?nước” Vô Hình – Biểu Tượng Của Nguồn Năng Lượng Hàn Gắn


kịt, ướt sũng” [48,396]. Tiếng mưa rơi nghe như “tiếng nỗi cô đơn đâm rễ” trong lòng Toru Okada mỗi lúc một sâu kể từ ngày vợ anh biến mất.

Là nước trong dạng thức chuyển động không ngừng, “biển” tượng trưng cho sự bấp bênh đầy hoài nghi. Biển luôn phát huy thuộc tính thần thánh của nó là cho đi và lấy lại sự sống. Biển hủy diệt và tái sinh. Đứa trẻ bị ném xuống biển là một trong những huyền thoại không thể không nhắc đến khi nói ý nghĩa biểu trưng của nước. Truyện kể rằng, Morann - con trai của ông vua tiếm quyền Cairpre lúc sinh ra là một quái vật câm, người ta ném cậu bé xuống biển. Nhưng dòng nước đã phá vỡ cái mặt nạ che phủ mặt cậu. Morann được một người đầy tớ đem về và sau này trở thành người kế vị hợp pháp của cha cậu, đồng thời cũng là một quan tòa vĩ đại.

Dưới ngòi bút đầy biến ảo của Murakami, biển có khi là biểu tượng cho thế giới của kí ức mà Miss Saeki luôn cố gắng gìn giữ. Bức tranh về biển treo trong căn phòng thư viện tưởng niệm Komura chính là điểm nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Saeki với người yêu đã chết và giữa Saeki với Kafka Tamura. Saeki đã mở phiến đá cửa vào để được sống trọn vẹn với kí ức tươi đẹp đã mất. Thế nhưng trước khi trở thành ảo ảnh, Saeki vẫn mong muốn Kafka “giữ bức tranh đó mãi mãi” như giữ lại tình yêu của mẹ mà cậu bé luôn khát khao tìm kiếm. Biển còn là biểu tượng không gian con người hướng về khi muốn tìm đến với bình yên. Biển đã góp phần xoa dịu nỗi đau đớn của Toru Watanabe sau cái chết đột ngột của Naoko, là điểm dừng chân cuối cùng của Toru sau một tháng lang thang không phương hướng: “Đi dọc bờ biển”, “nghe sóng biển ban đêm và lắng nghe tiếng gió thổi ngày này qua ngày khác, tôi chỉ chăm chú đến những ý nghĩ ấy của mình” [53,494]. Biển còn là không gian quen thuộc mà lão Nakata có thể ngửi được mùi, khao khát được đến và đắm chìm trong những suy tưởng về thế giới dưới đáy biển: “dưới đó tối mù mịt, và có một số sinh vật gớm ghiếc ông chưa từng thấy” [50,395]. Biển ở đấy lại trở thành biểu tượng của còi chết, của tầng thấp mở vào cánh cửa địa ngục...

Cùng với “biển”, biểu tượng “sông”, “suối” cũng được nhà văn đặc biệt quan tâm, và ở một mức độ nào đó sông đã trở thành một biểu tượng độc đáo trong tiểu thuyết Murakami. “Chảy xuống từ trên núi cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển, dòng sông tượng trưng cho đời người với chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng những bước ngoặt của chúng” [11,829]. Từ khởi nguyên, sông đã bước vào huyền thoại để rồi làm nên những câu chuyện huyền bí và thơ mộng. Đó là dòng sông của những ân huệ trong truyền thuyết Do Thái; là dòng sông tẩy uế chảy ra từ mái tóc thần Shiva trong tín ngưỡng Hindu; là dòng sông Ngân Hà mỗi độ thu phân chàng


Ngưu, nàng Chức gặp nhau; là dòng sông phân tách giữa mê - ngộ của bậc Thiền giả… Có thể nói, mỗi dân tộc, mỗi vùng văn hóa khác nhau lại có những huyền tích riêng về dòng chảy vắt ngang mảnh đất quê hương xứ sở. Người Hy Lạp cổ đại coi sông là đối tượng thờ cúng. Trước sông, họ luôn giữ thái độ tôn kính và sợ hãi.

Với Murakami, con sông, dòng suối cũng chính là biểu tượng của nguồn sống, sự sống, sự tái sinh. Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, Murakami đã khắc họa kì ảo chuyến hành trình đi đến đảo của Keno Malta. Ở đó cô đã tìm thấy thứ nước thiêng mà cô ta cố công tìm kiếm để chứng nghiệm sự tác động kì diệu của nó lên thân thể của con người. “Đó là một thứ nước đặc biệt, thậm chí phải nói là huyền bí, chỉ một nơi duy nhất trên đảo mới có mà thôi… Người ta gọi nó là nước thần” [48,50]. Keno Malta ngày nào cũng leo lên dòng suối để uống thứ nước đặc biệt ấy trong suốt ba năm, nhờ thứ nước thần này mà cô ta “tìm được sự bình an trong tâm hồn”, “thân ta thanh khiết” và “nhờ uống nước ấy, chị đạt được sự hài hòa hơn giữa năng lực tâm linh với thể xác vật chất”. Nước thần ở đây tác động mạnh đến khả năng ngoại cảm của Keno, giúp cô tìm lại được bản ngã của chính mình sau một khoảng thời gian dài loay hoay trong sự cô độc. Keno đã thực sự được tái sinh.

Hình ảnh con suối còn được Murakami khắc họa sống động qua cuộc đối thoại của Oshima với Kafka khi đưa cậu bé đến ở lại căn lều trong khu rừng. Oshima giới thiệu cho Kafka về một con suối lành nơi cậu bé có thể lấy nước cho những ngày sống một mình trong căn lều gỗ. Đó là nước từ con suối chảy từ đầu nguồn, tinh khiết, trong vắt. Nước ở con suối này chính là biểu tượng của sự sống, của nguồn sống. Khi Kafka mạo hiểm “dấn thân”, hướng thẳng vào tim của rừng, tìm đến với cửa vào, cậu bé một lần nữa nhìn thấy con suối. Vẫn là “con suối nhỏ, làn nước đẹp, trong vắt, tiếng róc rách thật dễ chịu” nhưng nó được khắc họa giữa một khung cảnh “thị trấn” kì lạ, “không thấy ai ngoài đường”, có vài đường phố với những ngôi nhà... không có gì đặc sắc. Không nhà nào có vườn và đường phố chẳng có lấy một bóng cây”; “mọi người ở đây không ai có tên cả”. Ở nơi đây dường như mọi người sống và từ bỏ từng thứ một, từ bỏ tên tuổi, từ bỏ nhu cầu ăn uống, dần dần từ bỏ cái tôi. Thế nhưng, chỉ là có vẻ như họ từ bỏ, trên thực chất, họ hòa tan và thu nhận mọi thứ xung quanh. Điều này diễn ra hết sức tự nhiên, họ cứ đến ở trong thị trấn rồi trở thành bè bạn nhau, không cần suy nghĩ, rất tự nhiên, như hơi thở. Khi đến thị trấn, đồng hồ của Kafka đã ngừng hoạt động vì ở đây, thời gian cũng ngưng đọng, không hề trôi, không hề tồn tại khái niệm thời gian. Vì không có thời gian, ký ức cũng không tồn tại, vì thời gian nhòa lẫn vào nhau, ký ức cũng nhòa lẫn vào nhau. “Thị trấn” qua góc nhìn của Kafka phải chăng chính là biểu tượng của chốn thiên đường, là còi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Niết Bàn, của chốn hư vô hoàn hảo hay chính là thế giới của lí tưởng... và con suối với thứ nước trong vắt, tinh khiết kia chính là biểu tượng của sự tái sinh, của sự giải thoát?

Nước là nguồn sống, nguồn tái sinh nhưng nước còn là “nguồn chết, có chức năng tạo dựng và tiêu hủy” [11,711]. Con suối một lần nữa xuất hiện qua kí ức của người phụ nữ không tên - đồng nghiệp của Toru nhưng là kí ức hãi hùng về cái chết. Kí ức hãi hùng từ năm hai tuổi vẫn theo cô đến tận bây giờ như một ám ảnh. “Em nằm ngửa, bị dòng suối cuốn đi băng băng. Hai bên bờ suối sừng sững phía trên em hai bức tường đá cao chót vót... Em bị dòng nước cuốn phăng đi... Nhưng đột nhiên em bừng hiểu: rằng đằng kia là bóng tối. Chẳng mấy chốc nó sẽ xộc tới hút em xuống” [48,125]. Đó là con suối chảy qua quán trọ trong rừng, nơi mà cha của Haida (Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương) tìm đến cái chết, và cũng chính “con suối trong khe núi thấp thoáng” ấy lại xuất hiện đầy ám ảnh trong “đôi mắt trong veo, rất đẹp nhưng không thấy gì bên trong” [57,121] của Haida như một dự cảm về bi kịch sẽ đến. Nước gắn liền với nguồn chết còn xuất hiện trong hành trình cuối của Toru. Kết thúc hành trình đi tìm bản thể, giải cứu Kumiko và giết chết Wataya để cứu thêm nhiều người khác, Toru đã “khơi thông được dòng chảy” và giờ đây anh phải đối diện với cái chết dưới đáy giếng. Như vậy, nước từ vai trò là nguồn mạch sự sống đã trở thành “chất liệu của tuyệt vọng”, là thứ “nước khép kín, mang cái chết trong lòng nó” (theo cách nói của Bachelard).

Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 11

2.3.2. “Nước” vô hình – biểu tượng của nguồn năng lượng hàn gắn

Là một biến thể của mẫu gốc nước, biểu tượng dòng chảy trong tiểu thuyết Murakami một mặt mang những nghĩa biểu trưng chung của nước, một mặt có những hướng nghĩa biểu trưng riêng gắn liền với bản thể của nó. Tái sinh trong tiểu thuyết Murakami, biểu tượng này vừa thấm đẫm những cảm quan chung của vô thức cộng đồng vừa mang dấu ấn riêng của phong cách tác giả, thể hiện sự biến đổi, điều chỉnh, tính năng động của biểu tượng. Trong L‟Eau et les Reves (Nước và những giấc mơ), Bachelard cho rằng: “Nước cũng là một kiểu định mệnh đặc thù (...) chủ yếu (...) làm cho bản chất thực thể biến hóa không ngừng”, “Trong bề sâu của mình, con người đã có định mệnh của nước đang chảy”, trong trạng thái chuyển động từng giây, từng phút, từng giờ, nước “tư lự hơn, vất vả hơn” “bởi nó là sự sống hoài thai mầm chết” [21]. Khi thịnh nộ, nước chuyển từ âm (êm đềm/nữ tính) sang dương (dữ dội/nam tính). Bachelard đã khám phá và nhận diện nước như khám phá và nhận diện một con người. Hay nói cách khác, qua nước, ông nhận thức lại về vũ trụ và con người, nắm bắt cực kì nhanh nhạy cái bản chất luân chuyển thường trực như một quy luật biện chứng, bao trùm vũ trụ.


Trong khi đó, biểu tượng “sông” hay “dòng nước chảy đồng thời là biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể, của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới” [11,829]. Nước là hình tượng của cái khả biến, chứa đựng mọi sự tiềm tàng, biến thiên của cuộc sống. “Chảy từ trên núi cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển, dòng sông/dòng chảy tượng trưng cho đời người với chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng những bước ngoặt của chúng” [11,830]. Dòng chảy chảy từ chỗ cao xuống thấp, có lúc chảy nhanh hoặc chậm, lưu tốc thay đổi phụ thuộc vào những vật cản trên đường đi, hành trình lúc quanh co, lúc thẳng... Đặc tính về sự trôi chảy liên tục của nước khiến người ta thường liên tưởng đến dòng đời, đến số phận, định mệnh.

Trong tiểu thuyết Murakami, dòng chảy trước hết mang ý nghĩa của dòng đời, định mệnh của mỗi người. Người đọc thường xuyên bắt gặp những vụ biến mất bí ẩn, của Kimiko (Biên niên kí chim vặn dây cót), của Sumire (Người tình Sputnik), của Shimamoto-san (Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời),... tạo nên một thế giới tràn ngập bất an trong tác phẩm. Trong thế giới đó, nhân vật thường bị ném vào một nơi chốn xa lạ, bị đưa vào những tình huống bất ngờ, không thể đoán định trước. Nhân vật bị cuốn theo dòng chảy của định mệnh mà không sao cưỡng lại được sức mạnh của nó. Nhân vật không thể biết được điều gì đang đợi mình phía trước bởi cuộc sống luôn chứa đầy những bất ngờ. Họ chỉ có thể tiến lên mà không thể lùi bước, nhờ đó mà khám phá được những góc khuất của số phận, nhìn thấy mặt trái của sự tồn tại. Nơi đó, con người chỉ là những con rối dưới sự điều khiển của định mệnh. Nhân vật của Murakami ít nhiều mang dáng vẻ của nhân vật thuộc chủ nghĩa hiện sinh trong tác phẩm Kafka. Họ thường sống trong bầu không khí sợ hãi, lo âu và luôn cảm nhận rất rò mối hiểm họa, nhưng họ không biết và không thể làm gì để đi đến tận cùng nỗi ám ảnh đó. Ở Murakami, người đọc luôn cảm nhận về mối đe dọa của các thế lực vắng mặt, đe dọa tự do, sự tồn tại của con người thông qua những chi tiết, tình huống phi lí. Murakami không phủ nhận yếu tố “định mệnh”, những cái thuộc về “điều bất khả tri” trong tồn tại người.

Đọc Murakami, ta nhận ra ranh giới giữa hạnh phúc và bất hạnh, bình yên và bi kịch quả rất mong manh. Một người đàn ông bình thường với công việc bình thường, đang có một cuộc sống bình lặng đến tẻ nhạt như Okada Toru (Biên niên kí chim vặn dây cót), đột nhiên bao nhiêu tai họa, biến cố bất ngờ ập xuống khiến anh mất tất cả. Chẳng có lí do chính đáng nào để giải thích rò ràng cho sự biến mất của con mèo và người vợ mà anh yêu. Bi kịch Naoko (Rừng Na Uy) đến từ điều gì đó


gần như định mệnh. Sinh ra trong một gia đình bất toàn, trở thành cá thể bất toàn từ thể xác đến tinh thần. Suốt cuộc đời ngắn ngủi cho đến khi tự sát, cô không thể hiểu vì sao mình lại rơi vào “sự phi lí” ấy. Nỗi ám ảnh mang tên mặc cảm Oedipe của cậu bé Kafka rơi xuống đầu cậu như một định mệnh không thể tránh khỏi. Sự trưởng thành của Kafka buộc phải tuân theo dòng chảy của định mệnh. Bởi lẽ “Người ta bị kéo vào bi kịch không phải bởi khuyết điểm mà bởi vì đức tính của mình” [50,288]. Murakami đã khẳng định sự tồn tại phi lí của định mệnh khi cho rằng: “con người ta chẳng gì hơn những con búp bê trên mặt bàn, lò xo quấn chặt sau lưng, búp bê chỉ có thể chuyển động theo những cách không phải do nó chọn, đi về hướng không phải do nó chọn” [48,611]. Ông cảnh báo có thể những điều tương tự sẽ xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Sự tồn tại phi lí chỉ có thể lí giải bằng “định mệnh” ấy “thường gây cho nhân vật của Murakami chấn thương tâm lý khó chữa lành. Chúng đẩy họ đến chỗ luôn bị ám ảnh, phải đối diện với một câu hỏi khó tìm lời giải: “Tôi là ai?” [82,3].

Trong những nền văn hóa khác nhau, có những biến thể về “nước”, nhưng cách hiểu về ý nghĩa biểu tượng của nước là một nguồn năng lượng, dòng chảy tự nhiên của tinh thần trên cơ sở gần như đồng nhất. Trong kinh Vệ Đà, dòng nước được ca ngợi khi mang lại sự sống, sức mạnh và sự tinh khiết về mặt tinh thần cũng như về mặt thể xác. Tại Châu Á, “nước là một dạng thực thể của thế giới, là nguồn gốc của sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần” [11,710]. Trong kinh Thánh, “Nước trở thành biểu tượng của đời sống tinh thần và của Thánh Linh, Chúa trời ban cho loài người mà loài người thường chối từ không nhận” [11,712].

Matthew C. Stretcher nhận thấy từ “dòng chảy” (flow) xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết của Murakami, nhất là Biên niên kí chim vặn dây cót. Ông cho rằng, “Biên niên kí chim vặn dây cót sử dụng tất cả các quy ước đọc về nước, và trong khi Murakami tự nhận mình không biết gì về biểu tượng trong tiểu thuyết của ông có ý nghĩa gì thì nước là một trong những biểu tượng mà ông hiểu tốt và viết một cách cẩn thận” [133]. Stretcher cho rằng không có biểu tượng nào trong tiểu thuyết này quan trọng hơn dòng chảy nước. Mặc dù không đi sâu phân tích ý nghĩa của biểu tượng nước/dòng chảy nhưng Stretcher đã gợi ý rất thiết thực cho luận án thêm một góc nhìn để tìm hiểu sâu hơn về biểu tượng nước của Murakami.

Chúng tôi nhận thấy “dòng chảy năng lượng tinh khiết” (the pulsing flow of the pure energy) là một biến thể khác của nước trong tiểu thuyết Murakami. Nhà văn nhấn mạnh nhiều lần vai trò quan trọng của nước, của dòng chảy trong các tiểu thuyết của mình với ý nghĩa biểu tượng cho dòng chảy tự nhiên của tinh thần. Đó là


sự kết nối, chia sẻ, đồng cảm giữa những cá thể cô đơn trong cộng đồng và trong mỗi gia đình nhỏ. Dòng chảy này tạo ra nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho mỗi chúng ta, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn phong phú nhưng cũng vô cùng bí ẩn và phức tạp. Nếu dòng chảy ngưng trệ, hoặc bị tắc nghẽn, điều đó sẽ tạo ra những biến cố, bi kịch cho cuộc sống mỗi người.

Dòng chảy của câu chuyện hay dòng sông của sự kể cũng là một cách đọc khác cho tiểu thuyết của Murakami. Dòng chảy có lúc chảy chậm rãi, thỉnh thoảng bị che khuất (ở thời điểm đó, câu chuyện dừng lại và được thay thế cho một nội dung khác có liên quan), đôi khi chảy nhanh và dữ dội. Dòng sông tường thuật, giống như một con sông thực sự, đôi khi ở trên mặt đất, đôi khi ở bên dưới nó, tạo nên nhiều lớp nghĩa độc đáo cho câu chuyện.

Tiểu kết

Biểu tượng kết tinh nhiều ý nghĩa và giá trị nhân văn bất biến trong tâm thức văn hóa của nhân loại, đến lượt mình, chúng được trao gửi vai trò lưu giữ và chuyển giao văn hóa trong nhiều không gian. Đặc biệt, khi biểu tượng trở thành mẫu gốc (cổ mẫu), tự bản thân nó mang tính chất của những kí hiệu vĩnh cửu. Biểu tượng thiên nhiên (ánh sáng, bóng tối, đất rừng, nước…) là một dạng biểu tượng - cổ mẫu xuất hiện trong tiểu thuyết Murakami, nhưng nhà văn không chỉ tái sinh mẫu gốc mà còn chuyển hóa, để chúng phù hợp với tâm thức, với tầm tri nhận nghĩa trong đời sống của con người hậu hiện đại. Mỗi biểu tượng dường như đều mang trong nó tính nhị nguyên, gắn với những đặc tính tích cực và tiêu cực: sự sống, sự bừng ngộ về nhận thức, tình yêu, nguồn chết, nỗi sợ hãi, cái ác... gắn liền với sự trải nghiệm, cảm xúc, kí ức... của nhân vật trong hành trình tìm kiếm bản ngã của chính mình. Tính nhị nguyên này được Murakami kế thừa và sử dụng như một căn tính nghệ thuật. Điều đặc biệt, biểu tượng thiên nhiên trong tiểu thuyết Murakami góp phần đặc tả thế giới bên trong – thế giới vô thức của con người. Nhà văn đã vận dụng khéo léo và sáng tạo các sắc thái ý nghĩa của biểu tượng thiên nhiên để làm nổi bật sức mạnh, sự bí ẩn, sự phức tạp, không thể nắm bắt của thế giới đó.

Sự gắn kết các ý nghĩa biểu trưng này đã được Murakami làm mới dưới góc nhìn như một nhân vật tham gia trực tiếp vào diễn tiến của truyện. Biểu tượng thiên nhiên trở thành “nhân vật” giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, thậm chí còn tạo nên những điểm thắt và mở nút trong truyện. Tìm hiểu biểu tượng thiên nhiên ở Murakami, có thể thấy rằng, huyền thoại đã đi vào đời sống văn học theo một cách riêng, mang nỗi khắc khoải, đau đáu về cuộc đời của riêng Murakami.


Chương 3

BIỂU TƯỢNG ĐỒ VẬT TRONG TIỂU T UYẾT MURAKAMI


Đồ vật luôn đóng vai trò quan trọng trong tự sự. Nhiều đồ vật trở thành nhân vật, và hơn thế nữa chúng có thể trở thành biểu tượng. Murakami là một trong những bậc thầy trong việc sử dụng biểu tượng đồ vật. Dưới ngòi bút của ông, đồ vật hiện lên như những biểu tượng đa nghĩa, chuyển tải nhiều ý nghĩa sâu sắc và triết lí nhân sinh độc đáo của nhà văn.

3.1. Biểu tượng “gương”

“Speculum (gương trong tiếng La tinh) đã cho ta danh từ spéculation (suy cứu, tư biện): khởi thủy, spéculer có nghĩa là quan sát bầu trời với những chuyển động tương đối của các vì sao qua một cái gương. Từ sidus (sao, chòm sao trong tiếng La tinh) cũng cho ta từ considération (xem xét kĩ), theo từ nguyên có nghĩa là nhìn toàn bộ các thiên thể. Hai từ trừu tượng này, ngày nay chỉ những hoạt động trí tuệ ở cấp cao, có gốc rễ ở việc nghiên cứu các thiên thể được phản chiếu vào gương. Từ đó mà cái gương, với tư cách là bề mặt phản chiếu, đã trở thành giá đỡ cho cả hệ biểu tượng hết sức phong phú trong lĩnh vực nhận thức” [11,370].

Chiếc gương là vật dụng quen thuộc và gần gũi trong đời sống của con người, nhờ có gương, con người có thể tự mình soi chiếu mà trân trọng vẻ đẹp bên ngoài của bản thân. Bên cạnh đó, gương với vai trò phản chiếu “sự thật, tính chân thực, nội dung của trái tim và ý thức” [11,370] đã xuất hiện như một biểu tượng quen thuộc ở các nền văn hóa trên thế giới, được thể hiện trong các truyện thụ pháp của phương Tây, trong các nghi lễ hội kín ở Trung Hoa... Nó còn “là công cụ của sự Giác Ngộ. Gương sáng quả là biểu tượng của đức hiền minh và sự hiểu biết, còn cái gương bị phủ bụi tượng trưng cho trí tuệ bị u tối đi vì u minh” [11,371].

Ở Nhật Bản, từ xa xưa, gương soi là một vật thể có vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn hóa. Kagami hay gương, “là một biểu tượng của tính trong sáng hoàn hảo không một vết nhơ của tâm hồn và trí tuệ” [11,372]. Nó cũng là biểu tượng của nữ thần thái dương (Amaterasu – Omi - Kami). Trong đền thờ Thần đạo luôn có sự hiện diện của chiếc gương thiêng, giống như sự hiện diện của cây thánh giá trong nhà thờ Thiên chúa giáo.

Gương gắn bó với cuộc sống con người, trở thành một biểu tượng quen thuộc trong sáng tác của nhiều nhà văn trên thế giới. Biểu tượng “gương” xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm Murakami, là yếu tố nghệ thuật quan trọng, góp phần chuyển tải


thông điệp của nhà văn. Biểu tượng gương là sự kế thừa, tiếp nối dòng chảy của văn hóa, văn học nhân loại, nhưng nó còn là sự kế thừa có sáng tạo, được nhà văn thổi vào đó tinh thần thời đại, góp phần đem lại vẻ đẹp riêng cho những trang viết của riêng mình.

3.1.1. “Gương”: Biểu tượng của “sự thật”

Nhân vật nam hay nữ trong tiểu thuyết Murakami đều thích soi gương. Không phải ngẫu nhiên mà các cụm từ diễn tả hành vi soi gương của nhân vật xuất hiện lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của ông: “săm soi trong gương”, “đứng trước gương xem xét kĩ”, “nhìn chăm chú”, “nhìn đăm đăm vào chính mình trong gương”, “soi mình thật kĩ trong gương” [56,60]. Gương xuất hiện hầu hết trong các sự kiện chính xảy ra với cuộc đời họ, mỗi khi nhân vật phải đứng trước sự đấu tranh nội tâm hay tham gia vào một hành trình dấn thân để tự thay đổi.

Với Murakami, “gương” là biểu tượng của “sự thật, tính chân thực” [11,370]. Gương với tính năng phản chiếu tia sáng, phản chiếu các dạng vật thể như chúng vốn có, không chỉ giúp nhân vật nhìn thấy sự phản chiếu khuôn mặt, vẻ ngoài của bản thân mà sâu xa hơn, gương giúp nhân vật nhận ra thực tại mỏi mòn, vô vị, là “sự tự phản chiếu mình vào ý thức và lương tâm” [11,370] để nhân vật nhận thức sâu sắc hơn về bản ngã.

Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, nhân vật Toru Okada đã bước qua tuổi 30 trong sự mất phương hướng. Anh bỏ công việc hiện tại và thất nghiệp vì không muốn chôn chân một chỗ làm mãi công việc đã làm bấy lâu. Đối với Toru, những ngày tháng thất nghiệp lại là “kì hè lớn nhất đời tôi”. Thế nhưng “kì hè lớn nhất đời tôi” ấy không thể kéo dài, bởi chỉ trong vòng hai tháng ngắn ngủi nhưng có biết bao sự biến xảy ra, khiến nó nhanh chóng trở thành hành trình dấn thân, để nhân vật đi tìm bản ngã của chính mình. Từ sự biến mất của con mèo đã dẫn đến những cuộc cãi vã, bất đồng quan điểm gay gắt khiến Okada giật mình nhận ra bấy lâu nay anh “quá bận bịu nghĩ về bản thân mình”, sống chật chội trong một “cái tôi cũ” mà không hề nhận ra mình “đang đứng trước ngưỡng cửa của một cái gì đó lớn lao”, “một khởi đầu của một cái gì đó thật sự nghiêm trọng và bi thảm” [48,39].

Thay vì trực diện nhìn nhau, cách Kumiko vừa lau tóc vừa trao đổi với Toru qua tấm gương trong phòng tắm, gợi lên dự cảm mơ hồ về khoảng cách giữa hai vợ chồng. Sau cuộc tranh luận đầy căng thẳng, trong lúc đánh răng, Toru “săm soi khuôn mặt mình trong gương” [48,148] và nhận ra trong suốt hai tháng, kể từ ngày thất nghiệp, anh ta “hiếm khi bước ra thế giới bên ngoài”, “hầu như không gặp bất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022