Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Phần 1 - 1


LỜI NÓI ĐẦU


“Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch” được biên soạn với mục đích xây dựng bộ chuẩn kiến thức, kỹ năng và hành vi nghề chuyên nghiệp cho chức danh nghề Thuyết minh viên, cung cấp nguồn tài liệu để thống nhất trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thuyết minh viên du lịch, giúp họ có điều kiện chuẩn hóa nghiệp vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ, hướng tới việc cấp chứng chỉ nghề trong tương lai.

Dựa trên những đánh giá cơ bản về tình trạng thực tế hiện nay tại các cơ sở trên toàn quốc, giáo trình đã cố gắng tập trung giới thiệu những kiến thức cơ bản, những kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết đối với công việc của thuyết minh viên du lịch trong quá trình tác nghiệp.

Giáo trình được thiết kế gồm 5 phần chính: Lời nói đầu, mục lục, nội dung chi tiết, gồm 7 chương, tài liệu tham khảo và các phụ lục. Mỗi chương đều tập trung vào các mảng kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho các thuyết minh viên du lịch. Cấu trúc mỗi chương gồm có 4 phần: Mục tiêu chương học, nội dung chi tiết, hướng dẫn học tập và giới thiệu tài liệu tham khảo chính của chương.

Giáo trình do Tổng cục Du lịch tổ chức biên soạn, làm cơ sở cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương và các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyết minh viên.

Nhóm biên soạn


MỤC LỤC


MỤC NỘI DUNG TRANG

LỜI NÓI ĐẦU i - ii


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM


I

Lịch sử Việt Nam

01

1.1

Thời kỳ dựng nước

01

1.2

Thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ

02

1.3

Thời kỳ các nhà nước phong kiến Việt Nam

02

1.4

Nước Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975

06

1.5

Nước Việt Nam từ sau năm 1975 tới nay

07

II

Văn hóa Việt Nam

08

2.1

Tổ chức xã hội

08

2.2

Ngôn ngữ Việt Nam

09

2.3

Tín ngưỡng

10

2.4

Tôn giáo

12

2.5

Lễ hội

13

2.6

Ẩm thực

14

2.7

Trang phục

15

2.8

Văn học Việt Nam

15

2.9

Nghệ thuật Việt Nam

16

III

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

18

3.1

Thời kỳ trước năm 1975

18

3.2

Thời kỳ 1976 - 1986

21

3.3

Thời kỳ 1986 đến nay

23


Hướng dẫn học tập

26


Tài liệu tham khảo của chương

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Phần 1 - 1


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VÀ

CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH NGÀNH DU LỊCH


I

Hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước Việt Nam

28

1.1

Đảng Cộng sản Việt Nam

29

1.2

Hệ thống Nhà nước

30

1.3

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

35

1.4

Công đoàn

35

1.5

Các tổ chức chính trị - xã hội khác

36

II

Quản lý nhà nước về Du lịch tại Việt Nam

36

2.1

Quan điểm và mục tiêu phát triển

36

2.2

Pháp luật và công cụ

37

III

Bộ máy Quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương

41

3.1

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

41

3.2

Tổng cục Du lịch

41

3.3

Tổ chức, Văn phòng và Vụ chức năng

42

3.4

Sơ đồ cơ cấu, tổ chức Bộ máy Quản lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam

43

IV

Cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương

44

4.1

Sở chuyên môn (quản lý cấp tỉnh)

44

4.2

Phòng quản lý nghiệp vụ (cấp huyện)

44

4.3

Ban quản lý du lịch (cấp xã, cộng đồng)

45

4.4

Nhiệm vụ cụ thể của địa phương

45

V

Các Hiệp hội Du lịch/ Lữ hành/ Khách sạn

47

5.1

Hiệp hội Du lịch Việt Nam

47

5.2

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam

49

5.3

Hiệp hội Khách sạn Việt Nam

52

VI

Một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù có liên quan đến hoạt động du lịch.

54


Hướng dẫn học tập

63


Tài liệu tham khảo của chương

64


CHƯƠNG 3: KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH



I

Tổng quan về du lịch

65

1.1

Du lịch và khách du lịch

65

1.2

Các tác động của hoạt động du lịch

68

1.3

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch

78

1.4

Lao động trong du lịch

86

II

Dịch vụ du lịch

88

2.1

Khái niệm dịch vụ du lịch

88

2.2

Đặc điểm của dịch vụ du lịch

89

2.3

Chất lượng dịch vụ trong du lịch

90


Hướng dẫn học tập

98


Tài liệu tham khảo của chương

98


CHƯƠNG 4: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐIỂM DU LỊCH

I

Khái quát chung về địa phương và lịch sử phát triển của điểm du lịch

99

1.1

Khái quát chung về địa phương

99

1.2

Khái quát chung về lịch sử phát triển của điểm du lịch

104

II

Các đặc điểm cơ bản của điểm du lịch

104

2.1.

Khung giá trị của điểm du lịch

105

2.2

Giá trị của một điểm du lịch

105

III

Giá trị của điểm du lịch thông qua ví dụ một bài thuyết minh

110


Hướng dẫn học tập

123


Tài liệu tham khảo của chương

123


CHƯƠNG 5: TÂM LÝ DU KHÁCH VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP


I

Tâm lý du khách

124

1.1

Khái quát chung về tâm lý du khách

124

1.2

Đặc điểm tâm lý khách du lịch quốc tế

137

1.3

Đặc điểm tâm lý khách du lịch nội địa

157

1.4

Đặc điểm tâm lý khách du lịch theo giới tính

159

1.5

Đặc điểm tâm lý khách du lịch theo lứa tuổi

160

II

Kỹ năng giao tiếp

164

2.1

Giao tiếp

164

2.2

Phân loại

170

2.3

Giao tiếp không bằng lời (ngôn ngữ cơ thể)

172

2.4

Giao tiếp bằng lời nói

175

2.5

Kỹ năng nghe

178

2.6

Kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp

182


Hướng dẫn học tập

186


Tài liệu tham khảo của chương

187


CHƯƠNG 6: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NGHIỆP VỤ THUYẾT MINH DU LỊCH


I

Tổng quan về nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết minh du lịch

188

1.1

Một số khái niệm cơ bản

188

1.2

Yêu cầu kiến thức đối với thuyết minh viên

196

1.3

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thuyết minh du lịch

198

II.

Quy trình hoạt động thuyết minh hướng dẫn du lịch

205

2.1

Chuẩn bị trước khi đón đoàn

206



2.2

Đón đoàn

207

2.3

Thực hiện chương trình

207

2.4

Tiễn đoàn, kết thúc chương trình

210

2.5

Các kỹ năng cần thiết trong quá trình thuyết minh hướng dẫn

211

III

Các kỹ năng thuyết minh du lịch chuyên biệt

230

3.1

Kỹ năng thuyết minh du lịch trong bảo tàng

230

3.2

Kỹ năng thuyết minh du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng

231

3.3

Kỹ năng thuyết minh du lịch tại các công trình có ý nghĩa đặc biệt

232


Hướng dẫn học tập

240


Tài liệu tham khảo của chương

241


CHƯƠNG 7: THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ THUYẾT MINH DU LỊCH

1 Bài thực hành số 1: Tạo ấn tượng ban đầu 243

2 Bài thực hành số 2: Giao tiếp trong hướng dẫn du lịch 245

3 Bài thực hành số 3: Xây dựng bài thuyết minh 248

4 Bài thực hành số 4: Thuyết minh tại điểm 250

5 Bài thực hành số 5: Quản lý đoàn và trả lời câu hỏi 252

6 Bài thực hành số 6: Tạo ấn tượng khi kết thúc chương trình 255

TÀI LIỆU THAM KHẢO 260

PHỤ LỤC 262


Chương 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM




MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương này, học viên có thể:


Mô tả khái lược được tiến trình lịch sử của Việt Nam;


Nêu được các thành phần cơ bản của Văn hóa Việt Nam;


Mô tả được các giai đoạn của kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 1954 tới nay.


I. Lịch sử Việt Nam


1.1. Thời kỳ dựng nước

Kết quả từ các cuộc khảo cổ đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ (cách ngày nay từ 300.000 - 500.000 năm). Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước Công Nguyên) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước. Đó là những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển của Dân tộc Việt Nam.

Vào thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, 15 bộ lạc sinh sống tại vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, miền Bắc Việt Nam ngày nay thống nhất lập nên nước Văn Lang, Nhà nước đầu tiên của người Việt với kinh đô được đặt tại Phong Châu. Đứng đầu nước Văn Lang là Vua Hùng. 18 đời Vua Hùng Vương đã trị vì nước Văn Lang.


Đến thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, sau cuộc kháng chiến chống lại quân Tần Thủy Hoàng (218 - 208), Thục Phán lên làm vua nước Văn Lang xưng là An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc, xây thành ốc ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) làm kinh đô.

1.2. Thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ

Năm 179 trước Công Nguyên, nước Âu Lạc bị nước Nam Việt của Triệu Đà xâm lược, khởi đầu cho thời kỳ hơn 1000 năm đô hộ của nhà nước phong kiến phương Bắc với dân tộc Việt. Nước Âu Lạc đã trở thành các quận, huyện của các nhà nước phong kiến phương Bắc.

Trong suốt thời kỳ hơn 1000 năm đô hộ của nhà nước phong kiến phương Bắc, nhân dân đất Việt đã không ngừng khởi nghĩa chống lại ách đô hộ để giành lại độc lập cho đất nước. Bắt đầu từ năm 40 sau Công Nguyên đã có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đi vào sử sách như khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ … Tuy có những thời kỳ giành được thắng lợi nhưng cuối cùng những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Đến năm 938, bằng trận thắng lịch sử trước quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của nhà nước phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ hoàn toàn cho nước ta.

1.3. Thời kỳ các nhà nước phong kiến Việt Nam

Khi nhà Ngô suy vong, loạn 12 sứ quân diễn ra, đất nước bị chia cắt. Từ Hoa Lư (Ninh Bình), Đinh Bộ Lĩnh đem quân đánh dẹp và thống nhất được 12 sứ quân năm 967. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt và đặt kinh đô tại Hoa Lư.

Sau một thời gian trị vì, Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại năm 979. Triều thần lập Đinh Toàn, lúc đó mới 5 tuổi, lên làm vua. Sự kiện này khuấy động ý định xâm chiếm nước ta của nhà Tống. Trước tình hình đó, Thái Hậu Dương Vân Nga cùng triều thần nhất trí nhường ngôi báu cho Lê Hoàn để ông có được toàn quyền dốc sức chống Tống.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023