Quy Trình Tổ Chức Bồi Dưỡng Nlth Cho Hs

b. Đối với thí nghiệm thực tập


- Thí nghiệm trực diện

Trong quá trình làm TN, GV phải thường xuyên đặt ra các câu hỏi dưới dạng định hướng để HS thực hiện các thao tác. Để tiết kiệm thời gian, GV có thể soạn một bản hướng dẫn, trong đó chỉ rò những hành động trí óc và hành động tay chân chủ yếu cần thực hiện và các câu hỏi cần giải đáp. Sau đó, GV yêu cầu HS thực hiện các công việc theo hướng dẫn.

Nếu có dụng cụ TN mà HS mới gặp lần đầu, GV cần mô tả nguyên tắc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, nhất là giới thiệu cách sử dụng nó. Đối với những TN phức tạp, nhiều HS lúng túng, không làm được, GV có thể làm mẫu nhưng không được đưa ra kết luận trước.

- Thí nghiệm thực hành

TN này đòi hỏi HS phải lập bản kế hoạch trước khi làm TN. Thực tế hiện nay, các GV thường cho HS chu n bị bản kế hoạch này ở nhà. HS dựa vào SGK để viết bản kế hoạch. Do đó, khả năng tự lập kế hoạch TN cho một TN mới sẽ rất yếu. Để khắc phục điều này, trước khi cho HS thực hành làm TN, GV cần dành thời gian để hướng dẫn HS cách lập bản kế hoạch, bao gồm các công việc như đề xuất phương án, lựa chọn các dụng cụ, xây dựng tiến trình

Mục đích của TN thực hành chủ yếu là giúp HS rèn luyện các kĩ năng thực hành, do đó, GV cần tạo điều kiện tối đa cho HS tự lực thực hiện các hoạt động. Nhiệm vụ của GV là theo dòi, giúp đỡ kịp thời khi HS gặp khó khăn để HS thực hiện đúng các bước trong tiến trình TN và bản kế hoạch đã lập ra.

- Thí nghiệm vật lí và quan sát ở nhà

Tùy theo năng lực HS và mục tiêu kĩ năng cần đạt được mà GV giao cho HS các nhiệm vụ chế tạo dụng cụ hay tiến hành làm TN ở nhà với độ khó và mức độ hướng dẫn khác nhau. Giáo viên có thể yêu cầu HS tiến hành TN theo chỉ dẫn chi tiết, mô tả lại hiện tượng và giải thích kết quả TN. Hoặc GV cho trước các dụng cụ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

yêu cầu HS thiết kế phương án TN để đạt được một mục đích nhất định (quan sát thấy một hiện tượng, xác định được một đại lượng vật lí). GV cǜng có thể yêu cầu HS chế tạo một dụng cụ TN đơn giản (cho trước các vật liệu cần thiết) rồi tiến hành TN với dụng cụ này.

Ví dụ, sau khi học xong bài Định luật khúc xạ ánh sáng, GV giao cho HS nhiệm vụ làm TN nhằm xác định vận tốc của ánh sáng trong nước mà không cho bất kì gợi , hướng dẫn nào. Nhiệm vụ này rò ràng chỉ phù hợp với đối tượng HS có NLTH tốt. Để giảm độ khó và phù hợp với đối tượng HS có năng lực khá, GV có thể giao nhiệm vụ: Sử dụng các dụng cụ cốc nước, giấy kẻ mili, ngọn nến, thước, bút chì, kéo, hãy xác định vận tốc của ánh sáng trong nước, cho biết vận tốc của ánh

Bồi dưỡng năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 THPT - 5

sáng trong không khí là

c 3.108 m s . Đối với HS trung bình, GV cung cấp


phương án làm TN, yêu cầu HS thực hiện theo phương án đó và đo đạc và tính toán kết quả.

Khi sử dụng loại TN này trong dạy học, GV cần bố trí thời gian để HS báo cáo trước toàn lớp về các kết quả đã đạt được. HS giới thiệu những sản ph m của mình và nhận được sự đánh giá của GV, tập thể cǜng như sự động viên, khen thưởng kịp thời.

Biện pháp 2. Tổ chức cho HS chế tạo dụng cụ hoạt động dựa trên các nguyên tắc vật lí

Các kĩ năng mà HS được rèn luyện chủ yếu được thực hiện trên lớp theo một logic nhất định và thường áp dụng với TN vật lí. Nếu các kĩ năng này được biến hóa và vận dụng vào đời sống thông qua việc chế tạo dụng cụ thì nó sẽ càng bền vững hơn.

Hơn thế nữa, việc rèn luyện kĩ năng thực hành được thực hiện trên lớp với thời gian khá hạn chế, bởi vậy, với một số kĩ năng, không phải tất cả các HS đều có điều kiện được thực hiện các thao tác để rèn luyện kĩ năng đó. Ví dụ như khi tiến hành TN theo nhóm, chỉ một vài HS trong nhóm tiến hành thao tác với dụng cụ, một số khác thì thực hiện ghi chép, thu thập số liệu. Bởi thế, việc đưa ra một hình thức nhằm giúp HS rèn luyện, vận dụng các kĩ năng thực hành ở nhà với thời gian không

hạn chế là điều rất cần thiết. Một trong các hình thức đó là tổ chức cho HS chế tạo các dụng cụ có ứng dụng các nguyên tắc vật lí.

Sau khi HS có một số kiến thức và kĩ năng nhất định về một phần nào đó, GV tổ chức cho HS chế tạo các dụng cụ đơn giản. Quy trình chế tạo các dụng cụ này cần ứng dụng các kiến thức, kĩ năng mà HS vừa được học và được rèn luyện, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em luyện tập các kĩ năng này. Ví dụ sau khi học xong bài Phản xạ toàn phần và bài Lăng kính, GV có thể giao cho HS nhiệm vụ thiết kế, chế tạo một kính tiềm vọng. Sau khi học xong chương Mắt và các dụng cụ quang, GV có thể yêu cầu HS chế tạo một chiếc kính thiên văn hay một máy ảnh đơn giản. Các hoạt động này có thể được tổ chức trong lớp học giữa các nhóm HS, hay tổ chức thành một cuộc thi cấp trường.

Các kĩ năng thực hành được hình thành nhờ sự luyện tập thường xuyên, và việc tổ chức cho HS chế tạo dụng cụ là một hình thức nhằm tạo điều kiện cho HS luyện tập các kĩ năng đó. Việc tổ chức cho HS tự làm các dụng cụ, đồ dùng học tập không chỉ giúp các em có cơ hội rèn luyện các thao tác tay chân mà còn rèn luyện được tính c n thận, tỉ mỉ và tác phong làm việc khoa học. Nó cǜng giúp hiện thực hóa những gì HS đã được học vào trong thực tiễn. Các hành động mà HS cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ chế tạo dụng cụ là sự vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt các kĩ năng thực hành mà các em đã được học trong nhà trường. Ví dụ như các khâu lên tưởng cho sản ph m, thiết kế sơ đồ nguyên lí và sơ đồ cấu tạo của thiết bị, lựa chọn vật liệu là sự hiện thực hóa kĩ năng lập kế hoạch TN. Khâu chế tạo các chi tiết của dụng cụ, lắp ráp các chi tiết lại với nhau để tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh chính là sự vận dụng một cách thành thạo kĩ năng bố trí TN.

Để biện pháp này phát huy hiệu quả trong việc phát triển NLTH cho HS, trong quá trình tổ chức GV cần lưu :

- Luôn khuyến khích HS chế tạo các dụng cụ phục vụ cuộc sống và học tập.


- Thường xuyên giao cho HS các nhiệm vụ chế tạo các dụng cụ, đồ dùng học tập có ứng dụng các nguyên tắc vật lí bằng cách sử dụng các dụng cụ trong đời sống hằng ngày như vỏ lon bia, vỏ chai nhựa Tùy vào năng lực của HS mà GV giao

nhiệm vụ với các mức độ hướng dẫn khác nhau. Nếu HS trung bình, GV đưa ra yêu cầu cụ thể và hướng dẫn chi tiết các bước cần làm để hoàn thành nhiệm vụ đó. Với HS khá hơn, GV chỉ cần đưa ra yêu cầu và gợi các bước chính để thực hiện. Đối với HS giỏi, GV chỉ đưa ra yêu cầu, HS có thể thực hiện theo tưởng và sự sáng tạo của mỗi cá nhân mà vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra.

- Trong quá trình tổ chức, GV cần thường xuyên kiểm tra công việc của các nhóm. Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, GV cần kiểm tra bản kế hoạch và yêu cầu các nhóm trình bày bản kế hoạch trước lớp. Đây là cơ hội tốt để các nhóm khác tìm hiểu và góp , đồng thời GV cǜng sẽ có thể hướng dẫn, bổ sung thêm để bản kế hoạch được hoàn thiện. Từ đó mà kĩ năng lập kế hoạch cǜng được nâng cao.

- Tổ chức các hoạt động cho các em giới thiệu sản ph m trước lớp. Việc tổ chức cho HS giới thiệu sản ph m trước lớp thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao những nổ lực và kết quả đã đạt được của HS. Thông qua đó, GV và các HS trong lớp sẽ có thêm những góp cho dụng cụ, thiết bị được hoàn thiện hơn.

- Không chỉ tổ chức trong lớp, GV cần tạo cơ hội cho HS tham gia các cuộc thi chế tạo dụng cụ học tập do nhà trường và ngành Giáo dục tổ chức.

Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS cần chú đến nguyên tắc vừa sức. Không nên đặt ra nhiệm chế tạo các dụng cụ quá khó với HS, bởi điều này sẽ dễ làm cho HS chán nản do không hoàn thành được nhiệm vụ. Còn nếu các nhiệm vụ quá dễ sẽ gây tâm lí nhàm chán, không phát huy được khả năng sáng tạo của HS.

Biện pháp 3. Thường xuyên sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học

Phương pháp thực nghiệm là một trong những phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong nghiên cứu vật lí. Nó cǜng là một phương pháp dạy học được sử dụng hiệu quả trong dạy học vật lí. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học gồm 4 bước là [9]:

Bước 1. Nêu các sự kiện khởi đầu;

Bước 2. Đề xuất giả thuyết và rút ra hệ quả có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm; Bước 3. Tiến hành TN kiểm chứng;

Bước 4. Rút ra kiến thức mới và vận dụng.


Có thể thấy, ở bước 3 của phương pháp thực nghiệm, HS phải thực hiện TN. Trong bước này, HS phải lên kế hoạch TN, bắt đầu từ việc xác định mục đích của việc TN là gì? Phương án tiến hành TN như thế nào mới khả thi và đạt được mục đích đã đề ra? Tiến trình các bước làm TN phải như thế nào? Cần đo đạc và thu thập số liệu của các đại lượng nào? Phải lập bảng số liệu hay vẽ đồ thị ra sao. Bên cạnh đó, để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đặt ra, HS cǜng cần thực hiện các thao tác đo đạc và thu thập, xử lí số liệu. Thực hiện tất cả các thao tác này chính là luyện tập kĩ năng thực hành.

Khi tiến hành TN, GV có thể làm TN biểu diễn cho HS quan sát hoặc cho HS làm TN trực diện. Cả 2 cách đều có tác dụng rèn luyện các kĩ năng thực hành như kĩ năng tìm hiểu, sử dụng dụng cụ, kĩ năng đo đạc, thu thập số liệu nhưng với các mức độ khác nhau. Với TN biểu diễn, HS có thể được nghe GV hướng dẫn các thao tác lắp ráp dụng cụ, các thao tác đo đạc để từ đó dễ dàng ghi nhớ và bắt chước các thao tác này. Còn nếu GV cho HS làm TN trực diện, HS có thể rèn luyện kĩ năng thực hành ở mức cao hơn nhờ sự tiếp xúc và trực tiếp thực hiện các thao tác.

Như vậy, có thể thấy rằng GV hoàn toàn có điều kiện để luyện tập các kĩ năng thực hành cho HS nếu sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học. Hơn thế nữa, có rất nhiều phần kiến thức trong chương trình vật lí phổ thông có thể được hình thành bằng phương pháp thực nghiệm. Do đó, GV cần tăng cường sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học để giúp HS rèn luyện các kĩ năng thực hành. Để thực hiện tốt các biện pháp này, GV cần lưu :

- Khai thác và sử dụng tối đa phương pháp thực nghiệm trong dạy học.


- Tổ chức tốt các hoạt động nhằm giúp HS có thể tự đề xuất được phương án TN kiểm chứng giả thuyết.

- Tạo điều kiện cho HS làm TN trực diện nhằm củng cố niềm tin của các em và đồng thời giúp các em có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và rèn luyện các thao tác với dụng cụ.

- Các kết quả thực nghiệm do HS thu được có thể có những sai lệch nhỏ so với các định luật, công thức mà các nhà khoa học đã tìm ra trước đó. Điều quan trọng là GV cần hướng dẫn HS cách xử lí các số liệu và nhận xét các kết quả thu được, rút ra được nguyên nhân sai số, đánh giá được quy trình làm TN để từ đó rút ra những kết luận và đi đến kiến thức mới một cách phù hợp và không phải gượng ép.

Biện pháp 4. Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng

NLTH


Đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng NLTH thể hiện ở việc tăng cường các câu hỏi mà HS cần vận dụng các kĩ năng thực hành mới giải quyết được hay sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá kĩ năng thực hành của HS.

Việc kiểm tra, đánh giá HS hiện nay hầu như chỉ chú trọng tới kiến thức lí thuyết mà xem nhẹ thực hành. Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm nên trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, GV không nên chỉ kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững các khái niệm, định luật, hiện tượng vật lí mà còn phải kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức đặc biệt là kĩ năng thực hành của HS. Cǜng bởi việc kiểm tra, đánh giá không chú trọng đến NLTH mà HS sẽ không nhận thấy tầm quan trọng và không có thức trong việc tự phát triển NLTH cho bản thân. Bên cạnh đó, chính các GV cǜng sẽ lơ là, xem nhẹ việc bồi dưỡng NLTH cho các em. Do đó, mục đích của việc đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá là giúp HS thức được tầm quan trọng của NLTH, từ đó có kế hoạch tự rèn luyện và bồi dưỡng các kĩ năng thực hành cho bản thân.

Để thực hiện tốt biện pháp này, GV cần:


- Tăng cường sử dụng bài tập TN trong kiểm tra, đánh giá. Bài tập TN là loại bài tập đòi hỏi HS phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lí thuyết và thực nghiệm, vốn hiểu biết về vật lí, kĩ thuật, và thực tế đời sống để tự mình xây dựng

phương án, lựa chọn phương tiện, thực hiện các TN theo qui trình, thu thập và xử lí các kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, tối ưu bài toán đặt ra [1].

Ví dụ sau khi học xong bài Khúc xạ ánh sáng, GV kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của HS thông qua bài tập TN sau: Chiếu một chùm sáng laser hẹp vào mặt bên của một khối lăng trụ chữ nhật làm bằng thủy tinh sao cho chùm sáng ló ra ngoài không khí ở mặt đối diện. Quan sát chùm sáng ló ra ngoài không khí, nhận xét, giải thích kết quả thu được. Tùy thuộc điều kiện thời gian mà GV có thể giao các bài tập TN dưới dạng chỉ đề xuất phương án, xây dựng tiến trình hoặc thực hiện TN và thu thập, xử lí luôn các kết quả.

- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá bằng cách sử dụng nhiều hình thức như đánh giá quy trình thực hiện và đánh giá sản ph m. Đánh giá quy trình sẽ là cần thiết và hữu hiệu nếu GV cần đánh giá sự tuân thủ đúng quy trình công việc, sự chu n xác của các thao tác tay chân trong quy trình thực hiện công việc và thời gian hoàn thành công việc. Đánh giá sản ph m là cần thiết khi sản ph m của công việc là quan trọng hơn quy trình thực hiện.

Thông thường, GV ở các trường phổ thông hiện nay chỉ áp dụng việc đánh giá kĩ năng thực hành của HS thông qua sản ph m (là bài báo cáo TN thực hành của HS hoặc dụng cụ mà HS chế tạo được). Tuy nhiên, làm như thế sẽ không phản ánh đúng mức độ kĩ năng của HS. Cách làm đó chỉ kiểm tra, đánh giá được các kĩ năng như đề xuất phương án, xây dựng bảng biểu, xử lí số liệu, còn sự thành thạo, chính xác và nhanh chóng trong các thao tác tay chân như bố trí TN, điều chỉnh dụng cụ thì sẽ không được phản ánh đầy đủ. Do đó, GV cần phối hợp đánh giá kĩ năng thông qua quá trình quan sát, ghi chép và theo dòi hành động của HS trong quá trình thực hiện.

1.3. Quy trình tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS

Bồi dưỡng NLTH cho HS, thực chất là bồi dưỡng hệ thống các kĩ năng thực hành. Do đó, trước khi bồi dưỡng, GV cần xác định rò các kĩ năng thực hành sẽ bồi dưỡng cho HS. Dựa vào nội dung của bài học kết hợp với việc nghiên cứu hệ thống các kĩ năng thực hành, GV nghiên cứu để xem bài học này có điều kiện thuận lợi

cho việc bồi dưỡng được những kĩ năng nào trong số các kĩ năng đó. Mỗi bài học có thể cho phép GV tổ chức bồi dưỡng nhiều kĩ năng, tuy nhiên, GV cần có sự chọn lọc những kĩ năng cần thiết để tập trung bồi dưỡng sao cho hiệu quả.

Quy trình bồi dưỡng NLTH cho HS gồm 6 bước.


Xác định hình thức tổ chức bồi dưỡng

Xác định kĩ năng và mục tiêu cần đạt của kĩ năng

Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng

Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch

Tổ chức kiểm tra, đánh giá

Bổ sung và cải tiến


Bước 1. Xác định hình thức tổ chức bồi dưỡng


Các hình thức tổ chức dạy học thường được sử dụng trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay là hình thức bài lên lớp, hình thức tham quan, ngoại khóa, hình thức tự học ở nhà [2]. Quá trình bồi dưỡng NLTH cho HS có thể được thực hiện lồng ghép khi GV triển khai các hình thức dạy học này. Đối với hình thức dạy học theo bài lên lớp, GV có thể tiến hành bồi dưỡng với loại bài nghiên cứu kiến thức mới, hay loại bài thực hành TN, bài luyện tập củng cố kiến thức. Với hình thức tự học ở nhà, GV có thể cho HS chế tạo dụng cụ dựa trên các nguyên tắc vật lí hay thực hiện các bài tập TN.

Bước 2. Xác định kĩ năng và mục tiêu cần đạt của kĩ năng


Tùy thuộc vào nội dung và hình thức bồi dưỡng mà GV lựa chọn những kĩ năng thực hành để bồi dưỡng cho HS. Mỗi kĩ năng có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào năng lực hiện tại của đối tượng HS mà GV đề ra mục tiêu về các mức độ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022