hội thống nhất dân tộc, viện nghiên cứu con người mới. Ngoài ra còn có cả hội phụ nữ, hội thanh niên. Su Un giáo: http://www.suwoongyo.or.kr.

Các tổ chức tôn giáo ở Hàn Quốc nói chung hay các tổ chức tôn giáo bắt nguồn từ Donghak nói riêng hiện nay một mặt hướng vào nghiên cứu kinh điển, tìm ra và khai thác các tầm nghĩa mới của kinh điển; mặt khác lại tập trung vào thực hiện các công việc phục vụ xã hội như các tổ chức xã hội khác. Trong thời đại toàn cầu hóa, một yêu cầu mới đặt ra là sự giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và các nền văn hóa khác. Bài toán giao lưu của các tôn giáo này với các tôn giáo khác trên thế giới cũng như cách thức hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa này sẽ diện ra như thế nào là vấn đề mà các tôn giáo đã đang và sẽ quan tâm.

3. 3. Khơi nguồn ý tưởng về „Korea học‟

Trong “Đông Kinh Đại Toàn” SuUn Choi Jae U viết: Đạo thì giống với phương Tây nhưng học thuật thì là Donghak. Dường như người muốn tạo ra một ngành học hơn là một tôn giáo. Nhưng có lẽ chính “cuộc hội ngộ với thần Trời biết nói” cùng sự biến đổi thành hình thức đấu tranh cách mạng của nông dân Donghak mà SuUn Choi Jae U được nâng lên thành thánh, như vị giáo chủ đầu tiên của tôn giáo sau khi người bị xử tử. Tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U vẫn nằm trong lối tư duy truyền thống của người phương Đông lấy “ta” làm chuẩn và có tính chủ quan khác với phương Tây. SuUn Choi Jae U đã không “phản bội” lại phương Đông. Thứ nhất, người công nhận khi đối thoại với học trò:

Hỏi: Người nói đạo giống vậy lấy tên đạo là Tây học ạ?

Đáp: Ta sinh ra ở phương Đông, nhận đạo ở phương Đông cớ gì phải lấy

tên là Tây học.

Tiếp đó, SuUn cũng phê phán nền học thuật của phương Tây. Đầu tiên là từ thái độ “nói là đạt được đạo mà hóa ra cướp bóc”. Hay như câu: “Người phương Tây lời nói không có thứ bậc, trong chữ viết không có cái đúng sai, đàn lập không vì Thiên chủ mà chỉ biết cầu kế sách cho thân mình. Trong người không có thần khí hóa (tính thần bí, phần thần kỳ trong con người), trong học thuật không có lời dạy của Thiên chủ, hình thức thì có mà lại không có dấu hiệu, có vẻ như có suy nghĩ mà lại không có chú văn (văn cầu bằng lòng thành). Rồi gần với sự mơ hồ, học thì không phải Thiên chủ nên làm sao mà không thể không khác được!” [18 - 50, 51].

Trước khi người phương Tây và hệ thống giáo dục kiểu phương Tây du nhập vào phương Đông thì các ngành học của phương Đông chủ yếu phụ thuộc vào nền văn hóa Trung Hoa. Việc học hành tại các hình thức trường học khác nhau chắc chắn không phải là việc phổ biến và ai cũng làm được. Sự độc quyền chữ viết Trung Hoa cũng là một trong lý do khiến cho nền giáo dục trong quá khứ không được đại chúng hóa. Chính vì vậy mà khi thành lập nước, một trong những công việc đầu tiên Hồ Chí Minh tiến hành là phổ cập giáo dục – dạy chữ quốc ngữ cho toàn dân. Điều này giúp ta hiểu tại sao SuUn lựa chọn cách viết cuốn “Long Đàm Di Từ” dưới dạng lời ca, cũng phần nào cho thấy „công tác‟ bảo tồn “nền học thuật phương Đông” của SuUn Choi Jae U.

Và để xây dựng một nền học thuật của phương Đông nói chung và Hàn Quốc nói riêng, người đưa ra ý tưởng về vấn đề này thông qua các nội dung trong phần “Bố đức văn”, “Luận học văn” và “Bất nhiên kỳ nhiên” trong cuốn “Đông Kinh Đại Toàn”. “Đông Kinh Đại Toàn”dường như được cấu trúc theo trật tự của một cuốn giáo trình dành cho không chỉ các học giả Nho học lúc bấy giờ với các nội dung “kinh điển” của triết học phương Đông với Shaman giáo, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong kho tàng kiến thức phương Đông. Cuốn sách còn chứa đựng các nội dung, các phạm trù mới, như sự xuất hiện

của “Thiên đạo” và việc luận về “Thiên đạo” của SuUn hay hai phạm trù “bất nhiên kỳ nhiên”. Bên cạnh đó, cách thức SuUn đưa ra để chỉ dạy cho các học trò có thể được gắn với môn „tâm học‟. Việc tìm hiểu về „thần Trời‟ trong bản thân mỗi con người, về chính bản tâm của mỗi cá nhân chắc chắn sẽ là một trong những ngành học phát triển trong môi trường xã hội toàn cầu và sự cô đơn của cá nhân con người.

Trong phần “Tu Đức văn” nội dung số 10 của cuốn “Đông Kinh Đại Toàn”, chúng ta thấy SuUn có viết những dòng về thành quả của quá trình đào tạo của người: “Việc hành đạo của chúng ta thật đẹp. Tung bút ra viết chữ khiến người ta nghi ngờ tưởng là dấu chữ Vương Hy Chi, mở miệng lấy vận thì không ai là không quỳ lạy người tiều phu. Lòng tham của người hay hối hận và xa xỷ chẳng điên lên trước của cải của Thạch Thị, người tận lòng tận tâm không ghen tỵ với trí tuệ của Tư Khoáng...”. [18, 98]

Với tính chất một học thuyết bản địa của Korea, với ảnh hưởng và sức sống cho đến nay của Donghak cũng như tính chất tổng hợp, thống nhất toàn bộ các tư tưởng trước đó và mở ra một nền học thuật mới, Donghak của SuUn Choi Jae U là một học thuyết cần thiết vừa có tính bảo tồn, vừa có tính phát triển của cư dân vùng bán đảo Korea. Chính vì vậy tư tưởng này là một tư tưởng có giá trị trong việc nghiên cứu về Korea. Trong thời buổi hiện nay, với xu hướng hình thành ngành Korea học, tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U là tư tưởng không thể thiếu trong danh mục triết học Korea.

Tiểu kết chương3

Như vậy, có thể tổng kết các ảnh hưởng của tư tưởng Donghak trên bán đảo Korea thành ba điểm lớn. Vào thời điểm đất nước lâm nguy, tư tưởng Donghak kết hợp với nông dân trở thành lực lượng tổ chức các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc. Mặc dù các phong trào này đều thất bại nhưng ảnh hưởng của tư tưởng Donghak đã nâng cao nhận thức và tính tự chủ của người nông dân Korea. Một đặc điểm quan trọng là sự kết hợp của Donghak với tư

cách một tôn giáo cùng lực lượng nông dân nhằm đạt mục tiêu đấu tranh vì độc lập dân tộc đã là một sự kết hợp tạo ra sự đoàn kết, cấu kết và sức mạnh cho cộng đồng.

Tiếp đó, ảnh hưởng của Donghak được kế thừa bởi các tôn giáo có gốc là Donghak. Về cơ bản, SuUn đã chỉ ra một „đối tượng‟ để tôn thờ, đã tạo ra một cách thức tu luyện, và hệ thống hóa các nghi thức, và tạo ra được niềm tin trong mỗi người tham gia. Đây là lý do khiến cho các tôn giáo có tính chất Donghak được hình thành. Các tôn giáo này như đã phân tích, vừa là lực lượng tích cực đấu tranh cho giải phóng dân tộc, vừa là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần, vật chất của truyền thống văn hóa, là lực lượng tiên phong trong phong trào chấn hưng truyền thống dân tộc. Không chỉ vậy, các tôn giáo này còn làm công việc đơn thuần của một tôn giáo là chỗ dựa tinh thần cho người dân.

Ảnh hưởng thứ ba của Donghak và SuUn Choi Jae U xuất phát từ các đặc tính truyền thống mà Donghak mang trong mình. Với những đặc tính này, Donghak trở thành đối tượng quan tâm của các quốc gia khác trong thời đại

„đụng độ của các nền văn minh‟ và sự giao lưu văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022