Thực Trạng Của Việc Bồi Dưỡng Nlth Cho Hs Trong Dạy Học Vật Lí Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay

hình thành kĩ năng cho phù hợp. Ví dụ đối với HS có năng lực yếu, kĩ năng bố trí TN chỉ nên đặt ra ở mức độ bố trí TN dưới sự hướng dẫn của GV. Với HS giỏi, GV cần đề ra mức độ cao hơn là bố trí TN nhanh chóng và không cần sự hướng dẫn của GV. Các mục tiêu đưa ra cần được lượng hóa cụ thể để GV lấy đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình bồi dưỡng.

Bước 3. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng


Một kế hoạch tốt sẽ giúp GV có được định hướng rò ràng khi tiến hành tổ chức bồi dưỡng. Do đó, khâu thiết kế kế hoạch cần được chu n bị kĩ càng và chu đáo. Để thiết kế một kế hoạch tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS, GV cần thực hiện các công đoạn sau:

a. Xác định các điều kiện về phương tiện, thiết bị, không gian, thời gian


Các phương tiện, thiết bị là không thể thiếu trong quá trình dạy học cǜng như trong quá trình bồi dưỡng NLTH cho HS. Do đó, khi lập kế hoạch bồi dưỡng, GV cần chu n bị trước các phương tiện, thiết bị cần sử dụng. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch cǜng phải chú đến các điều kiện không gian là lớp học truyền thống, phòng thực hành, hay không gian ngoài trời và thời gian tổ chức trong 1 tiết, 2 tiết hay không hạn chế về mặt thời gian.

b. Dự kiến cách thức tổ chức bồi dưỡng


GV cần định hình trước cách thức tiến hành tổ chức bồi dưỡng để việc bồi dưỡng diễn ra có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

c. Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá


Bồi dưỡng năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 THPT - 6

Kiểm tra, đánh giá là khâu cần thiết để GV và HS có thể nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được để rút kinh nghiệm cho lần sau. Kiểm tra, đánh giá cần dựa vào mục tiêu ban đầu đã đặt ra và được GV lên kế hoạch rò ràng, chi tiết. Kế hoạch này cần thể hiện được các yếu tố như phương thức tiến hành kiểm tra (quan sát HS làm việc, lập bảng theo dòi HS trong quá trình bồi dưỡng) và cách cho điểm HS (dựa trên hoạt động của HS hay dựa trên hiệu quả công việc).

Bước 4. Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch


Khâu tổ chức bồi dưỡng thực chất là quá trình hiện thực hóa kế hoạch bồi dưỡng đã được chu n bị. Trước khi tiến hành cho HS hoạt động, GV cần nêu mục tiêu kĩ năng mà HS cần đạt được cho HS biết để các em có định hướng trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, dù tổ chức theo phương pháp nào thì GV phải là người định hướng, cố vấn và giúp đỡ HS khi cần thiết. Cuối mỗi buổi học GV cần tổng kết lại nội dung làm việc theo mục tiêu đã xác định.

Bước 5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá


Dựa vào kế hoạch kiểm tra, đánh giá đã chu n bị, GV tiến hành theo quy trình đã đề ra. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá này rò ràng không phải dễ dàng khi mà hiện nay chưa có một bộ tiêu chí nào trong trường phổ thông quy định rò ràng về chu n kĩ năng thực hành. Do đó, GV có thể dựa vào bộ tiêu chí luận văn đã đưa ra, kết hợp với thực tiễn dạy học trong nhà trường nơi GV đang giảng dạy để bổ sung và điều chỉnh sao cho phù hợp.

Kiểm tra, đánh giá HS phải công bằng và đúng thực chất. Điều này giúp cho HS thức rò năng lực của bản thân để cố gắng phấn đấu. Tránh đánh giá qua loa, sơ sài, không trung thực làm HS “ngộ nhận về năng lực của bản thân. Kiểm tra, đánh giá cǜng là cơ sở để GV xem xét hiệu quả đạt được, tìm ra những thiếu sót, khó khăn để khắc phục, và rút kinh nghiệm cho những lần bồi dưỡng tiếp theo.

Bước 6. Bổ sung và cải tiến


Khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong toàn bộ quá trình bồi dưỡng chính là bổ sung và cải tiến. Bổ sung, cải tiến ở đây có thể hiểu theo nhiều cách. Có thể trong quá trình bồi dưỡng, các kĩ năng của HS chưa hoàn thiện, chưa đạt đúng mục tiêu đề ra thì GV có thể có kế hoạch để bồi dưỡng thêm trong lần sau. Nếu các phương pháp, biện pháp mà GV đưa ra chưa thực sự hiệu quả đối với đối tượng HS, thì GV cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp để đạt hiệu quả hơn cho lần bồi dưỡng tới. Thậm chí, nếu thấy quy trình chưa hợp lí, GV sẽ phải cải tiến và hoàn thiện lại toàn bộ quy trình.

1.4. Thực trạng của việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng NLTH của HS và việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò 35 GV vật lí thuộc 04 trường: THPT số 1 Bố Trạch – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình, THPT số 2 Bố Trạch – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình, THPT số 3 Bố Trạch – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình, THPT số 1 Quảng Trạch – huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình, và 165 HS thuộc trường THPT số 2 Bố Trạch – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình.

Nội dung và kết quả thăm dò kiến GV và HS được trình bày ở phụ lục 1. Kết quả thăm dò cho thấy:

- Thực trạng NLTH của HS ở các trường phổ thông hiện nay

Hầu hết HS được hỏi có suy nghĩ là NLTH vật lí là quan trọng và rất quan trọng (98,2%), trong số đó có tới 97,6% HS mong muốn được bồi dưỡng NLTH trong quá trình học vật lí.

Mặc dù thức được rằng NLTH là quan trọng, tuy nhiên những con số thu được đã cho thấy NLTH của HS hiện nay vẫn còn yếu. Cụ thể là khi hỏi tới việc sử dụng các dụng cụ trong phòng TN, có tới 49,7% HS không biết cách để sử dụng các dụng cụ TN, mặc dù các dụng cụ này đã được các em tiếp xúc trước đó như đồng hồ đo điện đa năng, máy đo thời gian hiển thị số. Bên cạnh đó, 48,9% HS cảm thấy không thực sự chắc chắn về khả năng sử dụng dụng cụ. Chỉ có 1,8% HS cảm thấy tự tin là có thể sử dụng thành thạo dụng cụ. Kết quả điều tra cǜng cho thấy, phần lớn (95,7%) HS được hỏi cho biết các em chưa tự làm được bất kì một dụng cụ TN nào dựa trên các nguyên tắc vật lí, chỉ có 3,6% HS cho biết đã từng làm các dụng cụ này, nhưng số lượng chỉ là một hay hai dụng cụ, con số này thực sự không nhiều.

Cǜng bởi NLTH còn hạn chế mà đa số HS (45,7%) đều cần GV thực hiện mẫu các thao tác làm TN, sau đó mới bắt chước theo. Rò ràng năng lực của các em vẫn đang ở mức khá thấp.

Các phiếu điều tra cǜng được phát cho GV để tìm hiểu về thực trạng NLTH của HS trong trường phổ thông. Kết quả cho thấy, 100% GV nhận định rằng

NLTH của HS hiện nay vẫn còn rất hạn chế (chỉ ở mức yếu và trung bình). Khi làm TN thì các phương án TN chủ yếu do chính GV đề xuất hoặc TN thực hiện theo các phương án cho sẵn trong SGK. Hầu như HS không có khả năng đề xuất được phương án TN. Bên cạnh đó, với các TN trực diện nhằm nghiên cứu hiện tượng mới, HS nếu thực hiện sẽ mất nhiều thời gian và không thực sự đem lại hiệu quả cao.

Tóm lại, qua thống kê về các kết quả thu được từ việc điều tra, có thể thấy rằng NLTH của HS trong các trường phổ thông hiện nay vẫn còn yếu. Do đó, cần có những biện pháp cần thiết để bồi dưỡng NLTH cho các em, đáp ứng mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay.

- Thực trạng của việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí ở các trường phổ thông hiện nay

Tất cả GV được hỏi đều khẳng định việc rèn luyện cho HS các kĩ năng thực hành là quan trọng và rất quan trọng. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng đó nhưng nhiều GV lại tỏ ra lúng túng trong cách bồi dưỡng NLTH cho các em. Thay vì thường xuyên cho HS làm các TN trực diện để các em có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ và luyện tập các thao tác thì hầu hết GV lại sử dụng TN biểu diễn là chủ yếu. Có tới 48,6% GV chỉ sử dụng TN biểu diễn mà hầu như không cho HS làm các TN trực diện. Nguyên nhân có thể là do thời gian một tiết học khá hạn chế và việc để cho HS làm TN sẽ tốn rất nhiều thời gian. Kết quả điều tra cǜng cho thấy có rất nhiều GV không hướng dẫn chi tiết cho HS về cách thức sử dụng dụng cụ, đặc biệt là các dụng cụ HS mới tiếp xúc lần đầu mà chủ yếu chỉ giới thiệu sơ qua. Với những tiết học có tiến hành TN, nhiều GV (45,7%) thường không yêu cầu HS chu n bị trước ở nhà.

Một số biện pháp nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS như yêu cầu HS chế tạo dụng cụ đơn giản hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lí, tăng cường các bài tập TN trong các bài kiểm tra hầu như cǜng không được thực hiện.

Về phía HS, các em cǜng cho biết các em thường không được thầy cô cho làm TN nhiều. Một số HS (13,3%) còn cho biết các thầy cô bỏ qua các bài thực hành

trong chương trình SGK. Nếu có làm thì thường yêu cầu về nhà viết bản kế hoạch TN theo mẫu có sẵn trong SGK mà không hề hướng dẫn cho các em cách lập một bản kế hoạch TN. Kết quả điều tra kiến GV cǜng cho kết quả tương tự. Có tới 71,4% GV yêu cầu HS tự về soạn mẫu báo cáo TN theo SGK mà không có sự hướng dẫn chi tiết. Bởi vậy mà các phương án TN được tiến hành chính là các phương án TN SGK đưa ra, HS không có cơ hội để đề xuất phương án TN mới.

Từ việc phân tích các số liệu đã thu thập, có thể kết luận rằng các GV hiện nay vẫn chưa có sự chú trọng đúng mức đến việc bồi dưỡng các kĩ năng thực hành cho HS. Nhiều GV thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, tuy nhiên họ cǜng tỏ ra lúng túng trong khâu tổ chức và chưa áp dụng các biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS. Đó cǜng là lí do khiến NLTH của HS phổ thông hiện nay vẫn còn rất hạn chế.

1.5. Một số thuận lợi, khó khăn trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS

- Thuận lợi

Hiện nay, mục tiêu của giáo dục phổ thông trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã có sự thay đổi, chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho người học, trong đó nhấn mạnh đến NLTH. Sự thay đổi này đã có tác động to lớn, thúc đ y các tổ chức giáo dục trong xã hội, nhà trường và GV chú trọng hơn đến những hoạt động nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS. Năm học 2011-2012, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho HS trung học cơ sở và THPT. Cuộc thi đã thu hút hàng ngàn HS từ hàng trăm trường phổ thông trên toàn quốc tham gia. Với mục đích khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, cuộc thi đã mang đến cho các em cơ hội để phát triển NLTH nói chung và NLTH vật lí nói riêng. Ngoài ra, sự thay đổi của mục tiêu giáo dục phổ thông cǜng thúc đ y nhà trường phải trang bị đủ các thiết bị trong phòng TN để phục vụ cho công tác giảng dạy. Bản thân mỗi thầy cô giáo cǜng từ đó mà có thức hơn đến vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác bồi dưỡng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra.

Công tác kiểm tra, đánh giá HS từ trước đến nay vẫn được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy trong nhà trường nói chung và bồi dưỡng NLTH cho HS nói riêng. Trước đây, có thể nói các bài kiểm tra một tiết, các đề thi học kì trong nhà trường cǜng như các kì thi quốc gia ít chú trọng đến các câu hỏi mang tính thực hành. Các câu hỏi thiên về lí thuyết, áp dụng công thức toán học là chủ yếu. Điều này dẫn tới thức của HS trong các hoạt động rèn luyện các kĩ năng thực hành chưa cao. Tuy nhiên, mới đây, đã có những đổi mới nhất định trong các đề thi của kì thi tuyển sinh đại học năm 2014, một kì thi lớn mang tính chất quốc gia. Sự xuất hiện của một số câu hỏi liên quan đến kĩ năng thực hành trong môn thi Vật lí, đặc biệt là câu hỏi về quy trình sử dụng đồng hồ đo điện đa năng đã làm “bừng tỉnh nhận thức của người dạy và người học về tầm quan trọng của các kĩ năng thực hành. Điều mà từ trước đến nay cả GV lẫn HS đều gần như vẫn “quên ôn luyện .

Ngoài ra, đề án đổi mới chương trình và SGK sau 2015 với định hướng phát triển năng lực người học và đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực sẽ mang lại một hi vọng, một niềm tin mới cho người dạy và người học về một tương lai mà ở đó HS sẽ được phát triển tốt các kĩ năng thực hành. Điều mà trước nay giáo dục nước ta còn chưa làm được.

Qua những câu hỏi khảo sát, điều tra, có thể thấy đại đa số HS đều có chung nhận định rằng NLTH là một trong những năng lực quan trọng. Bản thân mỗi HS đều mong muốn được bồi dưỡng tốt các kĩ năng thực hành. Như vậy các em đều thức được vai trò và tầm quan trọng của NLTH. Đây cǜng có thể coi là một thuận lợi giúp GV tiến hành tốt công tác bồi dưỡng.

Ngoài những thuận lợi trên, cǜng phải kể đến lực lượng chính, nắm giữ tương lai giáo dục nước nhà. Đó là thế hệ những GV trẻ chiếm số đông trong nhà trường. Họ là những con người năng động, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết và sẵn sàng tiếp thu những cái mới. Những GV trẻ là những người sẵn sàng áp dụng những phương pháp dạy học mới và thực hiện nhiều biện pháp để bồi dưỡng tốt NLTH cho HS nhằm hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay.

- Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi ở trên, quá trình bồi dưỡng NLTH cho HS ở các trường phổ thông hiện nay cǜng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến là về phía GV, những người đang trực tiếp làm công tác bồi dưỡng. Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, người vẫn thường xuyên đi bồi dưỡng NLTH cho các GV tại nhiều trường phổ thông ở nhiều tỉnh (320 trường Ninh Bình, hơn 300 trường ở Nam Định, hơn 100 trường ở Phú Thọ ), có rất ít GV có trình độ thực nghiệm. Rất nhiều GV thậm chí không biết đến cách mắc biến trở vào trong mạch điện, hay không thể nhận dạng được một linh kiện điện trở hay tụ điện trong một bảng mạch. Năng lực thực hành của các GV còn yếu, điều này lí giải tại sao các tiết thực hành là những tiết để biến kiến thức trừu tượng thành những cái cụ thể thì lại bị nhiều GV bỏ qua.

Mặc dù nhận thấy thực trạng về NLTH của GV còn hạn chế, tuy nhiên nhà trường cǜng như các tổ chức giáo dục vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng năng lực này cho GV. Công tác bồi dưỡng cho GV tại các trường vẫn chưa thường xuyên, còn rời rạc, chỉ tập trung ở một số trường thành phố, trường chuyên. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có một bộ tiêu chí nào trong trường phổ thông quy định rò ràng về chu n kĩ năng thực hành. Do đó, GV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá đúng thực chất NLTH của HS.

Một khó khăn khác là về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng NLTH cho HS trong các trường như các dụng cụ, thiết bị TN trong phòng thực hành vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Các dụng cụ, thiết bị có được thì lại hư hỏng quá nhiều. Điều này gây khó khăn cho GV trong công tác sử dụng. Với số lượng HS trong lớp đông, các bộ TN này không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các em. Do đó hiệu quả bồi dưỡng các kĩ năng thực hành sẽ không cao. Về phía nhà trường, vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với địa phương để tổ chức cho các em tham quan, tìm hiểu về thực tế địa phương. Do đó, HS có ít cơ hội thâm nhập thực tế, một điều kiện cần thiết cho sự phát triển các kĩ năng thực hành.

Quá trình kiểm tra, đánh giá HS hiện nay dù đã có những thay đổi nhất định, chú trọng đến đánh giá NLTH, tuy nhiên những thay đổi này vẫn chưa đồng bộ và hiệu quả. Phần lớn GV đều sử dụng các câu hỏi kiểm tra lí thuyết và giải bài tập, ít có các câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng các kĩ năng thực hành để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó HS không có thức rèn luyện các kĩ năng thực hành.

Về phía HS, các em vẫn chưa thực sự nổ lực trong quá trình rèn luyện, còn ngại tiếp xúc với dụng cụ, sợ hư hỏng. Tâm lí ỷ lại, chưa chủ động và mạnh dạn trong hoạt động của HS cǜng là một cản trở lớn đối với GV trong các hoạt động bồi dưỡng NLTH.

1.6. Kết luận chương 1


Chương 1 trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Kết quả mà đề tài đã đạt được là:

1. Đề tài đã làm rò các khái niệm kĩ năng, năng lực, NLTH và NLTH vật lí. Khái niệm NLTH vật lí được hiểu là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực hành trong lĩnh vực vật lí cùng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

2. Đề tài đã xây dựng được hệ thống các kĩ năng thực hành vật lí bao gồm 5 kĩ năng là:

- Kĩ năng lập kế hoạch TN;

- Kĩ năng tìm hiểu, chế tạo dụng cụ TN;

- Kĩ năng bố trí TN;

- Kĩ năng thu thập số liệu, kết quả TN;

- Kĩ năng xử lí số liệu, nhận xét, đánh giá.

3. Đề tài đã xây dựng được bộ tiêu chí (gồm 5 tiêu chí) đánh giá NLTH cho HS. Mỗi tiêu chí được phân thành 5 mức độ theo thứ tự tăng dần về mức độ hình thành các kĩ năng.

4. Phân tích tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí để làm nổi bật tính cấp thiết của đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022