nhiệm trực tiếp như giám đốc Cảng vụ, người đứng đầu cơ quan quản lý bay thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Người trực tiếp quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không là người trực tiếp quản lý và sử dụng các thiết bị phục vụ cho các chuyến bay an toàn như nhân viên ra đa, nhân viên phụ trách thông tin liên lạc... Các thiết bị an toàn cho các chuyến bay đa dạng, vì vậy khi xác định hành vi cản
trở giao thông đường không đối với những người trực tiếp quản lý các
thiết bị an toàn đường không cần phải căn cứ vào loại thiết bị mà người đo trực tiếp quản lý là loại thiệt bị gì có liên quan đến việc bảo đảm an toàn các chuyến bay không. Nếu các thiết bị đó không có kiên quan gì đến an toàn giao thong đường không thì dù co hành vi cản trở giao thông đường không cũng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật.
Cũng như đối với trường hợp bảo đảm an toàn cho các chuyến bay, người quản lý các thiết bị an toàn giao thông đường không phải là người trực tiếp quản lý các thiết bị đó, nếu họ chỉ là người gián triết quản lý các thiết bị đó thì không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật.
b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông Đường Thủy Không Có Các Tình Tiết Định Khung Hình
- Phạm Tội Vi Phạm Quy Định Điều Khiển Tầu Bay Không Có Các Tình Tiết Định Khung Hình Phạt
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Ba Năm Đến Mười Năm:
- Phạm Tội Đưa Vào Sử Dụng Các Phương Tiện Giao Thông Đường Không Không Bảo Đảm An Toàn Không Có Các Tình Tiết Định Khung Hình Phạt
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 2 Điều 219 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Vi Phạm Quy Định Về Duy Tu, Sửa Chữa, Quản Lý Các
Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản trở giao thông đường không gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản cho người khác. Cũng như đối với các tội phạm về an toàn giao thông khác, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản rở giao thông đường không gây ra, nên có thể căn cứ vào Nghị quyết số 02/2003 ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đối với Điều 202 để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản trở giao thông đường không gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 217 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
So với Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 2 Điều 217 Bộ luật hình sự năm 1999 được coi là quy định mới. Vì vậy, đối với hành vi
cản trở
giao thông đường không gây hậu quả
rất nghiêm trọng xảy ra
trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì
áp dụng khoản 1 Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 đối với người phạm tội.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có
nhưng mức độ
tăng nặng không đáng kể, thì có thể
được áp dụng dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới ba năm tù). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 217 Bộ luật hình sự
Khoản 3 của điều luật cũng chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là: “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng do hành vi cản rở
giao thông
đường không gây ra là những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tính
mạng, sức khoẻ hoặc tài sản cho người khác. Do chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi cản rở giao thông đường không gây ra, nên có thể căn cứ vào Nghị quyết số 02/2003 ngày 17- 4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đối với Điều 202 để xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi cản trở giao thông đường không gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 217 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
So với khoản 2 Điều 187 Bộ
luật hình sự
năm 1985, thì khoản 3
Điều 217 Bộ luật hình sự năm 1999 nặng hơn, nên không áp dụng đối với hành vi cản trở giao thông đường không gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật hình sự, nếu người có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại
Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới bảy năm tù), nhưng không được dưới ba năm. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
4. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 217 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như khoản 4 Điều 202, 203, 208, 209, 212 và 213 Bộ luật hình sự. Vì vậy, khi xác định khả năng thực tế
do hành vi cản trở
giao thông đường không sẽ
gây ra hậu quả
đặc biệt
nghiêm trọng cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể nơi xẩy ra sự việc và hành vi cản trở giao thông đường không.
Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 4 Điều 217 Bộ luật hình sự, nếu người phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định
tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có
nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định
tại Điều 48 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ
hoặc nếu có
nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể.
5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Khác với hành vi cản trở giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường
sắt, người phạm tội cản trở giao thông đường không, ngoài hình phạt
chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
So với Điều 218 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về hình phạt bổ sung đối với tội phạm này thì khoản 5 Điều 217 mức phạt nhẹ hơn. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ
00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 5 Điều 217 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.
15. TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG KHÔNG KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
Điều 218. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn
1. Người nào có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả mười hai năm đến hai mươi năm.
đặc biệt nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Định nghĩa: Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn là hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật.
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn cũng là tội được tách từ tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985.
So với Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 218 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của tội phạm này.
Về cấu tạo, Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ có hai khoản, còn Điều 218 ngoài khoản 5 quy định hình phạt bổ sung, điều luật được
cấu tạo thành bốn khoản tương ứng với bốn khung hình phạt. Đặc biệt
khoản 1 (cấu thành cơ bản) nhà làm luật quy định khác hoàn toàn với các
khoản 1 của các điều luật quy định về
hành vi đưa vào sử
dụng các
phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ không bảo đảm an toàn, vì khoản 1 Điều 218 không quy định “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác” nhưng cũng không giống khoản 1 Điều 216 là phải “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời”, mà chỉ cần người phạm tội có hành vi cho đưa vào sử dụng các phương tiện
giao thông đường không rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật là tội
phạm đã hoàn thành. Nếu “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác” là phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật.
Bỏ hình phạt cảnh cáo; sửa tình tiết “gây thiệt hại cho sức khoẻ của
người khác”
thành“gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ
của người
khác”; và bổ sung tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng, gâu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là yếu tố định khung hình phạt; tăng hình phạt tù trong tất cả các khung hình phạt và hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn tuy được cấu tạo khác với các tội có hành vi tương tự, nhưng về cơ bản các dấu hiệu của tội phạm cũng tương tự như tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ không bảo đảm an toàn, điểm khác biệt chủ yếu là ở dấu hiệu về phương
tiện và người có trách nhiệm về việc điều động phương tiện đó. Tuy
nhiên, đối với tội phạm này có những tình tiết là yếu tố định tội khác với các tội quy định tại Điều 204, Điều 210 và Điều 214 Bộ luật hình sự chúng tôi sẽ phân tích và nêu những đặc điểm riêng để phân biệt với ba tội trên có các dấu hiệu tương tự.
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật về phương tiện giao thông đường không mới là chủ thể của tội phạm này.
Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện
giao thông đường không là người có chức vụ, quyền hạn và do có chức vụ, quyền hạn nên có quyền điều động phương tiện giao thông đường không hoặc tuy không có chức vụ, quyền hạn nhưng do tính chất nghề nghiệp nên có trách nhiệm trong việc điều động phương tiện giao thông đường
không như: Thủ
trưởng các đơn vị
điều hành bay hoặc người có trách
nhiệm được phân công điều hành bay...
Người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật là người có chức vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường không như: Thủ trưởng các đơn vị quản lý, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, sử dụng phương tiện giao thông đường
không hoặc những người được uỷ
quyền, hoặc do nghề
nghiệp mà có
quyền cho phép đưa vào sử không bảo đảm an toàn.
dụng phương tiện giao thông đường không
Nếu ở tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản cho người khác, thì người phạm tội chưa phải
chịu trách nhiệm hình sự; ở tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông
đường sắt không bảo đảm an toàn chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản cho người khác, mà người phạm tội là người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này là đã cấu thành tội phạm, nhưng nếu đã bị kết án về tội phạm này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm vẫn không bị coi là tội phạm. Còn đối với tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn tuy chưa gây thiệt hại nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi
phạm thì bị
coi là tội phạm. Nhưng đối với tội đưa vào sử
dụng các
phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn, người phạm
tội chỉ có hành cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo
đảm an toàn kỹ thuật là tội phạm đã hoàn thành không cần phải gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng đên sức khoẻ, tài sản của
người khác hoặc không cần phải đã bị xử lý kỷ luật tội này mà còn vi phạm.
hoặc đã bị kết án về
Như vậy đối với người phạm tội này, nhà làm luật quy định khắt khe hơn, nghiem khắc hơn, vì tính chất của việc bảo đảm an toàn các chuyến bay.
2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường thủy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông
đường không không bảo đảm an toàn, mà chủ yếu là tầu bay, ngoài ra còn có các phương tiện khác như sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho tầu bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
Tầu bay bao gồm: máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan đó là “cho đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không rõ ràng không bảo đảm an toàn”.
Hành vi cho đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy
bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng những hình thức khác cho đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không bảo đảm an toàn.
Chúng tôi cũng chưa hiểu vì sao đối với các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, nhà làm luật dùng thuật ngữ “cho phép đưa vào” còn đối với tội phạm này, nhà làm luật lại dùng thuật ngữ “cho đưa vào” ( không có từ phép). Cho đưa vào và cho phép đưa vào xét về tính chất không có gì khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cho đưa vào mang tính chất trực tiếp hơn cho phép đưa vào, vì cho phép là qua một người khác để đưa phương tiện không bảo đảm an toàn vào hoạt động. Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng chỉ dùng thuạt ngữ “cho đưa vào”.
Cũng như
đối với hành vi cho phép đưa vào sử
dụng phương tiện
giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, không nhất thiết phải có mối quan giữa xin và cho, mà có thể không ai xin nhưng vẫn có hành vi “cho”. Cho đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không là hành vi quyết định việc đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường.
Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường không thì hành vi khách quan của họ là hành vi điều động phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn.
Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về
tình trạng kỹ
thuật
phương tiện giao thông đường không, thì hành vi khách quan của họ là
chứng nhận không đúng về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường không.
b. Hậu quả
Khác với các hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ không bảo đảm an toàn, hậu quả do hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
này. Người phạm tội chỉ
cần thực hiện hành vi cho đưa vào sử
dụng
phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn là tội phạm đã hoàn thành.
Nếu hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn mà gây ra thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật; gây hậu quả
rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi khách quan, đối với tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
như: Tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường không