Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 2

đại. Hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu nói chung trong tiếng Việt là phạm vi quá rộng so với đề tài nên luận văn này chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu tìm hiểu ở ngôn ngữ đối thoại và một phần rất nhỏ là ngôn ngữ đơn thoại thuộc 20 tác phẩm kể trên. Số lượng tư liệu thu thập được gồm khoảng hơn 5000 phiếu ghi lại các phát ngôn có chứa hiện tượng tiêu điểm.‌


6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương được sắp xếp như sau:

Chương 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của cấu trúc thông tin. Chương 2: Các phương thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt. Chương 3: Phạm vi tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt.

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ học

1.1.1.1. Lý thuyết phân đoạn thực tại

Trong các công trình nghiên cứu những năm gần đây thường hay nói tới thuật ngữ "sự phân đoạn thực tại câu" (Actual Division of the Sentence), "phối cảnh chức năng của câu" (Functional Sentence Perspective). Tuy khác nhau về tên gọi nhưng chúng đều cùng thuộc về lý thuyết phân đoạn thực tại câu. Người đặt nền móng cho lý thuyết này là A.Weil (1818 - 1909) - nhà ngôn ngữ học Pháp. Những ý tưởng của ông đã được V.Mathesius (1882 - 1945) phát triển và đề xuất ra thuật ngữ "phân đoạn thực tại câu". Theo bài viết của ông, "các yếu tố cơ bản của phân đoạn thực tại câu là điểm xuất phát [hay là cơ sở], tức là cái mà, trong tình huống đã cho, là cái đã biết hoặc chí ít cũng dễ dàng hiểu được và người nói xuất phát từ đó, và hạt nhân của phát ngôn, tức là cái mà người nói thông báo về điểm xuất phát của phát ngôn." (dẫn theo Diệp Quang Ban [1, 25 - 32])

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Sau V.Mathesius, một số nhà nghiên cứu mà đại diện là nhà ngôn ngữ học Tiệp Khắc J.Firbas chủ trương bổ sung thêm một thành phần thứ ba vào sự phân đoạn là "chuyển đề" (transition) với chức năng là phần chuyển tiếp từ chủ đề sang thuật đề (hoặc ngược lại).

Trái với xu hướng trên là quan điểm của R.Dooley khi tiến hành phân tích cấu trúc câu của tiếng Guarani (1982). Theo ông, phần duy nhất bắt buộc phải có trong câu là hạt nhân dụng pháp và phần này ít nhất phải chứa đựng một cái lõi hay tâm (core). Đó là một cái lõi mang tính thông báo cao độ, phần xung quanh chỉ là một cái khung (frame) mà nội dung là một tiền giả định được chia sẻ giữa người nói và người nghe (người hỏi và người trả lời). Do vậy, cấu trúc thông báo của câu sẽ chỉ có một trung tâm hay còn gọi là tiêu điểm.

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 2

Dù có những xu hướng khác nhau như vậy nhưng đa số các tác giả thống nhất một quan niệm chung là xếp cấu trúc thông báo vào bình diện cú pháp.

1.1.1.2. Cấu trúc thông tin theo ngữ pháp chức năng

Lý thuyết do Mathesius và nhóm ngôn ngữ học Praha đề xướng được nhiều nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo những chiều hướng khác nhau. Cho đến

nay, cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã phát triển và ngày càng có ảnh hưởng đến giới ngôn ngữ học Việt Nam nói chung và giới nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói riêng.

S. Dik (1981) tạo nền tảng lý thuyết cho ngữ pháp chức năng bằng cách giới thiệu về hệ hình chức năng qua việc trả lời một số câu hỏi về chức năng của ngôn ngữ tự nhiên. S. Dik cho rằng ngữ pháp chức năng xem ngôn ngữ như là một "công cụ giao tiếp xã hội". Chức năng chính của ngôn ngữ tự nhiên là "thiết lập giao tiếp" giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Giao tiếp có thể được xem như là một mô hình tương tác tác động qua đó người sử dụng ngôn ngữ tạo nên một sự thay đổi nào đó trong thông tin dụng học của người cùng giao tiếp. Như vậy, ngữ pháp chức năng đề cao tầm quan trọng của dụng học, một khi nó nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ (người nói và người nghe) và bối cảnh giao tiếp.

Dik cũng đã phân biệt trong dụng học có 4 chức năng khác nhau đối với bản thân kết cấu vị ngữ: chủ đề (theme), hậu đề (tail), đề (topic), tiêu điểm (focus). Hai chức năng dụng học dưới đây nằm ngoài khung vị ngữ:

- Chủ đề (theme): chủ đề chỉ định toàn bộ diễn ngôn có liên quan đến điều mà kết cấu vị ngữ đi sau biểu thị một sự quan yếu.

- Hậu đề (tail): hậu đề biểu thị, như một "hậu ý" đối với kết cấu vị ngữ, những thông tin làm rõ hay bổ nghĩa cho nó.

Hai chức năng dụng học còn lại nằm trong khung vị ngữ:

- Đề (topic): đề biểu thị những thực thể mà kết cấu vị ngữ xác định điều gì đó "về" nó trong bối cảnh đã biết.

- Tiêu điểm (focus): tiêu điểm biểu thị những thông tin được xem là quan trọng hay nổi bật nhất trong bối cảnh đã biết. [10,35]

Bên cạnh quan niệm của S.Dik, một công trình có tầm ảnh hưởng sâu rộng khi nói tới ngữ pháp chức năng là "An Introduction to Functional Grammar"(Dẫn luận Ngữ pháp chức năng) được xuất bản lần đầu tiên vào 1985 của M.A.K. Halliday. Ông cho rằng câu được dùng với 3 siêu chức năng khác nhau: câu trong văn bản ứng với siêu chức năng văn bản (textual), câu trong giao tiếp ứng với siêu chức năng liên nhân (interpersonal), câu dùng làm cái biểu hiện ứng với siêu chức năng quan niệm (ideational). Theo đó ứng với mỗi chức năng có một cách tổ chức

đặc thù trong câu; mỗi cách tổ chức đặc thù đó làm thành kiểu cấu trúc dành riêng cho việc thực hiện một chức năng nhất định, không trùng lặp với cấu trúc của chức năng khác: qua cấu trúc đề - thuyết, câu với tư cách là một thông điệp ứng với siêu chức năng văn bản. Qua cấu trúc thức, câu với tư cách lời trao đáp ứng với siêu chức năng liên nhân. Qua cấu trúc nghĩa biểu hiện, câu với tư cách như là một sự thể hiện ứng với chức năng quan niệm. [3,18].

Từ đó, Halliday quan niệm khi đưa câu vào văn bản, vào tình huống người sử dụng, người nói phải chọn từ ngữ làm điểm xuất phát cho việc tổ chức câu. Yếu tố được chọn làm xuất phát điểm cho câu được gọi là phần khởi đề, phần còn lại là phần trần thuyết, tức là phần diễn giải có liên quan đến phần đề, gọi gọn lại là phần đề và phần thuyết. Quan hệ giữa hai phần này được gọi là cấu trúc đề hay cấu trúc đề - thuyết.

Theo ông, "có một mối quan hệ gần gũi giữa cấu trúc thông tin và cấu trúc đề ngữ. Nếu mọi cái đều ngang bằng nhau thì người nói sẽ chọn đề ngữ từ trong thành phần thông tin cũ và đặt tiêu điểm, đỉnh điểm ở thông tin mới ở một nơi nào đó trong thành phần thuyết ngữ. Nhưng mặc dù chúng có quan hệ với nhau, thông tin cũ - mới và đề ngữ - thuyết ngữ không giống nhau. Đề ngữ là cái tôi, người nói, chọn làm xuất điểm. Thông tin cũ là cái bạn, người nghe đã biết hoặc có và bạn có thể tiếp cận được. Đề - thuyết hướng tới người nói trong khi thông tin cũ - mới lại hướng tới người nghe" [16,478]. Có thể thấy, Halliday khẳng định cấu trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin không đồng nhất với nhau.

Từ những sự trình bày trên nhận thấy ngữ pháp chức năng của S.Dik và Halliday có nét khác biệt nhưng nhìn chung đều tiếp cận vấn đề của ngôn ngữ theo một chiều hướng khác với ngữ pháp cấu trúc. Thực tế hai cách miêu tả bổ sung cho nhau và làm hoàn thiện công việc nghiên cứu ngôn ngữ để nhằm những mục đích nhất định. Bởi thiết nghĩ hai biểu thức ngôn ngữ khác nhau cho dù cùng diễn đạt một thông tin nội dung mệnh đề nhưng chắc chắn để thể hiện cho hai mục đích khác nhau. Một trong những ý nghĩa có thể sản sinh khi ta sử dụng những cấu trúc ngữ pháp và từ vựng khác nhau là nêu bật một sự tình mang tính tiêu điểm mà luận văn của chúng tôi muốn bàn tới. Ý nghĩa khác nhau đó nằm trong tầm phạm vi của dụng học. Khi S.Dik [49,9] bàn đến cấu trúc thông tin dụng học, ông đã chia thành ba thành tố chính:

(i) Thông tin chung: bao gồm những thông tin dài hạn về thế giới, những đặc trưng văn hoá và thiên nhiên của nó và những thông tin về bất kỳ một thế giới nào khác, dù thực hay tưởng tượng.

(ii) Thông tin tình huống: bao gồm những thông tin xuất phát từ người tham gia giao tiếp hay tình huống giao tiếp.

(iii) Thông tin ngữ cảnh: là những thông tin từ các biểu thức ngôn ngữ đi trước và sau thời điểm giao tiếp được xét đến.

Từ sự phân loại thông tin trên cho chúng ta thấy phần thông tin tình huống sẽ rất đa dạng và phong phú vì xuất phát từ tình giao tiếp cụ thể trong thực tế. Do đó, phần thông tin dụng học mà luận văn này chúng tôi muốn xem xét khi bàn đến hiện tượng tiêu điểm hoá chỉ nằm trong phạm vi của phần thông tin thể hiện trong ngữ cảnh, nghĩa là chúng tôi muốn xét hiện tượng tiêu điểm chỉ trên cơ sở phát ngôn trong ngữ cảnh của văn bản mà thôi.


1.1.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong Việt ngữ học

Bên cạnh việc điểm qua các quan niệm khác nhau ở trên, chúng tôi nhận thấy cấu trúc cú pháp và cấu trúc thông tin dù không đồng nhất với nhau nhưng giữa hai loại cấu trúc này có mối liên hệ mật thiết trong từng ngữ cảnh cụ thể. Trong khi cấu trúc cú pháp chịu sự quy định đặc thù về loại hình cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ thì cấu trúc thông tin là một loại cấu trúc thực hiện chức năng. Bất cứ một thông tin mới nào trong phát ngôn cũng đều được thể hiện qua một hình thức cú pháp nhất định. Do đó việc xem xét cấu trúc thông tin không thể không đặt trong mối quan hệ với cấu trúc cú pháp để có cơ sở vững chắc lí giải được những quy tắc trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt.

1.1.2.1. Về cấu trúc cú pháp

1.1.2.1.1. Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị

Trong Việt ngữ học tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau về cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Sự khác nhau đó khiến việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nhìn chung có hai đường hướng chính xung quanh cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt.

Đường hướng nghiên cứu phổ biến vẫn tồn tại trong ngữ pháp nhà trường cho đến nay là phân tích cấu trúc câu ở bình diện kết học theo quan hệ chủ - vị. Những nhà nghiên cứu theo hướng này là Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Lê Xuân Thại, Diệp Quang Ban…

Tuy hầu hết các nhà nghiên cứu đều lưỡng phân cấu trúc cú pháp của câu (đơn) theo quan hệ chủ - vị và dùng các thuật ngữ khác nhau như: cụm chủ - vị (Nguyễn Kim Thản, 1964; Diệp Quang Ban, 1984), kết cấu chủ - vị (Hoàng Trọng Phiến 1980), câu chủ - vị (Lê Xuân Thại 1994) nhưng họ chưa thống nhất với nhau về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ. Một số tác giả cho rằng cấu trúc chủ - vị biểu hiện một sự tình, trong đó chủ ngữ thường biểu thị chủ thể của hành động (quá trình hay trạng thái) còn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của chủ thể). Một số khác cho rằng cấu trúc chủ - vị không chỉ có chức năng biểu hiện của sự tình mà còn có chức năng truyền tải một thông điệp. (dẫn theo Nguyễn Hồng Cổn, [8,3])

Dù có sự khác nhau về chức năng như vậy nhưng dễ nhận thấy rằng cách phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị có những hạn chế nhất định trong việc mô tả các kiểu câu tiếng Việt. Từ bối cảnh đó đã làm nảy sinh thêm một quan niệm khác là coi cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt; phân tích cấu trúc cú pháp là phân tích cấu trúc câu theo quan hệ đề - thuyết.

1.1.2.1.2. Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ đề - thuyết

Những người đi theo đường hướng này phải kể đến Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo, nhóm tác giả của "Ngữ pháp tiếng Việt" (UBKHXH 1983). Cao Xuân Hạo (một trong những học giả đầu tiên của Việt Nam đi theo đường hướng của ngữ pháp chức năng) là người đầu tiên áp dụng quan hệ đề - thuyết vào việc phân tích cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt. Theo ông, cấu trúc chủ - vị là kết quả của một quá trình quy chế hoá (hình thái hoá, ngữ pháp hoá) cấu trúc đề - thuyết, đưa đến sự li khai giữa hai cấu trúc này [17,56]. Tác giả Lưu Vân Lăng nhận định rằng "Phân biệt đề - thuyết khác chủ - vị cũng như phân biệt chủ ngữ khác chủ đề hay chủ ngữ tâm lý, phân biệt chủ ngữ ngữ pháp, hình thức và chủ ngữ logíc, ngữ nghĩa không những không cần thiết đối với tiếng Việt, tiếng Hán mà còn thiếu căn cứ vững chắc bởi đây là những ngôn ngữ không biến hình" [27,32].

Trước sự tồn tại của hai đường hướng lí thuyết như trên, nhiều tác giả đã chọn cho mình một giải pháp là tích hợp cả hai cấu trúc trên khi đề xuất ra một đơn vị ngôn ngữ là "cú" trong tiếng Việt và phân biệt nó với câu. Lưu Vân Lăng trên cơ sở lý thuyết tầng bậc hạt nhân cho rằng câu và cú giống nhau ở chỗ đều là những ngữ đoạn thuyết ngữ tính (phân biệt với ngữ không có thuyết ngữ tính) có cấu trúc

đề - thuyết nhưng khác nhau ở chỗ: cú là một "ngữ đoạn chưa kết thúc", mới "ít nhiều có chức năng thông báo" còn câu là một ngữ đoạn kết thúc, mang một nội dung thông báo hoàn chỉnh" [27,11]. Trên cơ sở phân biệt cú/ câu về mặt chức năng, PGS. Nguyễn Hồng Cổn đã chỉ ra: "chức năng quan trọng nhất của câu là chức năng truyền đạt một thông báo chứ không phải là chức năng biểu hiện phán đoán hay biểu hiện sự tình… Chức năng biểu hiện sự tình theo chúng tôi là của cú" [7,40]. Đồng thời tác giả cũng tán thành quan điểm cấu trúc cú pháp của câu được tổ chức dựa trên cấu trúc đề - thuyết còn cấu trúc chủ - vị là cấu trúc của cú (clause). Theo chúng tôi, việc đề xuất thêm khái niệm "cú" trong tiếng Việt và phân biệt nó với "câu" về mặt chức năng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu câu. Trong ngữ pháp hiện nay, nhiều người coi "cú" tương đương với cái gọi là "câu đơn" trong ngữ pháp truyền thống. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, mặc dù dùng tên gọi "cú" thay cho "câu đơn" thì vẫn không thể tránh khỏi tên gọi "câu". Do đó, ở đề tài này, thay vì dùng thuật ngữ "cú", chúng tôi sử dụng cách gọi là "câu" theo ngữ pháp truyền thống. Chúng tôi cho rằng việc xác định và phân tích cấu trúc câu theo cấu trúc đề - thuyết dù mang lại nhiều ích lợi song không thể thay thế cho cấu trúc chủ - vị. Xét về phương diện tính phổ quát, nhiều nhà nghiên cứu nhận định quan hệ chủ - vị cũng là một phổ niệm có tần suất cao trong các ngôn ngữ của loài người. Xét ở phương diện công dụng trong đời sống ngôn ngữ, quan hệ chủ - vị bám chắc hơn vào mối liên hệ ý nghĩa giữa các thành tố trực tiếp trong cấu tạo cấu tạo câu; do đó làm thành cấu trúc hình thức của câu và góp phần chuyển tải nội dung thông báo của câu. Khi so sánh chủ ngữ với đề, Li, Ch.N & S.A.Thompson [56, 461- 466], cũng chỉ ra một số đặc điểm của chủ ngữ mà theo chúng tôi là khá ưu việt: Trong khi đề luôn phải được đánh dấu bởi vị trí đầu câu thì chủ ngữ không nhất thiết lúc nào cũng phải cần có một vị trí xác định như vậy. Hơn nữa, nếu cho ta một động từ thì bao giờ ta cũng có thể đoán ra chủ ngữ vì nó đòi hỏi sự hợp dạng hay tuân theo quy tắc ngữ pháp nào đó với cấu trúc câu và các thành phần còn lại trong câu. Chính đặc điểm này đã tạo nên một thuộc tính cơ bản của cấu trúc chủ - vị là có tính ổn định cao. Trong luận văn này, khi xem xét cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt như một đối tượng nghiên cứu cơ sở làm nền tảng tạo nên hiện tượng tiêu điểm hoá thông tin, chúng tôi đi theo quan điểm hẹp, cấu trúc cú pháp là cấu trúc chủ - vị. Cơ sở chung của các yếu tố trong "cấu trúc cú pháp nòng cốt có thể

được mô tả bằng ba chức năng ngữ pháp cơ bản là chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và bổ ngữ (BN), trong đó vị ngữ là trung tâm, chủ ngữ là thành tố bắt buộc thứ nhất (có ở mọi kiểu câu) và bổ ngữ là thành tố bắt buộc thứ hai (chỉ có ở một số kiểu câu)" [7,43]. Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị cho thấy cách tổ chức chung của các kiểu câu có thể có trong một hệ thống ngôn ngữ cụ thể, giúp làm rõ các đặc điểm về cú pháp của ngôn ngữ đó.

1.1.2.2. Về cấu trúc thông thông tin

Lý thuyết về cấu trúc thông tin (hay còn gọi là cấu trúc thông báo) là một vấn đề được các nhà ngôn ngữ học thế giới nghiên cứu và đã có những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam, vấn đề này mới chỉ được chú ý nhiều năm trở lại đây nhưng nó đã mở ra một hướng tiếp cận mới. Dưới đây là những trình bày khái quát nhất về những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cấu trúc thông tin của các nhà Việt ngữ học.

Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Lý Toàn Thắng với bài viết "Giới thiệu về lý thuyết phân đoạn thực tại câu". Trong bài này, ông chủ yếu giới thiệu về sự phân đoạn chủ đề - thuật đề của sự phân đoạn thực tại câu. Tác giả đưa ra hai cách hiểu về thành phần chủ đề - thuật đề của sự phân đoạn thực tại câu: a) một cách hiểu cho rằng chủ đề là cái mà vào thời điểm giao tiếp người nghe đã biết (hoặc đoán nhận được) nhờ vào ngữ cảnh hoặc vốn tri thức chung. Còn thuật đề là cái mới, cái chưa biết. Do đó mà có một số nhà nghiên cứu đề nghị dùng các thuật ngữ "cái đã biết" và "cái mới"; b) một cách hiểu khác cho rằng chủ đề là cái được nói đến, được nêu làm đề mục của câu, còn thuật đề là cái nói về chủ đề, là trung tâm thông báo của câu. Theo cách hiểu thứ hai này về chủ đề và thuật đề thì cái đã biết và cái mới không liên quan đến sự phân đoạn thực tại câu mà liên quan đến cấu trúc từ vựng- ngữ nghĩa của câu (trang 34). Tuy là những trình bày không trực tiếp về cấu trúc thông tin nhưng qua việc đưa ra những cách hiểu về chủ đề với thuật đề, người đọc bước đầu tiếp cận về nó.

Sau Lý Toàn Thắng, tác giả Trần Ngọc Thêm trình bày vấn đề cấu trúc thông báo của câu một cách rõ ràng hơn trong "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt". Các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc trên văn bản bao giờ cũng được chia thành hai phần rõ rệt xét theo sự phân đoạn thông báo: phần nêu (cái mà người đọc

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí