Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------


ĐÀO THỊ MINH NGỌC


BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ - VỊ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT


Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 1


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG CỔN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Ý nghĩa của luận văn 3

5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 4

5.1. Phương pháp nghiên cứu 4

5.2. Tư liệu khảo sát 4

6. Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6

1.1.Tình hình nghiên cứu 6

1.1.1.Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ học 6

1.1.1.1. Lý thuyết phân đoạn thực tại 6

1.1.1.2. Cấu trúc thông tin theo ngữ pháp chức năng 6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong Việt ngữ học 9

1.1.2.1. Về cấu trúc cú pháp 9

1.1.2.2. Về cấu trúc thông thông tin 12

1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài 14

1.2.1.Cấu trúc thông tin 14

1.2.2.Các thành tố của cấu trúc thông tin 15

1.2.2.1. Cơ sở thông tin 15

1.2.2.2. Tiêu điểm thông tin 17

1.2.3. Tiêu điểm hoá và phương thức tiêu điểm hoá 20

1.2.3.1. Quan niệm về tiêu điểm hoá 20

1.2.3.2. Phương thức đánh dấu tiêu điểm 21

1.2.4. Lý thuyết đánh dấu 26

1.2.4.1. Lý thuyết đánh dấu của Jakobson 26

1.2.4.2. Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng 27

1.3. Tiểu kết 29

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ 30

2.1. Cơ sở xác định tiêu điểm thông tin 30

2.1.1. Ngữ cảnh 30

2.1.2. Tiền giả định 33

2.1.3. Tỉnh lược 34

2.2. Các phương thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt 35

2.2.1. Tiêu điểm hóa bằng trọng âm 35

2.2.2. Tiêu điểm hóa bằng tỉnh lược cơ sở thông tin 36

2.2.2.1. Phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ 37

2.2.2.2. Phát ngôn tỉnh lược vị ngữ 38

2.2.2.3. Phát ngôn tỉnh lược chủ - vị 38

2.2.3. Tiêu điểm hóa bằng hư từ 39

2.2.3.1. Trợ từ tiêu điểm 39

2.2.3.2. Tiểu từ 40

2.2.3.3. Tổ hợp trợ từ…tiểu từ 40

2.2.4. Tiêu điểm hóa bằng thay đổi trật tự từ 41

2.2.4.1. Tiền đảo 41

2.2.4.2. Hậu đảo 44

2.2.4.3. Câu bị động 48

2.3. Các loại tiêu điểm thông tin 51

2.3.1. Tiêu điểm khẳng định 51

2.3.1.1. Câu trả lời gồm phần cơ sở và tiêu điểm 51

2.3.1.2. Câu trả lời chỉ có tiêu điểm 57

2.3.2. Tiêu điểm hỏi 59

2.3.2.1. Câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi 60

2.3.2.2. Câu hỏi chỉ có tiêu điểm hỏi 62

2.3.2.3. Câu hỏi chỉ có phần cơ sở 62

2.3.3. Tiêu điểm tương phản 64

2.3.3.1. TĐTP thay thế: 65

2.3.3.2. TĐTP mở rộng 66

2.3.3.3. TĐTP hạn định: 66

2.3.3.4. TĐTP lựa chọn: 66

2.3.3.5. TĐTP song song: 66

2.4. Tiểu kết 67

CHƯƠNG 3: PHẠM VI TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ - VỊ 68

3.1. Cấu trúc chủ - vị có tiêu điểm thông tin là vị từ 68

3.1.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ 68

3.1.1.1. Đối với những câu hỏi 69

3.1.1.2. Đối với những phát ngôn không phải là câu hỏi 70

3.1.2. Phương tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là vị từ 71

3.1.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm vị từ 71

3.1.2.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ 75

3.2. Cấu trúc chủ - vị có tiêu điểm thông tin là tham tố 79

3.2.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là tham tố 79

3.2.1.1. Đối với những câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin 79

3.2.1.2. Đối với những câu hỏi nhằm xác nhận tính chân thực thông tin. 79

3.2.2. Phương tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là tham tố 80

3.2.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm tham tố 80

3.2.2.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin tham tố 84

3.3. Cấu trúc thông tin có tiêu điểm thông tin là câu 91

3.3.1. Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là câu 91

3.3.1.1. Câu có TĐKĐ 91

3.3.1.2. Câu có TĐH 91

3.3.1.3. Câu có TĐTP 92

3.3.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là câu 92

3.3.2.1. Khả năng hoạt động của tiêu điểm thông tin là câu 92

3.3.2.2. Phương tiện thể hiện của tiêu điểm thông tin là câu 93

3.3. Tiểu kết 95

PHẦN KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 103

CẤU TRÚC CHỦ - VỊ CÓ TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN LÀ VỊ TỪ 103

TƯ LIỆU TRÍCH DẪN 123

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta vẫn thường gặp trường hợp cùng một nội dung phát ngôn nhưng trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ tạo ra những giá trị thông tin khác nhau (được biểu hiện qua việc đặt câu hỏi). Ví dụ:

(1) Lan mua hai cuốn sách. (Ai mua hai cuốn sách?)

(2) Lan mua hai cuốn sách. (Lan mua ?)

(3) Lan mua hai cuốn sách. (Lan làm gì?)

(4) Lan mua hai cuốn sách. (Có chuyện gì?)

Dễ nhận thấy đây là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến và có vai trò quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của tiếng Việt. Giới nghiên cứu ngôn ngữ học đã chú ý đến hiện tượng này và gọi nó bằng thuật ngữ "sự phân đoạn thực tại". Tuy nhiên, khái niệm phân đoạn thực tại mãi đến năm 1939 mới bắt đầu được quan tâm nhiều mà khởi nguồn là Mathesius và các học giải thuộc trường phái Praha. Sau đó, tư tưởng của nhóm ngôn ngữ học này đã được các nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo nhiều hướng khác nhau như M.A. K. Halliday, S.Dik, J.Firbas, R.Dooley, Li & Thompson....

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngữ nghĩa học và ngữ dụng học, vấn đề nghiên cứu câu đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Người ta quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người trong ngôn ngữ, xem giao tiếp ngôn ngữ là một dạng hoạt động của con người, trong đó con người sử dụng ngôn ngữ như một chủ thể có ý thức phục vụ cho lợi ích của mình. Theo cách tiếp cận như vậy, các nhà ngôn ngữ học đã chuyển trọng tâm nghiên cứu từ phân tích câu theo cấu trúc cú pháp sang phân tích câu theo cấu trúc thông tin của nó. Lí thuyết về cấu trúc thông tin cũng vì thế đã có sự phát triển trong hàng loạt các công trình nghiên cứu của các tác giả (Trần Ngọc Thêm, Lý Toàn Thắng, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hồng Cổn...). Tham khảo, tiếp thu các công trình và bài viết của những người đi trước, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đã ít nhiều gợi mở cho người đọc hình dung về cấu trúc thông tin của câu. Song, hầu hết họ chỉ lấy bản thân cấu trúc thông tin làm đối tượng nghiên cứu chứ không nghiên cứu một cách trực tiếp và chuyên sâu. Những vấn đề xung quanh một cấu trúc

thông tin như các thành tố của cấu trúc thông tin, các kiểu cấu trúc thông tin… được họ gợi nhắc một cách sơ lược và có phần đơn giản hóa. Tìm hiểu toàn diện và có độ sâu cần thiết thì phải nói tới tập hợp những bài viết của PGS. Nguyễn Hồng Cổn trong công trình nghiên cứu của mình.

Lý thuyết về cấu trúc thông tin khơi dậy một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu các hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ: đó là người nói muốn lưu ý đến điều gì và muốn người nghe chú ý, tiếp nhận đến phần thông tin nào được cho là quan trọng. Dễ nhận thấy sự đánh giá, lựa chọn thông tin khác nhau của người nói trong những hoàn cảnh nhận thức khác nhau có thể làm cho một sự kiện được diễn đạt bởi cùng một nội dung mệnh đề, cùng một cấu trúc cú pháp như nhau nhưng được thể hiện bằng những cấu trúc thông tin khác nhau. Từ đó đã gợi mở cho chúng tôi một đề tài nghiên cứu khá thú vị: đó là người Việt đã sử dụng những đơn vị ngôn ngữ sẵn có như thế nào để truyền đạt thông tin và đặc biệt là phần thông tin được nhấn mạnh. Trong cấu trúc thông tin có một bộ phận chứa đựng thông tin coi là quan trọng nhất và được gọi là tiêu điểm thông tin. Cùng một nội dung phát ngôn nhưng thông tin tiêu điểm hoá lại rơi vào các thành tố cú pháp khác nhau để tạo ra những giá trị thông tin khác nhau. Chúng tôi nhận thấy điều quan trọng nhất khi tiến hành phân tích cấu trúc thông tin của một phát ngôn là phải nhận diện được giá trị thông tin nằm ở bộ phận nào của phát ngôn (nhận diện tiêu điểm thông tin). Do đó, vấn đề cấu trúc thông tin của câu nói chung và thông tin mang tính tiêu điểm hoá của câu nói riêng đã đặt ra cho chúng tôi những câu hỏi như: Tiêu điểm thông tin được nhận diện như thế nào? Phương tiện nào làm nổi bật những thông tin được cho là quan trọng đó? Cấu trúc thông tin và cấu trúc cú pháp của câu có mối quan hệ ra sao? Xuất phát từ những câu hỏi trên, chúng tôi muốn đi sâu vào hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị - một phương thức thể hiện sự tập trung thông tin để hy vọng những kết quả của luận văn sẽ phần nào hữu ích trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm tạo ra những hiệu quả giao tiếp nhất định.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị tiếng Việt trong đó tập trung vào những vấn đề sau:

- Quan niệm về cấu trúc thông tin nói chung; tiêu điểm hóa và tiêu điểm thông tin nói riêng trong ngôn ngữ học và trong Việt ngữ học.

- Các phương thức đánh dấu và những mô hình tiêu điểm hóa trong cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt.

- Vị trí đánh dấu tiêu điểm thông tin của câu tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc chủ - vị. Tuy nhiên do khuôn khổ và trình độ hạn hẹp của một luận văn cao học nên đề tài chỉ giới hạn phạm vi là những phát ngôn đơn phần (câu đơn) mà chưa đủ khả năng để xem xét vấn đề tiêu điểm hoá ở các phát ngôn song phần (câu ghép) của tiếng Việt.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau:

- Xác nhận hiện tượng tiêu điểm có vai trò quan trọng trong cấu trúc thông tin khi sử dụng câu với tư cách như 1 đơn vị thông tin trong giao tiếp.

- Đề tài góp phần miêu tả, phân tích các mô hình tiêu điểm hoá của cấu trúc câu tiếng Việt nhằm rút ra những những đặc thù của cấu trúc thông tin bên cạnh cấu trúc chủ - vị và đề - thuyết.

Từ đó chúng tôi cần phải giải quyết những vấn đề sau:

- Điểm lại những ý kiến về cấu trúc thông tin và tiêu điểm của các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

- Khảo sát và miêu tả các hiện tượng tiêu điểm của câu tiếng Việt.

- Phân loại các kiểu cấu trúc tiêu điểm của câu qua đó thấy được sự phong phú của cấu trúc thông tin tiếng Việt.

4. Ý nghĩa của luận văn

Về mặt lí luận, luận văn đã đi sâu vào việc nghiên cứu một cách tương đối tỉ mỉ và có hệ thống về vấn đề tiêu điểm. Với việc miêu tả một cách hệ thống như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định vào lí thuyết cấu trúc thông tin nói riêng và cấu trúc câu tiếng Việt nói chung.

Về mặt thực tiễn, trên thực tế, như mọi người đều biết, bối cảnh ngôn ngữ học hiện nay đang đòi hỏi phải đẩy mạnh việc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống hơn những vấn đề liên quan đến cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt. Qua khảo sát trên ngữ liệu cụ thể về hiện tượng tiêu điểm hóa, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét trong thực tế giao tiếp của người Việt Nam. Bên cạnh đó, là người tham gia trực tiếp công việc giảng dạy ngôn ngữ cho sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Hải Phòng, trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy nhiều

thắc mắc của sinh viên có liên quan đến sự nhận diện bộ phận nào trong một cấu trúc chủ - vị được đánh dấu là nổi bật về mặt thông tin. Khi đó, người học đã vấp phải khó khăn trong việc phân tích và miêu tả ngữ nghĩa - ngữ dụng của phát ngôn. Hơn nữa, việc chỉ ra những đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa, chức năng của các kiểu loại cấu trúc tiêu điểm còn nhằm phục vụ cho một số lĩnh vực liên quan đến cấu trúc tiêu điểm thông tin như báo chí, văn học…để góp phần tạo nên hiệu quả cao của các lĩnh vực đó. Xuất phát từ những lí do như trên, chúng tôi thấy đây là một địa hạt cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có một cái nhìn toàn diện về hiện tượng này.


5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

Để tìm ra hiện tượng tiêu điểm hoá thông tin, luận văn này đã chọn cách tiếp cận khoa học là: quy nạp kết hợp với diễn dịch.

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu chủ yếu là miêu tả, chúng tôi còn áp dụng phương pháp:

- Phương pháp phân tích câu trên cơ sở lí thuyết chức năng.

- Phương pháp phân tích cấu trúc thông tin của câu theo quan điểm lí thuyết về cấu trúc thông tin.

Từ những phương pháp trên, chúng tôi đã tiến hành các bước:

- Ghi chép, thu thập các phát ngôn có chứa hiện tượng tiêu điểm trong 20 tác phẩm văn học cũng như các cuộc giao tiếp hàng ngày.

- Thống kê, xác lập một danh sách các hiện tượng tiêu điểm đã thu được.

- Phân tích, miêu tả rồi phân loại danh sách đã thu được đó thành những nhóm có những đặc điểm chung. Sau đó chúng tôi rút ra được những mô hình cấu trúc chung cho từng nhóm.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như: cải biên, so sánh, thống kê… khi cần thiết để khẳng định được độ chính xác của các kiểu loại tiêu điểm đã phân loại.


5.2. Tư liệu khảo sát

Tư liệu mà chúng tôi dựa vào khảo sát là những phát ngôn đơn phần (câu đơn) trong tác phẩm văn học của cả giai đoạn văn học hiện thực và văn học hiện

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí