áp hình phạt dưới năm năm tù nhưng được dưới một năm; nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, trong đó có tình tiết tái phạm nguy hiểm và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 254 Bộ luật hình sự
a. Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội khác đối với người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên quy định ở đây là người ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 và là người mua dâm hoặc bán dâm.
b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm!
- Tội Dụ Dỗ, Ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người Chưa Thành Niên Phạm Pháp
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 253 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Năm Năm Đến Mười Lăm Năm:
- Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 35
- Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 36
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự
như
một số
trường hợp
phạm tội quy định tại các tội phạm khác. Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi chứa mại dâm gây ra nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi chứa mại dâm gây ra.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật, không thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 2 của điều luật nữa và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới mười hai năm tù nhưng không được dưới năm năm tù; nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng tập trung nhiều tình
tiết quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù.
4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 254 Bộ luật hình sự
Khoản 4 của điều luật, nhà làm luật chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự
như
một số
trường hợp
phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các tội phạm
khác. Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi chứa mại dâm gây ra nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây
hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng, để
xác định hậu quả
đặc biệt nghiêm
trọng do hành vi chứa mại dâm gây ra.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 của
điều luật thì người phạm tội có thể
bị phạt tù từ
hai mươi năm đến tù
chung thân, cũng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng mức độ cao hơn khoản 3 của điều luật.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật nữa và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới hai mươi năm tù nhưng không được dưới mười hai năm tù; nếu vừa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vừa tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến tù chung thân.
5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Khi áp dụng hình phạt tịch thu tài sản cần chú ý:
- Chỉ nên tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật và tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của điều luật, thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
- Cần phân biệt tịch thu tài sản với biện pháp tư pháp tịch thu sung
quỹ
Nhà nước phương tiện phạm tội như: phòng ngủ
trong khách sạn,
giường, chiếu, chăn màn…
33. TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM
Điều 255. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội nhiều lần ; đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Đối với nhiều người;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả mười hai năm đến hai mươi năm.
đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ
5. Người phạm tội còn có thể bị mười triệu đồng.
phạt tiền từ một triệu đồng đến
Định nghĩa: Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của
người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm. bán dâm.31
Tội môi giới mại dâm là tội phạm đã được quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1985 cùng với tội chứa mại dâm. Do yêu cầu của việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự nên Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai tội này ở hai điều luật khác nhau.
So với Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1985 thì cũng tương tự như đối
với tội chứa mại dâm, Điều 255 Bộ
luật hình sự
năm 1999 về
cơ bản
không có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn nhưng so với Điều 254 thì có nhiều sửa đổi, bổ sung hơn. Điều 255 Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; đối với nhiều người là yếu tố định khung hình phạt quy định tại điểm b, c và e khoản 2 của điều luật. Ngoài ra, mức hình phạt thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 của điều luật được giảm xuống còn sáu tháng, khoản 2 của điều luật xuống còn ba năm, khoản 3 của điều luật xuống còn bảy năm và khoản 4 của điều luật xuống còn mười hai năm (khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1985 là một năm, khoản 2 là bảy năm, khoản 3 là mười lăm năm, còn khoản 4 là hai mươi năm); hình phạt bổ sung được quy định ngay trong cấu thành và bỏ loại hình phạt tịch thu một phần tài sản mà Điều 218 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Cũng tương tự như đối với tội chứa mại dâm, chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc
trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
31 Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17-3-2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cũng như đối với tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm là tội xâm phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, đến đời sống văn hoá, trật tự trị an xã hội.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Hành vi môi giới mại dâm của người phạm tội được thực hiện với thủ đoạn khác nhau như: dụ dỗ hoặc dẫn dắt với vai trò là người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm. bán dâm.
Trước hết phải xác định người phạm tội môi giới mại dâm phải là người làm trung gian cho người mua dâm và người bán dâm, nhưng không
nhất thiết phải biết cụ thể người bán dâm bán dâm cho người nào hoặc
người mua dâm mua dâm với ai. Ví dụ: Nguyễn Văn L làm nghề xe ôm, L biết Vũ Thị C là gái bán dâm, L đã nhiều lần chở C đến khách sạn hoặc nhà nghỉ để C bán dâm cho khách. L chỉ biết chở C đến khách sạn, nhà nghỉ là để C bán dâm còn bán cho ai thì L không biết cụ thể. Hành vi của L vẫn là hành vi môi giới mại dâm. Làm trung gian để thực hiện việc mua dâm, bán dâm khác với trường hợp làm trung gian trong các lĩnh vực khác nhất thiết người làm trung gian phải biết hai bên mà mình trung gian.
Khi xác định hành vi môi giới mại dâm cần phân biệt với hành vi của
người đồng phạm trong vụ
án chứa mại dâm có tổ
chức; nếu tách riêng
hành vi của người đồng phạm thì chỉ có thể xác định là hành vi môi giới mại dâm nhưng vì hành vi này là hành vi giúp sức cho việc chứa mại dâm. Ví dụ: Nguyễn Thị T là chủ tiệm làm đầu (cắt tóc và gội). T được Phạm Thanh B giao nhiệm vụ nếu có khách đến tiệm làm đầu thì gợi ý để khách mua dâm, khi khách mua dâm đồng ý thì chỉ cho khách đến nhà nghỉ của Phạm Thanh B để mua dâm, B sẽ trả cho T 50.000 đồng một khách mua dâm do T dắt mối. Hành vi của T nếu tách ra để xem xét một cách độc lập thì T chỉ phạm tội môi giới mại dâm nhưng nếu xét trong mối quan hệ giữa B với T thì hành vi của T là hành vi chứa mại dâm với vai trò giúp sức cho
người chứa mại dâm (tìm người mua dâm để thực hiện việc mại dâm).
Ngược lại, người có hành vi tưởng như đó là hành vi chứa mại dâm nhưng đó chỉ là hành vi môi giới mại dâm, nếu như hành vi đó không phải là đồng phạm trong vụ án chứa mại dâm. Ví dụ: Lê Thị V là chủ nhà nghỉ “Hồng Vân”, ngày 14-11-2004 có 3 người đàn ông đến thuê phòng trọ và gợi ý với V là tìm gái mại dâm cho họ. V đồng ý nhưng với điều kiện phải đi chỗ
khác chứ không được thực hiện việc mua dâm ở trong phòng ngủ. V đã gọi 3 gái mại dâm cho 3 người đàn ông, sau đó họ đi đâu thì V không biết, sau khi mua dâm xong, 3 người đàn ông trở lại nhà nghỉ trả công cho V 100.000 đồng.
Trường hợp một hoặc một số người (thường là những người đã có nhiều tiền án, tiền sự) “chăn dắt” một số gái mại dâm để chuyên “cung cấp” cho các khách sạn, nhà nghỉ khi có yêu cầu thì cần phân biệt: nếu có sự bàn bạc, thoả thuận từ trước, thành đường dây “gái gọi” thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm với vai trò đồng phạm; nếu không có sự bàn bạc, thoả thuận từ trước thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm với các tình tiết định khung là: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội nhiều lần;đối với nhiều người hoặc tái phạm nguy hiểm.
b. Hậu quả
Đối với tội môi giới mại dâm, hậu quả cũng không phải là dấu hiệu
bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp
người phạm tội bị
truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 2, khoản 3
hoặc khoản 4 của điều luật.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Cũng như đối với tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm nhà làm luật cũng không quy định các dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng cũng cần phải nghiên cứu các quy định
của Nhà nước có liên quan đến mại dâm mà đặc biệt là Pháp lệnh phòng,
chống mại dâm ngày 17-3-2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, còn các văn bản của Chính phủ của các cơ quan, tổ chức liên quan đến phòng chống mại dâm.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội môi giới mại dâm thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc dụ dỗ, dẫn dắt người mua đam hoặc người bán dâm để họ thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Nếu vì một lý do nào đó mà họ không biết hoặc không thể biết có việc mua bán dâm thì không phạm tội môi giới mại dâm. Ví dụ: Mai Ngọc T làm nghề xe ôm
trước cửa khách sạn “Thăng Long”. T biết Chu Thị H là nhân viên khách sạn thường ngày hay đi xe của T. Ngày 04-6-2004, H nhờ T chở H đến nhà
nghỉ
“Quỳnh Hương” để
gặp người quen. Khi đến nhà nghỉ
“Quỳnh
Hương” H bảo T chờ ở ngoài để chở H về khách sạn “Thăng Long”. Khi H vào trong nhà nghỉ được 30 phút thì bị Công an bắt quả tang đang bán dâm cho khách. Do đã bị các trinh sát theo dõi từ trước, nên sau khi bắt quả tang H đang bán dâm thì đồng thời các chiến sĩ cảnh sát cũng bắt luôn cả T. Tuy nhiên, sau khi xác minh thấy T hoàn toàn không biết H đến nhà nghỉ “Quỳnh Hương” là để bán dâm nên Cơ quan điều tra đã quyết định không khởi tố đối với Mai Ngọc T.
Động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng có ý nghĩa đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội; động cơ càng xấu mức hình phạt sẽ càng nặng và ngược lại.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 Bộ luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 255 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội mụi giới mại dâm có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết
giảm nhẹ
quy định tại Điều 46 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết tăng
nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới sáu tháng tù; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
Trong tình hình hiện nay, nói chung là cần phải xử phạt nghiêm khắc để góp phần chặn đứng và đẩy lùi tệ nạn mại dâm; việc cho người phạm tội được hưởng án treo phải rất thận trọng và chỉ trong trường hợp cá biệt.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật hình sự
a. Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự
như
đối với trường hợp
phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 254 Bộ luật hình sự, người
chưa thành niên là đối tượng mà người phạm tội môi giới là người tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 và là người mua dâm hoặc bán dâm.
ở độ
b. Có tổ chức.
Cũng như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội môi giới
mại dâm có tổ
chức là trường hợp có sự
câu kết chặt chẽ
giữa những
người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ hành, người xúi dục, người giúp sức.
chức, người thực
c. Có tính chất nhuyên nghiệp.
Cũng tương tự như đối với trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong các tội phạm khác, môi giới mại dâm có tính chất chuyên nghiệp là lấy việc môi giới mại dâm làm nguồn sống chính cho mình và gia đình.
d. Phạm tội nhiều lần.
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 254 đối với tội chứa mại dâm, chỉ khác ở chỗ là nhiều lần môi giới mại dâm.
đ. Tái phạm nguy hiểm.
Cũng tương tự
như
trường hợp tái phạm nguy hiểm khác, người
phạm tội môi giới mại dâm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người
đã bị
kết án
về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xoá án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 255 Bộ
luật hình sự
hoặc đã tái
phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội môi giới mại dâm.
Như vậy, người phạm tội môi giới mại dâm thuộc trường hợp tái
phạm nguy hiểm chỉ có thể là trường hợp đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chứa mại dâm, vì nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm