Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 305 Bộ Luật Hình Sự

của Toà án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Do hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án xâm phạm đến hoạt động tư pháp, nên nhà làm luật tách hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành án của tội lợi dụng chức vụ,

quyền hạn trong khi thi hành công vụ không thi hành án.

thành tội phạm độc lập đó là tội


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể

của tội phạm này cũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

là chủ

thể đặc biệt, chỉ

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 10 - Đinh Văn Quế - 18

có những

người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án hoặc trong việc thi hành quyết định thi hành án mới có thể là chủ thể của tội phạm này.


Người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án bao gồm: Chánh án Toà án hoặc phó chánh án được Chánh án uỷ quyền đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm hình sự; Chánh án Toà án được uỷ thác thi hành bản án, quyết định hình sự; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; những người khác theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.


Người có thẩm quyền có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án bao gồm:

- Cán bộ, chiễn sĩ Công an có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án đối với các bản án, quyết định hình sự đối với hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình.

- Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân trong các đơn vị có nhiệm vụ thi hành án, đối với các bản án, quyết định hình sự đối với hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình.

- Cán bộ chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi

người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ thi hành hình phạt quản

chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.

- Cán bộ

trong các cơ sở

chuyên khoa y tế

có nhiệm vụ

thi hành

quyết định về bắt buộc chữa bệnh.

- Thủ trưởng, phó thủ trưởng, Chấp hành viên trong các cơ quan thi

hành án dân sự

có nhiệm vụ

thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và

quyết định dân sự trong vụ án hình sự, vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động.


Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần chú ý: Có người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, nhưng lại là người phải thi hành quyết định thi hành án của người khác. Do đó trong nhiều trường hợp người có

thẩm quyền ra quyết định thi hành và người có nhiệm vụ quyết định thi hành án chỉ là một.

phải thi hành


Hành vi không thi hành án chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án và người có thẩm quyền có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án chỉ cấu thành tội phạm này, nếu người không thi hành án đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Đã bị lý kỷ luật về hành vi này là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc hành vi không thi hành quyết định thi hành án. Nếu người có thẩm quyền chỉ bị xử lý kỷ luật vè hành vi khác thì không cấu thành tội không thi hành án.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội không thi hành án cũng là tội xâm phạm trực tiếp đến hoạt động tư pháp, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và người được thi hành án.


Đối tượng tác động của tội phạm này cũng là các bản án và quyết

định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án.


Đối với bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật cũng tương tự như đối tượng tác động của tội không chấp hành án quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự. ( xem đối tượng tác động của tội không chấp hành án)


Đối với quyết định thi hành bản án, quyết định của Toà án là một quyết định do người có thẩm quyền ban hành. Người có thẩm quyền ban hành quyết định này bao gồm: Chánh án Toà án hoặc phó chánh án được Chánh án uỷ quyền; Chánh án Toà án được uỷ thác thi hành bản án, quyết

định hình sự; Thủ

trưởng cơ

quan thi hành án dân sự; những người khác

theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Về hình thức của các quyết định này được ban hành theo mẫu nhất định, nhưng vấn đề quan trong không phải ở hình thức văn bản mà là nội dung các văn bản đó. Ví dụ: Một quyết định thi hình phạt tù đối với người bị kết án không chỉ bảo đảm đúng về hình thức mà còn phải đúng về nội dung, thủ tục và thẩm quyền ban hành. Nếu một quyết định đúng hình thức, đúng nội dung, đúng thủ tục nhưng không đúng thẩm quyền mà người có nghĩa vụ phải thi hành quyết định cố ý không thi hành, thì không cấu thành tội phạm này.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Căn cứ vào chủ thể của tội phạm này thì người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi: không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hánh án. Đây cũng là loại hành vi phạm tội mà khoa học luật hình sự gọi là không hành động.


- Không ra quyết định thi hành án


Không ra quyết định thi hành án là hành vi của người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án nhưng đã không ra quyết định thi hành, và do không ra quyết định thi hành án nên bản án hoặc quyết định của Toà án không được thi hành. Ví dụ: Bùi Văn T bị Toà án nhân dân quận H phạt 3 năm tù về tội chứa mại dâm; trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Bùi Văn T chỉ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cư trú”. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Bùi Văn T làm đơn gửi Cao Văn P, Chánh án Toà án nhân dân quận H xin hoãn thi hành án với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa tìm được người quản lý khách sạn, các con còn nhỏ không có người chăm sóc. Khi nhận được đơn xin hoãn thi hành án của Bùi Văn T, Cao Văn P biết rõ là T không đủ điều kiện được hoãn thi hành án, nhưng do trước đây, Bùi Văn T đã giúp đỡ gia đình P về kinh tế, nên P đã cố ý không ra quyết định thi hành phạt tù đối với Bùi Văn T. Do Bùi Văn T chưa bị bắt thi hành án phạt tù nên T lại tiếp tục chứa mại dâm.


- Không thi hành quyết định thi hành án


Không thi hành quyết định thi hành án là hành vi của người có thẩm quyền trong việc thi hành án nhưng đã không thi hành. Ví dụ: Mặc dù đã có

quyết định thi hành án phạt tù đối với Nguyễn Hải T, nhưng Phùng Văn S

Trưởng Công an huyện đã cố

ý không tổ

chức thi hành quyết định của

Chánh án Toà án tỉnh, nên Nguyễn Hải T không bị bắt thi hành án và tiếp tục phạm tội mới.


Hành vi không thi hành quyết định thi hành án của người có nhiệm vụ phải thi hành là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có thể

có cả hành vi không ra quyết định thi hành án và hành vi không thi hành

quyết định thi hành án. Tuy nhiên, nếu là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án thì hành vi không thi hành quyết định thi hành án là không thi hành quyết định của người khác chứ không phải chính quyết định của mình.


b. Hậu quả


Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu người có thẩm quyền không ra quyết định thi hành hoặc không thi hành quyết định thi hành án nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng và cũng chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi này thì chưa cấu thành tội không thi hành án.


Hậu quả nghiêm trọng do hành vi không ra quyết định thi hành hoặc không thi hành quyết định thi hành án gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án. Do tính chất,

mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này mà việc xác định hậu quả

nghiêm trọng do hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án không giống như đối với các tội phạm khác. Vì vậy, khi xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thi hành án gây ra cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể chứ không thể có một hậu quả chung cho tất cả các hành vi không thi hành án được. Ví dụ: hậu quả do không thi án đối với người phạm tội bị phạt tù giam gây ra khác với hậu quả do hành vi không thi hành án đối với người phạm tội bị phạt cải tạo

không giam giữ

hoặc được hưởng án treo; hậu quả

do không thi hành

khoản tiền án phí gây ra sẽ khác so với hậu quả do hành vi không thi hành án phải trả nhà cho người được Toà án công nhận quyền sở hữu nhà.


Hiện nay, chưa có hướng dẫn thể nào là hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thi hành án gây ra. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử, nghiên cứu các quy định khác về hậu quả nghiêm trọng đã được hướng dẫn, chúng ta có thể coi các thiệt hại sau đây do hành vi không thi hành án gây ra là hậu quả nghiêm trọng:

- Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ 50 triệu đồng đến 150 triệu

đồng;


- Do không bị vào trại giam thi hành hình phạt tù nên người bị kết án tiếp tục phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý;

- Do không thi hành án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động nên dẫn đến các đương sự trong các vụ án này bức xúc gây ra những tội phạm khác

như: giết người, cố

ý gây thương tích, gây rối trật tự

công cộng, chống

người thi hành công vụ… hoặc gây ra những hậu quả khác làm mất trật tự

nghiêm trọng đến an ninh quốc gia hoặc an toàn xã hội, gây mất cho tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.v.v… 8


c. Các dấu hiệu khách quan khác

ổn định


Đối với tội không thi hành án, ngoài hành vi khách quan, hậu quả nhà

làm luật không còn quy định một dấu hiệu khách quan nào khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Tuy nhiên, khi xác định một trường hợp cụ thể đối với hành vi không thi hành án của người có thẩm quyền không thể không xem xét đến hoàn cảnh, những yếu khách quan tác động đến hành vi của người có thẩm quyền. Điều luật chỉ quy định cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành chứ không quy định lợi dụng chức vụ, quyền hạn để không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành, nhưng hầu như người phạm tội nếu đã cố ý phạm tội thì cũng tức là đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để phạm tội. Do đó khi xác định hành vi cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành cần gắn liền với chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội không thi hành án thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, điều này thể hiện ngay trong điều văn của điều luật “cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án”. Nếu người có thẩm quyền không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án nhưng vì lý do khách quan như: để quên, do không được báo cáo, do không nhận được quyết định, do thiếu trách nhiệm, do phải đi công tác dài hạn hoặc dã uỷ quyền cho cấp phó hoặc do những

8 Trên đây chỉ là ý kiến riêng của tác giả, nếu sau này có hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì phải theo các hướng dẫn đó.

lý do khách quan khác dẫn đến người có thẩm quyền không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án thì tuỳ trường hợp người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác hoặc bị xử lý kỷ luật chứ không thuộc trường hợp phạm tội không thi hành án.


Động cơ tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội

phạm này, dù người phạm tội với động cơ nào đi nữa thì hành vi cố ý

không hành án đều đã cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, đối với tội phạm này, động cơ của người phạm tội chủ yếu là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Nếu người phạm tội nhận hối lộ mà không thi hành án thì ngoài tội không thi hành án, người phạm tội cồn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 305 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi không thi hành án và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng

nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới sau tháng tù, nhưng

không được dưới ba tháng tù. Nếu người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi không thi hành án và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù; nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì người phạm tội có thể được hưởng án treo. Tuy nhiên, việc cho người phạm tội được hưởng án treo phải hết sức chặt chẽ, vì người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn lại phạm tội do cố ý, gây mất lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tư pháp.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật hình sự

Khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung

hình phạt, đó là: phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự

như

một số

trường hợp

khác, nhà làm luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt có tính chất, mức đọ nguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt. Do đó, khi quyết định hình phạt nếu người phạm tội chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng thì mức hình phạt phải thấp hơn trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


Cũng như

trường hợp gây hậu quả

nghiêm trọng do hành vi “cố ý

không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án”, do chưa có hướng dẫn nên có thể coi hậu quả do hành vi “ cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án” gây ra nếu:


- Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ trên 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng là hậu quả rất nghiêm trọng; gây thiệt hại trên 500 triệu đồng là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


- Do không bị vào trại giam thi hành hình phạt tù nên người bị kết án tiếp tục phạm tội mới nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do cố ý là hậu

quả rất nghiêm trọng; nếu phạm tội mới là tội phạm đặc biệt nghiêm

trọng do cố ý là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


- Ngoài ra có thể căn cứ vào tình hình chính trị, xã hội ở địa phương, sự ảnh hưởng của việc không thi hành bản án, quyết định của Toà án để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi “cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án” gây ra.9


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.


9 Đây chỉ là ý kiến riêng của tác giả, nếu sau này có hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì phải theo các hướng dẫn đó.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.


Nhà làm luật không quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội không thi hành án. Đây cũng là vấn đề có ý kiến cho rằng, nhà làm luật không quy định hình phạt bổ sung “cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định” là thiếu sót, vì chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn và

hành vi phạm tội của họ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Nói

chung, đối với các tội phạm khác nếu chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nhà làm luật đều quy định hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định là hình phạt bổ sung. Ý kiến này theo chúng tôi là hợp lý, hy vọng khi có củ trương sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự nhà làm luật sẽ xem xét bổ sung hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này.


14. TỘI CẢN TRỞ VIỆC THI HÀNH ÁN


Điều 306. Tội cản trở việc thi hành án


1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a ) Có tổ chức;

b ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.


Định nghĩa:

Cản trở

việc hành án là hành vi

lợi dụng chức vụ,

quyền hạn làm cho việc thi hành án không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với bản án hoặc quyết định của Toà án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023