Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 302 Bộ Luật Hình Sự

hành hình phạt tù không đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các quyết định này nếu không do lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà là do nhận thức, do trình độ nghiệp vụ thì không coi là tha người bị giam, giữ trái pháp luật, mà tuỳ trường hợp mà người ra quyết định đó có thể bị xử lý hành

chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây

hậu quả nghiêm trọng.


b. Hậu quả


Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, bởi vì việc người bị giam, giữ được tha trái phép đã là hậu quả nghiêm trọng rồi. Nếu hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ gây ra hậu quả rất nghiêm

trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách

nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc hoặc khoản 3 của điều luật.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

c. Các dấu hiệu khách quan khác


Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 10 - Đinh Văn Quế - 15

Đối với tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ, ngoài hành vi khách quan nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ cũng cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật mà đặc biệt là các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc giam, giữ; về việc thay đổi biện pháp ngăn chặn, việc tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù; các quy định về dẫn giải người bị giam, giữ, quản lý người đang chấp hành hình phạt tù trong các tại giam. Chỉ có trên cơ sở hiểu rõ các quy định trên mới có thể xác định một cách chính xác hành vi của người có chức vụ, quyền hạn có lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc lạm quyền để tha người bị giam, giữ hay không.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền và việc tha người bị giam, giữ như vậy là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.


Động cơ tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội

phạm này nhưng nói chung động cơ của người phạm tội là động cơ cá

nhân hoặc tư

lợi. Nếu người phạm tội vì đã nhận hối lộ

mà tha người

giam, giữ trái pháp luật thì còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 302 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 302 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc được áp dụng dưới sau tháng tù, nhưng không được dưới ba tháng tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba

năm tù; nếu có đủ

điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ

luật hình sự

thì

người phạm tội có thể được hưởng án treo.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 302 Bộ luật hình sự


Khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: tha trái pháp luật người đang bị giam về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.


a. Tha trái pháp luật người đang bị giam về rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật hình sự chỉ khác ở chỗ: Điều 301

Bộ luật hình sự quy định để người phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc

biệt nghiêm trọng trốn, còn Điều 302 Bộ luật hình sự thì quy định tha trái pháp luật đối với những người này. Việc xác định một người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cũng tương tự như

trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật hình sự, tức là phải căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự.


Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;


Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.


Mặc dù tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ xét về tính chất của hành vi thì chúng ta thấy nghiêm trọng hơn đối với tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn nhưng nhà làm luật quy định mức hình phạt trong các khung hình phạt cũng ngang bằng với mức hình phạt quy định tại các khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn, thậm chí còn nhẹ hơn tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Ví

dụ: khoản 2 Điều 301 Bộ

luật hình sự

quy định phạm tội để

người bị

giam, giữ trốn về tội phạm nghiêm trọng là người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật với khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm. Trong khi đó, người phạm tội tha trái pháp luật người bị

gam, giữ về

tội nghiêm trọng thì người phạm tội chỉ

bị truy cứu trách

nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 302 Bộ luật hình sự có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Việc quy định này theo chúng tôi là không phù hợp. Hy vọng rằng khi có chủ trương sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhà làm luật sẽ quan tâm đến vấn đề này.


b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng


Nhà làm luật không quy định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu định tội hay dấu hiệu định khung hình phạt nhưng lại quy định

phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đây là trường hợp hiếm thấy

trong các điều luật khác của Bộ luật hình sự. Thông thường, khi nhà làm luật quy định hậu quả nghiêm trọng là yếu tố định tội thì mới quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt hoặc đã quy định

gây hậu quả

nghiêm trọng là yếu tố

định khung hình phạt trong

ở điều

khoản của Bộ luật hình sự (khung hình phạt nhẹ hơn) thì mới quy định tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt ở khung hình phạt nặng hơn. Nếu căn cứ vào cấu tạo của Điều 302 Bộ luật hình sự

thì có thể hiểu rằng, bản thân hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ là đã gây hậu quả nghiêm trọng rồi, và nếu như vậy, thì như trên chúng tôi đã phân tích mức hình phạt trong các khung hình phạt đối với tội phạm này chưa phù hợp.


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định

tại khoản 2 Điều 301 Bộ

luật hình sự, do đó khi xác định hậu quả

rất

nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ cần chú ý:


Nếu là thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi

hành án, do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ về tội phạm ít

nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét xử hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù và sau khi được tha người bị giam giữ pham tội mới gây thiệt hại

nghiêm trọng đến vật chất cho người khác thì coi là gây hậu quả rất

nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra.


Nếu thiệt hại do tha trái pháp luật người bị giam, giữ là thiệt hại về

vật chất thì có thể

tham khảo Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-

TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra.


Nếu là thiệt hại do tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra cho xã hội mà thiệt hại đó không phải là thiệt hại về vật chất thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra như: người bị giam, giữ được tha trái pháp luật lại phạm tội mới là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc phạm tội nhiều lần, gây hoang mang cho xã hội v.v…


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 302 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, và có nhiều tình tiết giảm

nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng

hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp

dụng Điều 47 Bộ

luật hình sự

phạt dưới hai năm tù hoặc được chuyển

sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 302 Bộ luật hình sự


Khoản 3 Điều 302 Bộ luật hình sự quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thiếu trách

nhiệm để

người bị

giam, giữ

trốn gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng

nhưng, do đó khi xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ cần chú ý:


Nếu là thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét xử hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù và sau khi được tha người bị giam giữ pham tội mới gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến vật chất cho người khác, thì phải coi là gây hậu quả đặc nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra.


Nếu thiệt hại do tha trái pháp luật người bị giam, giữ mà thiệt hại đó

là thiệt hại về

vật chất thì có thể

tham khảo Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Toà

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự để xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra.


Nếu là thiệt hại do tha trái pháp luật người bị gam, giữ gây ra cho xã hội mà thiệt hại đó không phải là thiệt hại về vật chất thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tha trái

pháp luật người bị

gam, giữ

gây ra như: tha trái pháp luật nhiều người;

người bị giam, giữ được tha trái pháp luật lại phạm tội mới là tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội nhiều lần, gây hoang mang cho xã hội hoặc người được tha trái pháp luật là người bị kết án chung thân hoặc tử hình.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 302 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.


Cũng như đối với các tội phạm khác, việc áp dụng hình phạt cấm

đảm nhiệm chức vụ đối với người phạm tội tha trái pháp luật người bị

giam, giữ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ hay không và nếu cấm thì cấm chức vụ cụ thể gì. Nói chung chỉ cấm các chức vụ mà người phạm tội đã lợi dụng để tha người giam giữ trái pháp luật, còn các chức vụ khác không liên quan đến việc tha trái pháp luật người bị giam, giữ thì không nên cấm.


11. TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN GIAM, GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT


Điều 303. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ trái pháp luật

người


1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật là không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật.


Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật là tội phạm đã được quy định tại Điều 239 Bộ luật hình sự năm 1985.


So với Điều 239 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 303 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phạm này, có những sửa đổi, bổ sung như sau:


Điều 239 Bộ luật hình sự năm 1985 cấu tạo hai khoản, còn Điều 303 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản, trong đó khoản 4 là hình

phạt bổ

sung, bổ

sung khoản 3 với tình tiết là yếu tố

định khung hình

phạt“gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”; nếu

Điều 239 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy lạm dụng chức vụ, quyền hạn thì Điều 303 quy định lợi dụng chức vụ, quyền hạn; nếu Điều 239 chỉ quy định đối tượng tác động là người bị giam thì Điều 303 quy định cả đối với người bị giữ; nếu Điều 239 quy định: “không ra lệnh tha hoặc không chấp hành lệnh tha người hết hạn giam”, thì Điều 303 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật”.


Về hình phạt, do yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống loại

tội phạm này ngoài việc quy định thêm khung hình phạt tăng nặng thì mức hình phạt cao nhất của tội phạm này là mười năm tù thay vì ch ỉ

có bảy năm tù như

Điều 239 Bộ

luật hình sự

năm 1985; khung hình

phạt ở mỗi khoản cũng sửa đổi theo hướng nặng hơn so với Điều 239 Bộ luật hình sự năm 1985.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ trong việc trả tự do cho người bị giam, bị giữ mới có thể là chủ thể của tội phạm này.


Những người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ trong việc trả tự do cho người bị giam, bị giữ người là những người mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự họ phải có nghĩa vụ tha người bị giam, bị giữ, gồm hai loại: những người có nghĩa vụ ra quyết định và những người có nghĩa vụ chấp hành quyết định.


Những người có nghĩa vụ ra quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ là những người theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự họ phải có

nghĩa vụ

ra quyết định trả

tự do cho người bị

giam, giữ

bao gồm: Thủ

trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị

quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển (đối với người bị tạm giữ). Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử (đối với người bị giam).

Những người có nghĩa vụ chấp hành quyết định trả tự do cho người bị giam giữ bao gồm: Ban giám thị các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam (trại cải tạo những người chấp hành hình phạt tù); cán bộ, chiến sĩ có nhiệm vụ canh giữ, dẫn giải người bị giam giữ (trong một số trường hợp).

Đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh bắt giam, giữ người trái pháp luật thì không phải là chủ thể của tội phạm này mà tuỳ

trường hợp họ sẽ

bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về tội bắt, giữ

hoặc

giam người trái pháp luật quy định tại điểm b Điều 123 Bộ luật hình sự.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật cũng là tội xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng nó xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân (quyền bất khả xâm phạm) của người bị giam, giữ. Lẽ ra họ được trả tự do thì lại vẫn bị giam, bị giữ.

Ngày đăng: 22/06/2023