Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

–––––––o0o–––––––


PHAN THỊ HUYỀN TRANG


BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI


Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 9 22 02 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 1


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Huy Bắc

TS. Đào Thị Thu Hằng


à N i 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thống kê, trích dẫn trong luận án đảm bảo tính thực tiễn, chính xác, trung thực và tin cậy. Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Người cam đoan


Phan Thị Huyền Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm 3

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Đóng góp của luận án 7

6. Cấu trúc luận án 7

Chương 1 8

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1. Nghiên cứu tiểu thuyết của Murakami 8

1.1.2. Ở Việt Nam 33

1.2. Nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami 39

1.2.1. Ở nước ngoài 39

1.2.2. Ở Việt Nam 43

Tiểu kết 45

Chương 46

BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI 46

2.1. Biểu tượng “ánh sáng” và “bóng tối” 46

2.1.1. “Ánh sáng”: Biểu tượng của nguồn sống và lương tri; cái đẹp và cái thiện .. 46

2.1.2. “Bóng tối”: Biểu tượng của niềm đau, sự bế tắc và cái ác 54

2.2. Biểu tượng “đất” và “rừng” 60

2.2.1. “Đất”: Biểu tượng của chết chóc và lụi tàn 60

2.2.2. “Rừng”: Biểu tượng của sự dung túng và sản sinh cái xấu 68

2.3. Biểu tượng “nước” và những biến thể 74

2.3.1. “Nước” hữu hình – biểu tượng của sự thanh tẩy và tái sinh 74

2.3.2. “Nước” vô hình – biểu tượng của nguồn năng lượng hàn gắn 79

Tiểu kết 82

Chương 3 83

BIỂU TƯỢNG ĐỒ VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI 83

3.1. Biểu tượng “gương” 83

3.1.1. “Gương”: Biểu tượng của “sự thật” 84

3.1.2. “Gương”: Biểu tượng của thế giới nội tâm phức tạp 86

3.1.3. “Gương”: Biểu tượng của đường biên thực - ảo 91

3.2. Biểu tượng “nhà” hay nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn 97

3.2.1. “Nhà”: nỗi ám ảnh và kí ức đau buồn 97

3.2.2. “Nhà”: nỗi trống rỗng tâm hồn 103

3.2.3. “Nhà”: kết nối và khôi phục bản ngã 107

Tiểu kết 115

Chương 4 116

BIỂU TƯỢNG LOÀI VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MURAKAMI 116

4.1. Biểu tượng động vật và mối quan hệ với thế giới nội tâm con người 116

4.2. Biểu tượng “Mèo” 117

4.2.1. “Mèo”: sự kết nối và khát khao được là chính mình 117

4.2.2. “Mèo”: Vẻ đẹp nữ tính, nỗi cô đơn và khao khát hạnh phúc 122

4.2.3. “Mèo”: Còi tăm tối, tội lỗi 125

4.3. Biểu tượng “chim” 127

4.3.1. “Chim”: Biểu tượng của tình yêu, tính dục 127

4.3.2. “Chim”: Biểu tượng cho sức mạnh của thần linh 130

4.3.3. “Chim”: Biểu tượng của “tinh thần phiêu lưu” qua thế giới thực - ảo 134

4.4. Biểu tượng “cừu” 136

4.4.1. “Cừu”: Biểu tượng cho thành tựu và mặt trái của hiện đại hóa 138

4.4.2. “Cừu”: Biểu tượng của tội lỗi 141

Tiểu kết 147

KẾT LUẬN 148

T Ư MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

1.1. Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu thành tựu. Cùng với sự phát triển của văn học Châu Á, văn học Nhật Bản đã và đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ văn học thế giới. Tiếp nhận văn học Nhật Bản, độc giả hẳn đã quen với những tên tuổi lớn gắn liền mĩ học truyền thống như

R. Akutakawa, Y. Kawabata, Y. Mishima, Kenzaburo Oe… Đó là những đại diện tiêu biểu cho những gì được gọi là cổ điển, mẫu mực của văn chương Phù Tang [1]. Đến nay, diện mạo ấy đã trở nên sinh động, toàn diện hơn nhiều khi có thêm những cây bút tiên phong với những thể nghiệm văn học mới lạ: Y. Banana, R. Murakami… “Các nhà văn trẻ của Nhật đã và đang làm một cuộc cách mạng thay đổi diện mạo của nền văn học thuần tuý, để đưa văn học nước nhà ngày một xích lại gần hơn với các nền văn học lớn trên thế giới” [80,1]. Trong bối cảnh trên, việc tìm hiểu văn học Nhật Bản đương đại là điều cần thiết cho sự hội nhập văn hóa Đông Á nói riêng và văn học thế giới nói chung.

1.2. Sau hai tượng đài bất tử Kawabata và Oe, văn học Nhật Bản tiếp tục để lại dấu ấn với “Hình vóc văn chương của thế kỉ XXI” – Murakami, nhà văn đã thổi một làn gió mới, làm thay đổi cấu trúc, diện mạo văn học xứ Phù Tang. Tác phẩm của ông được dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và vẫn đang được dịch và xuất bản. Sáng tác của ông mỗi khi trình làng, hầu như đều nhanh chóng trở thành “best-seller”. Chúng có khả năng vượt qua nhiều giới hạn của không gian địa lí, nhiều rào cản về văn hóa, trở thành những hiện tượng mang tính toàn cầu. Tác phẩm của Murakami là sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây, chạm đến những vấn đề mang ý nghĩa của nhân loại, đào sâu bản ngã, lí giải, khám phá con người ở chiều sâu và nhiều bến bờ của nó. Tất cả đã tạo nên sức hút khó cưỡng của nhà văn được xem là “trung tâm của văn học đương đại Nhật Bản” này.

Ở Việt Nam, một trong những tác phẩm của Murakami tạo ra cơn sốt hâm mộ cho hàng triệu độc giả ngay từ lúc được giới thiệu đầu tiên chính là Rừng Na Uy (1997). Từ đó đến nay, sáng tác của ông luôn được dịch, tái bản và nhanh chóng trở thành những cuốn sách được yêu thích của bao thế hệ độc giả. Việc nghiên cứu, tìm hiểu biểu tượng của Murakami nhằm cung cấp thêm góc nhìn đa chiều về tác giả, tác phẩm. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.


1.3. Biểu tượng là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà nghiên cứu và ngày nay, vẫn đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng hơn. Jean Chevalier nhận định: “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [11,24]. Tìm hiểu biểu tượng chính là con đường hữu hiệu để khám phá thế giới tâm hồn sâu kín và bí ẩn của con người.

Với người Nhật, biểu tượng đóng vai trò rất quan trọng cho trí tưởng tượng, từ trong truyền thống đã có những chiếc gương, cánh hoa, thanh kiếm, kimono… chúng tồn tại như những chuẩn mực trong tâm thức họ [28]. Biểu tượng là cầu nối giữa văn hóa dân tộc với văn minh nhân loại, giữa nhà văn và người đọc. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong sáng tác của Murakami, làm nên sự bí ẩn và chiều sâu trong tác phẩm của ông. Murakami phô bày các giá trị nhân văn rất hiệu quả qua việc vận dụng biểu tượng để phản ánh thực tại phức diện của con người.

Ở Việt Nam, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về biểu tượng trong toàn bộ tiểu thuyết của Murakami. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami (Symbols in Haruki Murakami‟s novels), với hi vọng phát hiện được đóng góp của ông về biểu tượng trong nền văn chương Nhật Bản cũng như văn chương thế giới. Đặc biệt, từ góc nhìn lí thuyết biểu tượng, chúng tôi hi vọng kiến giải thêm các lớp nghĩa, làm rò thêm phong cách sáng tác và cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Murakami.

. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:

Xác định những luận điểm cơ bản của khái niệm biểu tượng văn học (literature symbol). Từ lí thuyết biểu tượng, chúng tôi tiếp cận, nhận diện và kiến giải hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami. Với kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi hi vọng cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về lí thuyết biểu tượng và cách nghiên cứu phê bình biểu tượng trong văn học.

Xác định và giải mã biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami, luận án khám phá và kiến giải những nét đặc sắc trong thế giới biểu tượng của Murakami, tìm hiệu ý nghĩa của biểu tượng và khẳng định vị trí và đóng góp của biểu tượng Murakami đối với nền văn học Nhật và văn học thế giới.

Xuất phát từ những nghiên cứu về Murakami trên thế giới (phạm vi tài liệu tiếng Anh) và trong nước, luận án sẽ cập nhật những kết quả nghiên cứu mới về sáng tác của ông. Qua đó, luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam.


2.2. Từ mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Khái lược nội hàm khái niệm biểu tượng trong nghiên cứu biểu tượng, xác định những đặc điểm cơ bản của biểu tượng văn học.

Tổng quan và vận dụng các kiến giải hợp lí từ các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami ở trong nước và trên thế giới.

Khảo sát, nhận diện, phân tích và lí giải những nét đặc thù trong hệ thống biểu tượng của Murakami, đồng thời chúng tôi chỉ ra những giá trị nội dung và tư tưởng của Murakami.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu và giới thuyết khái niệm

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án giới hạn ở việc tìm hiểu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami tập trung vào ba dạng biểu tượng tiêu biểu: Biểu tượng thiên nhiên, biểu tượng đồ vật, biểu tượng động vật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết của Murakami, bao gồm 10 cuốn sau:

+ Rừng Na Uy (ノルウェイの森, Noruwei no mori), Trịnh Lữ dịch theo bản

tiếng Anh của Jay Rubin, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.

+ Biên niên kí chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル, Nejimaki–dori kuronikuru), Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.

+ Kafka bên bờ biển (海辺のカフカ, Umibe no Kafuka), Dương Tường dịch

theo bản tiếng Anh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007.

+ Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008.

+ Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Lê Quang dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010.

+ Nhảy Nhảy Nhảy, Trần Vân Anh dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2011.

+ 1Q84 (trọn bộ 3 tập), Lục Hương dịch theo bản tiếng Hoa, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2012.

+ Phía Tây biên giới, phía Nam mặt trời, Cao Việt Dũng dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2007.

+ Cuộc săn cừu hoang, Mai Hiên dịch bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, 2011.

+ Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương, Uyên Thiểm dịch theo bản tiếng Anh, Nxb Hội nhà văn, 2014.


Trong quá trình nghiên cứu, để làm rò nét đặc thù trong biểu tượng của Murakami chúng tôi còn mở rộng so sánh với truyện ngắn của ông, cũng như tác phẩm của các nhà văn khác.

3.3. Giới thuyết khái niệm “Biểu tượng”

Biểu tượng (Symbol) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ Châu Âu (symbolon trong tiếng Hy Lạp và symbolus trong tiếng La Mã). Tuy biểu tượng đã được sáng tạo từ xa xưa nhưng cho đến khi Kí hiệu học (Semiotics) của Charles Sanders Peirce (1839 - 1914) và Cấu trúc luận (structuralism) của Ferdinand de Saussure (1857 - 1913) ra đời thì giới nghiên cứu mới bắt đầu chú ý đến biểu tượng một cách hệ thống. Hiện nay, biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: văn học, ngôn ngữ học, triết học, nhân học, văn hóa học, ký hiệu học… Để khai thác ý nghĩa của biểu tượng thì hướng tiếp cận liên ngành là tối ưu. Biểu tượng là dấu hiệu để nhận ra nhau, “là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước” [11,24].

Biểu tượng có sự thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo một cách thức tổ chức nào đó. Theo Từ điển tiếng Việt [84] thì biểu tượng là: 1. Hình ảnh tượng trưng; 2. Hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ trong đầu óc sau khi sự vật không còn tác động vào giác quan ta. Trong Văn hóa học [14], biểu tượng được xem là “ngôn ngữ của cái bất khả tri giác”, là “dấu hiệu được phô bày ra bên ngoài để nhận biết sự sở thuộc cộng đồng”.

Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra quan niệm: “Trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hay một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về cuộc đời và con người” [24,47]. Như vậy, theo nghĩa hẹp biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa để phân biệt với ẩn dụ và hoán dụ.

Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu biểu tượng theo nghĩa rộng cũng như sẽ không phân tích những đúng/sai, hợp lý/không hợp lý trong các cách định nghĩa và xác định nội hàm khái niệm biểu tượng mà chúng tôi sẽ chỉ chuyên sâu vào phạm vi biểu tượng văn học, và sẽ khai thác biểu tượng theo hướng

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí