Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 300 Bộ Luật Hình Sự

cũng là người tiến hành tố tụng và những người này cũng có điều kiện tiếp xúc hồ sơ vụ án. Đối với các chức danh khác như Thẩm tra viên, chuyên viên pháp lý Toà án; cán bộ Viện kiểm sát nếu được phân công thực hiện nhiệm vụ giải quyết vụ án thì họ cũng có điều kiện tiếp xúc hồ sơ vụ án và họ có thể làm sai lệch hồ sơ vụ án.


Đối với những người theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự họ không phải là người được tiếp xúc với hồ sơ vụ án mà có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án thì tuỳ trường hợp họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm độc lập mà không phải là chủ thể của tội phạm này. Ví dụ: Giám định viên vì động cơ khác nhau đã cung cấp cho Luật sư giấy chứng thương có tỷ lệ thương tật thấp hơn hoặc cao hơn tỷ lệ thương tật mà Hội đồng giám định pháp y đã kết luận đang có trong hồ sơ vụ án để Luật sư đánh tráo giấy chứng thương trong hồ sơ vụ án thì hành vi của giám định viện là hành vi phạm tội “cung cấp tài liệu sai sự thật” quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự.


Nói tóm lại, chủ thể của tội phạm này bao gồm những người trong các cơ quan tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án, có điều kiện tiếp xúc hồ sơ vụ án là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án xâm phạm trực tiếp đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Do hồ sơ vụ án bị làm sai lệch nên việc xác định của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng như người

tham gia tố tụng không còn phản ảnh đúng với sự thật của vụ án nữa có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cong dân.


Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 10 - Đinh Văn Quế - 12

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án là một tập tài liệu do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập theo quy định của pháp luật bao gồm hồ sơ vụ án hình sự, hồ sơ vụ án dân sự, hồ sơ vụ án kinh tế, hồ sơ vụ án tranh chấp lao động, hồ sơ vụ án hành chính. Mỗi loại án, hồ sơ bao gồm những tài liệu khác nhau được sắp xếp theo một trật tự nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng. Người phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án là làm cho các tài liệu có trong hồ sơ vụ án không còn đúng với những giá trị thật của nó.

3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Làm sai lệch hồ sơ vụ án là thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm

hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác

nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án.


Người làm sai lệch hồ sơ vụ án hành vi sau:

có thể thực hiện một hoặc một số


Thêm các tài liệu

của vụ

án là hành vi đưa thêm vào hồ sơ vụ án

những tài liệu, vật chứng không được thu thập theo quy định của pháp luật

vào hồ sơ vụ

án. Ví dụ: hồ sơ

vụ án không có lời khai của người làm

chứng Vũ Xuân M nhưng Luật sư Phạm Thanh B đã đưa lời khai của Vũ Xuân M vào hồ sơ vụ án để nhằm gỡ tội cho bị cáo Bùi Văn T là Luật sư B nhận bào chữa.


Thêm các vật chứng của vụ án là hành vi đưa thêm vào hồ sơ vụ án không được thu thập theo quy định của pháp luật vào hồ sơ vụ án. Ví dụ: Khi khám nghiệm hiện trường, không thu được đôi dép của bị can, nhưng Điều tra viên đã lấy đôi dép của bị can đi hàng ngày rồi lập biên bản thu giữ đôi dép đưa vào hồ sơ vụ án làm vật chứng của vụ án.


Lấy bớt các tài liệu có trong hồ sơ vụ án là hành vi làm cho hồ sơ vụ án thiếu đi những tài liệu đã được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Luật sư Phan Đức M đã lấy bớt một lời khai của người làm chứng mà nội dung của lời khai đó có giá trị buộc tội bị cáo.


Lấy bớt vật chứng có trong hồ sơ vụ án là hành vi làm cho hồ sơ vụ án thiếu đi vật chứng đã được cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ, bảo quản

theo một trình tự do pháp luật quy định. Ví dụ: Điều tra viên đã lấy bớt

1000 viên thuốc lắc mà Cơ quan điều tra đã thu giữ của Mai Thị T nhằm làm nhẹ tội cho T.


Sửa đổi các tài liệu, vật chứng có trong hồ sơ vụ án là hành vi làm cho tài liệu đã được thu thập theo quy định của pháp luật không còn nguyên giá trị ban đầu khi cơ quan tiến hành tố tụng thu thập. Ví dụ: Kiểm sát viên

Nguyễn Duy Th được phân công kiểm sát điều tra vụ án đã sửa chữa biên bản khám nghiệm hiện trường theo hướng có lợi cho người phạm tội.


Đánh tráo các tài liệu, vật chứng có trong hồ sơ vụ án là hành vi thay

vào hồ sơ vụ án các tài liệu, vật chứng khác làm cho tài liệu, vật chứng

được đưa vào hồ sơ không phản ảnh đúng sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập ban đầu. Ví dụ: Vũ Văn P là cán bộ cơ quan thi hành án dân sự được giao quản lý vật chứng của vụ án, được Trần Quốc V là Luật sư bào chữa cho bị cáo móc nối, đã đánh tráo con dao gây án để khi Toà án xét xử Trần Quốc V dễ bào chữa cho bị cáo.


Huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án làm cho tài liệu vật chứng mất giá trị ban đầu. Ví dụ: xé bỏ lời khai, hoá đơn, chứng từ trong hồ sơ vụ án; tiêu huỷ vật chứng.


Các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án là ngoài

các thủ đoạn đã được liệt kê, mà người phạm tội còn có những thủ đoạn khác làm sai lệch hồ sơ vụ án thì cũng là hành vi phạm tội này. Việc nhà làm luật quy định các thủ đoạn khác cũng là nhằm mục đích không để lọt

bất cứ hành vi làm sai lệch vụ án nào mà không bị trừng trị.


Hành vi khách quan của tội phạm này, trong một số trường hợp cũng tương tự như hành vi khách quan của một số tội phạm khác quy định trong Bộ luật hình sự. Vì vậy, khi xác định hành vi khách quan của tội phạm này cần phân biệt với một số tội phạm khác như:


Khi xác định hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật

chứng cần phân biệt với trường hợp chiếm đoạt hoặc tiêu huỷ toàn bộ hồ

sơ vụ

án. Nếu người phạm tội tiêu huỷ

toàn bộ

hình sự vụ

án thì tuỳ

trường hợp mà người phạm tội tiêu huỷ hồ sơ vụ án sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tội cố ý tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước quy định tại Điều 263 Bộ luật hình sự hoặc tiêu huỷ tài liệu cơ quan Nhà nước quy định tại Điều 268 Bộ luật hình sự.


Khi xác định hành vi hành vi sửa chữa, làm sai lệch các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cần phân biệt với trường hợp sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ kỹ của người có chức vụ, quyền hạn quy định trong tội giả mạo trong công tác (Điều 284 Bộ luật hình sự). Người phạm tội giả mạo không phải là người tiến hành tố tụng trong vụ án, không liên quan gì đến vụ án cụ thể nào; những giấy

tờ, tài liệu mà người phạm tội giả mạo không phải là tài liệu có trong hồ sơ vụ án mà nó là giấy tờ, tài liệu thuộc lĩnh vực khác.


b. Hậu quả


Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các thủ đoạn như: thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác làm sai lệch hồ sơ vụ án là tội phạm đã hoàn thành, bất kể kết quả giải quyết vụ án như thế nào đều không có ý nghĩa đến việc định tội đối với người phạm tội.


Nếu hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Đối với tội làm sai lêch hồ sơ vụ án, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật không quy dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của

cấu thành. Tuy nhiên, để xác định chính xác hành vi khách quan của tội

phạm, nếu là tài liệu thì không có gì phức tạp, nhưng nếu là vật chứng của vụ án thì cần phải căn cứ vào quy định của luật tố tụng quy định về việc thu giữ, bảo quản vật chứng của vụ án, trên cơ sở đó mà xác định đó có phải là vật chứng của vụ án hay không, việc thu giữ, bảo quản có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hay không.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Nếu vì lý do nào đó mà Điều tra viên, Kiểm

sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác,

người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự làm sai lệch hồ sơ vụ án nhưng không cố ý thì tuỳ trường hợp mà họ bị truy cứu trách nhiệm

hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại

Điều 285 Bộ luật hình sự hoặc chỉ bị xử lý kỷ luật. Ví dụ: Trịnh Xuân T là thư ký Toà án được giao nhiệm vụ quản lý hồ sơ vụ án, giúp Thẩm phán chủ toạ phiên toà soạn thảo các quyết định, các giấy triệu tập phiên toà… nhưng do thiếu trách nhiệm để mất 12 bút lục trong hồ sơ vụ án.


Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu

thành tội phạm này nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất cần thiết. Nếu người phạm tội vì động cơ cá nhân hoặc động xấu khác thì sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội vì động cơ nóng vội, muốn hoàn thành việc điều tra kết thúc vụ án. Nếu nhận hối lộ để làm sai lệch hồ sơ vụ án thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ, ngoài tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 300 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 300 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều

300 Bộ

luật hình sự, nếu người phạm tội không vì động cơ

xấu hoặc

không vì nhận hối lộ mà làm sai lêch hồ sơ vụ án và có nhiều tình tiết giảm

nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng

hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới một tù, nhưng không được dưới ba tháng tù. Nếu người phạm tội vì động cơ xấu hoặc vì nhận hối lộ mà làm sai lêch hồ sơ vụ án và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 300 Bộ luật hình sự


a. Có tổ chức

Phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.6


Khi xác định hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án có tổ chức cần chú ý:


- Đối với người thực hành nhất thiết phải là chủ thể đặc biệt (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự) và họ phải trực tiếp thực hiện một trong các hành vi: thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án. Đối với người khác (không phải là người thực hành) thì có thể là người khác mà không nhất thiết phải là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương.


- Đối với giúp sức có thể có những hành vi độc lập và nếu tách hành vi đó ra để xem xét thì có thể cấu thành tội phạm khác như: tội khai báo

gian dối, tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội vi phạm kê biên, niêm

phong.v.v… nhưng vì là người giúp sức trong vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ

án có tổ

chức nên họ

không bị

truy cứu trách nhiệm hình sự về

các tội

phạm đó nữa.


b. Gây hậu quả nghiêm trọng.


Hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất cho xã hội.


Những thiệt hại do hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra trước hết là làm cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật, có thể dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự oan người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội ; áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự không đúng ; áp dụng hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ đối với bị cáo ; gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.


Cũng như đối với một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng quy định ở một số tội phạm khác trong chương này, trong khi chưa có hướng

6 Xem Đinh Văn Quế. Bình luận Bộ luật hình sự 1999 (phần chung)- Phạm tội có tổ chức. NXB Tp.Hồ Chí Minh. Năm 2000. Tr. 280.

dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền, thì có thể tham khảo Thông tư

liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-

2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra, nhất là đối với các thiệt hại về vật chất.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 300 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu người phạm tội không vì động cơ xấu hoặc không vì nhận hối lộ mà làm sai lêch hồ sơ vụ án và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm tù. Nếu người phạm tội vì động cơ xấu hoặc vì nhận hối lộ mà làm sai lêch hồ sơ vụ án và có nhiều tình

tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết

giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 300 Bộ luật hình sự


Khoản 3 Điều 300 Bộ luật hình sự quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


Hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt do hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất cho xã hội.


Những thiệt hại rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra có thể dẫn đến các cơ quan tiến

hành tố

tụng truy cứu trách nhiệm hình sự

oan người không có tội hoặc

không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, mà tội phạm đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng; gây thiệt hại rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho các đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.


Trường hợp phạm tội này cũng có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của

Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôic cao, Bộ Công an, Bộ

Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội

xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án gây ra, nhất là đối với các thiệt hại về vật chất.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 300 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng, người phạm tội không vì động cơ xấu hoặc không vì nhận hối lộ mà làm sai lêch hồ sơ vụ án và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù. Nừu người phạm tội vì động cơ xấu hoặc vì nhận hối lộ mà làm sai lêch hồ sơ vụ án và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. Khi áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội đang đảm nhiệm các chức vụ gì và nếu để họ tiếp tục giữ các chức vụ đó sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì họ có thể lại phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đối với các chức vụ không có liên quan đến hành vi làm sai lệch, thì không nhất thiết Toà án phải cấm đảm nhiệm.



TRỐN

9. TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM ĐỂ

NGƯỜI BỊ

GIAM, GIỮ

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí