Tội Nhập Khẩu Công Nghệ, Máy Móc, Thiết Bị, Phế Thải Hoặc Các Chất Không Bảo Đảm Tiêu Chuẩn Bảo Vệ Môi Trường

Khác với tội gây ô nhiễm không khí và tội gây ô nhiễm nguồn nước, đối với tội phạm này người phạm tội chỉ thực hiện hành vi khách quan quy nhất là chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại.


Các chất độc hại bị chôn vùi hoặc thải vào đất là các chất khi chưa bị chôn vùi hoặc thải vào đất đã được xác định là chất độc hại chứ không phải sau khi chôn vùi hoặc thải vào đất bị phân huỷ thành các chất độc hại.


Các chất độc hại mà người phạm tội chôn vùi hoặc thải vào đất là các chất hữu cơ hoặc vô cơ được cơ quan có thẩm quyền xác định là chất độc hại như các chất hoá học có chứa độc tố, các chất phóng xạ, các loại thuốc bảo vệ thực vật, các động vật, thực vật bị nhiếm độc chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền xử lý hoặc chôn cất không theo quy định của cơ quan vệ sinh dịch tễ…


b. Hậu quả


Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu hành vi gây ô nhiễm đất chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi đó chưa phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này mà tuỳ trường hợp họ có thể bị xử phạt hành chính và nếu đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Cũng như đối với một số tội phạm khác, trong khi chưa hướng dẫn

thì có thể

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 8 - Đinh Văn Quế - 23

tham khảo Thông tư

số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-

BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999 để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây ô nhiễm đất gây ra.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Cũng như đối với tội gây ô nhiễm không khí và tội gây ô nhiễm

nguồn nước, đối với tội phạm này nhà làm luật cũng quy định dấu hiệu khách quan khác, đó là: tiêu chuẩn cho phép các loại chất độc hại được chôn vùi hoặc được thải vào đất. Vượt quá tiêu chuẩn cho phép mới cấu

thành tội phạm. Tiêu chuẩn này được Bộ

Khoa học, Công nghệ

và Môi

trường quy định ban hành kèm theo Quyết định số 229-QĐ/TĐC ngày 25-3- 1995 (TCVN 5941-1995 về tiêu chuẩn chất lượng đất)


Ngoài dấu hiệu trên, điều luật còn quy định dấu hiệu “không thực

hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm

quyền”. Tương tự như đối với tội gây ô nhiễm không khí và gây ô nhiễm nguồn nươc, nếu sau khi bị xử phạt hành chính mà người có hành vi gây ô nhiễm đất thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền nhưng hậu quả nghiêm trọng vẫn xảy ra thì không bị coi là phạm tội.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Cũng tương tự

như

đối với tội gây ô nhiễm không khí và gây ô

nhiễm nguồn nước, người thực hiện hành vi phạm gây ô nhiễm đát là do cố ý, mặc dù lúc đầu hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể là do vô ý nhưng vì đã có cơ quan có

thẩm quyền yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng cố không thực hiện để gây ra hậu quả nghiêm trọng.

tình


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


Các trường hợp phạm tội cụ thể của tội gây ô nhiễm đất cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội cụ thể đối với tội gây ô nhiễm không khí và gây ô nhiễm nguồn nước về cả các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, loại hình phạt cũng như mức hình phạt. Riêng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền khoản 4 Điều 184 quy định có thấp hơn mức phạt so với khoản 4 Điều 182 và khoản 4 Điều 183 Bộ luật hình sự, đó là từ năm triệu đồng đến lăm mươi triệu đồng chứ không phải từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Vì vậy, có thể coi các trường hợp phạm tội

cụ thể đối với tội gây ô nhiễm không khí đã phân tích ở trên cũng là các

trường hợp phạm tội cụ

thể

đối với tội gây ô nhiễm đất quy định tại

khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 184 Bộ luật hình sự.


4. TỘI NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHẾ THẢI HOẶC CÁC CHẤT KHÔNG BẢO ĐẢM TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Điều 185. Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

1. Người nào nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.


4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc

các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường là hành vi nhập

khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này vừa là chủ thể đặc biệt, vừa không phải là chủ thể đặc biệt.


Là chủ thể đặc biệt nếu đó là hành vi cho nhập khẩu, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong việc cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải mới có thể cho phép nhập khẩu được.


Không là chủ

thể

đặc biệt nếu đó là hành vi trực tiếp nhập khẩu

công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải, vì người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể thực hiện được.

Người từ

đủ 14 tuổi trở

lên nhưng chưa đủ

16 tuổi chỉ

phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Tuy nhiên, chủ thể của tội phạm này hầu hết là người đã thành niên.


Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi hành vi nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Khác với các tội quy định tại các Điều 182, 183 và 184 Bộ luật hình sự, khách thể của tội phạm này là các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung chứ không riêng một lĩnh vực cụ thể nào.


Đối tượng tác động công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải từ nước ngoài vào Việt Nam.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi khách quan

sau:



chế

- Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải

không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.


Hành vi nhập khẩu trong cấu thành tội phạm này không phải là hành vi nhập lậu, mà việc nhập khẩu được Bộ Thương mại cho phép (có quota) hàng nhập khẩu đúng chủng loại, số lượng, chất lượng nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, không được cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường cho phép. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt hành vi nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá

học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường với hành vi buôn lậu hoặc trốn thuế.


- Cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.


Hành vi cho nhập khẩu cũng không phải cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế hay thiếu trách nhiệm hoặc đồng phạm với hành vi buôn lậu mà chỉ là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi

trường. Lẽ ra khi cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế

phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải phải yêu cầu người nhập khẩu hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm định xem có đồng ý hay không.


Nếu người có thẩm quyền cấp quota cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải đã yêu cầu người nhập khẩu phải xin phép cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét nhưng cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường làm ngơ hoặc đồng ý cho nhập thì người cấp quota không phải chịu trách nhiệm mà cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường phải chịu trách nhiệm.


b. Hậu quả


Hậu quả của tội phạm này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nếu nhập khẩu hoặc cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất

phóng xạ

hoặc phế

thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ

môi trường

nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi nhập khẩu hoặc cho nhập khẩu chưa bị coi là phạm tội mà tuỳ trường hợp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.


Việc xác định thế

nào là hậu quả

nghiêm trọng, có thể tham khảo

Thông tư số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12

năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Bộ luật hình sự năm 1999


c. Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi khách quan, hậu quả thì đối với tội phạm này nhà làm luật còn quy định một dấu hiệu khách quan nữa đó là: công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại,

chất phóng xạ

hoặc phế

thải được nhập vào nước ta là không bảo đảm

tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.


Căn cứ để xác định công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế

thải được nhập vào nước ta là không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi

trường là những quy định của Luật bảo vệ môi trường và các văn bản

hướng dẫn hoặc quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Cho dù điều văn của điều luật không quy định cụ thể, nhưng căn cứ vào hành vi khách quan và các dấu hiệu khách quan khác thì có thể xác định người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý.


Nếu có căn cứ xác định người nhập khẩu hoặc cho nhập khẩu không biết hoặc không thể biết công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường thì không bị coi là phạm tội, mà tuỳ trường hợp có thể bị xâm phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


Mặc dù hành vi phạm tội, đối tượng xâp phạm cũng như tính chất của tội phạm này khác với các tội gây ô nhiễm quy định tại các Điều 182, 183 và 184 Bộ luật hình sự nhưng các trường hợp phạm tội cụ thể của tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cũng tương tự như đối với các trường hợp phạm tội cụ thể đối với tội gây ô nhiễm quy định tại các Điều 182, 183 và 184 Bộ luật hình sự về cả các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, loại hình phạt cũng như mức hình phạt. Vì vậy, có thể coi các trường hợp phạm tội cụ thể đối với tội gây ô nhiễm không khí đã phân tích ở trên cũng là các trường hợp phạm tội cụ thể đối với tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo

vệ môi trường quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều

185 Bộ luật hình sự.

5. TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI


Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người


1. Người nào có một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.


2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.


3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ

thể

của tội phạm này vừa là chủ

thể đặc biệt lại vừa không

phải là chủ thể đặc biệt.


Là chủ thể đặc biệt trong trường hợp người có hành vi cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị

nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho

người, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền

“cho phép”. Các trường hợp còn lại không phải là chủ thể đặc biệt.


Người từ

đủ 14 tuổi trở

lên nhưng chưa đủ

16 tuổi chỉ

phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ của cộng đồng. Khác với các tội xâm

phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người quy định tại

Chương XII Bộ luật hình sự. Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người

chỉ như

là một nguy cơ tiềm

ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ

của nhiều người.


Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản

phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh mà bệnh đó có khả năng lây lan sang người.


Động vật là các loài chim, thú, gia cầm, các loài tôm, cá, các loại côn trùng…được gọi chung là sinh vật có cảm giác và tự vận động được;


Sản phẩm động vật là thực phẩm được chế biến từ động vật hay nói

cách khác là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: Thịt động vật,

xương động vật, sữa, các bộ phận khác lấy từ động vật…


Thực vật là các loại cây, rễ, củ, hoa, lá, quả, hạt… Sản phẩm thực vật là các loại sản phẩm được chế biến từ thực vật làm thức ăn cho người và gia súc hoặc phục vụ cho tiêu dùng, nghiên cứu khoa học như: dầu ăn, các loại nước được ép từ các loại hoa quả


Vật phẩm khác là những đồ vật có mang mầm bệnh và bệnh đó là

bệnh dịch có khả

năng lây lan sang người như

các bao bì đựng các sản

phẩm được chế biến từ động vật, thực vật.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí