Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Nguyên - 9


KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ


1- Kết luận:

Quá trình nghiên cứu vấn đề quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện tỉnh Thái Nguyên trên các bình diện lý luận và thực tiễn đã giúp chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1- Sự xuất hiện và tồn tại của các TTBDCT cấp huyện trong thời gian qua và trong tương lai là hoàn toàn cần thiết, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,…

2- Quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện là hoạt động quản lý vừa mang những đặc điểm chung của quản lý chương trình giáo dục, có hệ thống, cơ bản, đồng bộ; song với đối tượng học tập, đội ngũ giảng viên, cơ chế chính sách và đặc biệt là nhiệm vụ chính trị mà TTBDCT phải đảm nhiệm có những đặc điểm riêng; đó là cung cấp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tích cực tại cơ sở nắm vững quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và phương thức vận dụng những hiểu biết chính trị vào thực tiễn đã tạo cho hoạt động quản lý này có những đặc thù riêng biệt. 3- Hoạt động quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại

TTBDCT cấp huyện được xem xét, đánh giá thực trạng trên một số vấn đề cơ bản như: Vấn đề nhận thức, triển khai thực hiện tại các Trung tâm; kết quả thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: Chương trình học tập các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền địa phương; chương trình học tập chính trị cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng; chương trình bồi dưỡng LLCT dành cho đảng viên mới; chương


trình bồi dưỡng công tác Đảng cho Bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở; chương trình Sơ cấp lý luận chính trị và một số chương trình khác...

Thông qua khảo sát thực tế hoạt động quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT trong thời gian gần đây cho thấy những hiệu quả đạt được về nhận thức của cán bộ, đảng viên ở cơ sở với đường lối của Đảng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; về việc xây dựng nội dung chương trình; về tổ chức bộ máy; về chế độ chính sách; về các phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý. Đồng thời, qua khảo sát thực trạng cũng thấy được những yếu kém của công tác quản lý cả về quản lý vĩ mô (các cấp bộ Đảng cấp trên) và về phía chủ quản của các cơ sở Đảng.

4- Dựa trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT trong hơn 10 năm qua tại TTBDCT cấp huyện tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện trong thời gian tới.

Các biện pháp đã được xây dựng với những quan điểm chỉ đạo mang tính đồng bộ, hệ thống, rất sát với thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và địa phương.

Đó là các biện pháp về nhận thức tư tưởng đối với cấp uỷ các cấp; sự lãnh đạo sát sao của các cấp uỷ và sự phối hợp giữa các ngành, tổ chức chính quyền cơ sở; vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng trong công tác giáo dục LLCT; tăng cường tiềm lực đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cả về số lượng và chất lượng; hoàn thiện về cơ chế, chính sách đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT; tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất theo hướng hiện đại.

Với mỗi biện pháp đề xuất, chúng tôi đều chỉ ra những vấn đề cốt lõi nhằm triển khai trong thực tiễn được dễ dàng, thuận lợi, đó là: Tầm quan


trọng của biện pháp, mục tiêu của biện pháp; nội dung và điều kiện để thực hiện biện pháp.

Chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia đối với những biện pháp nêu trên thông qua đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo các cấp, lãnh đạo và giảng viên của các TTBDCT cấp huyện trong tỉnh. Số liệu thu thập được qua khảo nghiệm đã chứng minh được tính khả thi và sự cần thiết của hệ thống các biện pháp nếu như có được sự chỉ đạo thường xuyên, đầy đủ của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở; sự phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành và những tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị của Đảng.

Chúng tôi cũng đã đề xuất một số khuyến nghị với Trung ương, Tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cần có sự quan tâm mang tính chiến lược về hoạt động quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở và phải coi đó như là phương tiện tái sản xuất sức mạnh chính trị cho Đảng.

2- Một số khuyến nghị:

2.1- Với Trung ương:

2.1.1- Cần tiếp tục thể chế hoá về mặt Nhà nước Quyết định 100- QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức và hoạt động của TTBDCT cấp huyện trong cả nước, về tính pháp lý của Trung tâm, về cơ cấu,... như một đơn vị sự nghiệp giáo dục.

2.1.2- Ban Tuyên giáo Trung ương cần chỉ đạo tốt công tác biên soạn, sửa đổi, bổ sung giáo trình, tài liệu, cặp nhật kịp thời hơn những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời có hướng dẫn thực hiện các chương trình sát với đối tượng học viên của các Trung tâm.

2.1.3- Nghiên cứu chế độ trợ giá cho các loại tài liệu phục vụ công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở tại các Trung tâm; đặc biệt là cán bộ, đảng viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


2.2- Với tỉnh:

2.2.1- Nghiên cứu ra nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT của TTBDCT cấp huyện trong giai đoạn cách mạng mới hoặc xây dựng đề án về nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2020; trong đó chỉ rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; mối quan hệ công tác giữa Trung tâm với các ngành có liên quan; định hướng xây dựng và phát triển các Trung tâm theo chỉ đạo của Trung ương.

2.2.2- Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, tỉnh nghiên cứu cơ chế chính sách để thực hiện phù hợp hơn tại các Trung tâm như: Trả thù lao hợp lý cho các giảng viên, giảng viên kiêm chức; chi hỗ trợ cho cán bộ, học viên đi học thuộc các đối tượng; chi cho các hoạt động nghiệp vụ, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,...

2.2.3- Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các Trung tâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay.

2.3- Với các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh:

2.3.1- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các Trung tâm.

2.3.2- Quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và công tác cán bộ để các Trung tâm có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ở cơ sở.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1- TS. Vũ Ngọc Am, Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003;

2- Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 100-QĐ/TW ngày 03/6/1995 về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện;

3- Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005;

4- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Báo cáo số 33-BC/BTGTU kết quả thăm dò dư luận xã hội quý III năm 2006 (về công tác giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện tỉnh Thái Nguyên);

5- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin công tác tư tưởng, Hà Nội, 2003;

6- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Hà nội, 2003;

7- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VII) về việc tổ chức TTBDCT cấp huyện (1995 - 2005);

8- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005;

9- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dùng cho đảng viên mới, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007;

10- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu học tập chính trị dành cho học viên lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2007;

11- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Tài liệu bồi dưỡng Bí thư chi bộ, cấp uỷ viên cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007;


12- Ban Tư tưởng - Văn hóa, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 08-TC-TTVH/TW ngày 26/8/1995 thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc tổ chức TTBDCT cấp huyện, quận, thị xã;

13- Ban Tư tưởng - Văn hóa, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 2098-HD/TC-TTVH ngày 28/8/2002 sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn số 08 liên ban Tổ chức - Tư tưởng văn hoá Trung ương về việc thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khoá VII);

14- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Một số kinh nghiệm xử lý tình huống trong công tác tư tưởng - văn hoá, Hà Nội, 2001; 15- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Tài

liệu bồi dưỡng cán bộ tư tưởng - văn hoá cấp huyện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;

16- TS. Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

17- Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quy định số 54- QĐ/BCT ngày 12/5/1999 về chế độ học tập LLCT trong Đảng;

18- Bộ Tài Chính, Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;

19- Các Mác và Ph. Ănghen: toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập I;

20- Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005;

21- Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005;

22- Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2008;


23- Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Thái Nguyên, 2001;

24- Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Thái Nguyên, 2006;

25- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;

26- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

27- Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; 28- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007;

29- Nguyễn Khoa Điềm, “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục LLCT trong tình hình mới”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương số 1 năm 2004;

30- Đoàn Thế Hanh, Tăng cường nhận thức lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X), Tạp chí Cộng sản số 781 (11-2007);

31- TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên lý công tác tư tưởng, tập I, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999;

32- GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ và PGS.TS. Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002;

33- PGS. Hà Ngọc Hợi (chủ biên) và TS. Ngô Văn Thạo, Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;

34- Nguyễn Văn Hùng, Vấn đề đặt ra sau 10 năm hoạt động của các TTBDCT cấp huyện ở Quảng Bình, Tạp chí Tư tưởng văn hoá của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, số 8 năm 2005;


35- PGS.TS. Trần Thị Thu Hương, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên, Tạp chí Khoa giáo số 7 năm 2007;

36- Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004;

37- Đặng Thị Bích Liên, Tỉnh Hải dương xây dựng TTBDCT cấp huyện đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Tạp chí Khoa giáo của Ban Khoa giáo Trung ương số 6 năm 2007;

38- Đặng Công Minh, “Đổi mới quản lý đào tạo ở TTBDCT cấp huyện”, Tạp chí Tư tưởng văn hoá của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương số 3 năm 2004;

39- Hồ Chí Minh, Về công tác tư tưởng văn hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000;

40- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 2;

41- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 5; 42- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 8; 43- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10;

44- PGS.TS Phạm Hồng Quang, Phát triển và quản lý chương trình đào tạo, Bài giảng cao học Quản lý giáo dục, 2005;

45- PGS.TS Phạm Hồng Quang, Một số quan điểm về phát triển chương trình giáo dục, Bài viết tham gia Hội thảo "Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục", Thái Nguyên, 2006;

46- PGS. TS. Đào Duy Quát, Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;

47- PGS. TS. Đào Duy Quát, Công tác tư tưởng - văn hóa ở cấp huyện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003;

48- PGS. TS. Đào Duy Quát, TS. Lương Khắc Hiếu, Nguyên lý công tác tư tưởng, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002;

49- PGS.TS Bùi Văn Quân, bài viết Tiếp cận quá trình hệ thống quản lý giáo dục, Tạp chí giáo dục số 165, kỳ 2, tháng 6 năm 2007;


50- Tỉnh ủy Thái Nguyên, Quyết định số 238-QĐ/TU ngày 25/3/2002 ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của TTBDCT huyện, thành phố, thi xã;

51- Tỉnh ủy Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về việc tổ chức và hoạt động của TTBDCT cấp huyện (1995 - 2005);

52- Tỉnh ủy Thái Nguyên, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 12 năm 2006 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng giai đoạn 2006 - 2010;

53- Tỉnh ủy Thái Nguyên, Báo cáo số 76-BC/TU ngày 11/12/2007 về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2007;

54- Nguyễn Phú Trọng, Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;

55- Nguyễn Minh Tuấn, Quảng Ninh nâng cao chất lượng hoạt động của các TTBDCT cấp huyện, Tạp chí Tư tưởng văn hoá của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương số 6 năm 2005;

56- Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên, năm 2007;

57- V.I. Lênin: toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tập 4; 58- V.I. Lênin: toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tập 6; 59- V.I. Lênin: toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tập 41;

60- Viện Nghiên cứu sư phạm thuộc trường Đại học sư phạm Hà nội, Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội, năm 2005;

61- Huỳnh Khái Vinh, Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;

62- TS. Hồng Vinh, PGS. TS. Đào Duy Quát, Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, Hà Nội, 2006.


PHẦN PHỤ LỤC


Bao gồm một số biểu, mẫu phiếu điều tra, phiếu hỏi ý kiến và hình ảnh minh hoạ về thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện trong tỉnh.

MẪU PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện, lãnh đạo, giảng viên, giảng viên kiêm chức TTBDCT cấp huyện trong tỉnh)


Theo đồng chí, để làm tốt công tác quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại TTBDCT tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những biện pháp đề ra dưới đây có khả thi không? Xin đồng chí vui lòng cho biết mức độ khả thi của từng biện pháp (đồng ý ở mức độ nào thì đánh dấu X vào ô tương ứng):


Số T. T


Biện pháp

Mức độ khả thi

Rất khả thi

Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

1

Cần nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với công tác quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT theo hướng hiệu quả, thiết

thực.





2

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp giữa các ngành và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên

ở cơ sở.





3

Tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, vận dụng phương pháp mới trong công tác giáo

dục LLCT tại các TTBDCT.





4

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên về phát triển chương trình giáo dục LLCT theo phương pháp

tiếp cận mới.





5

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng quản lý thực hiện chương trình giáo dục

LLCT tại TTBDCT.





6

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công cụ và phương tiện dạy học, đưa công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy

học tại các Trung tâm.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Nguyên - 9


Ngoài những biện pháp trên, theo đồng chí cần có thêm những biện pháp gì? Xin đồng chí vui lòng cho biết: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Xin cảm ơn sự cộng tác của đồng chí!

(Phiếu không cần phải ký tên)

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho học viên đã qua các lớp bồi dưỡng tại TTBDCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên)


Xin đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi được nêu dưới đây. Mỗi câu hỏi có kèm theo các phương án trả lời khác nhau, phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình, xin đồng chí đánh dấu + vào ô bên cạnh hoặc trả lời theo cách nghĩ của mình vào dòng “Ý kiến khác”.


Câu hỏi 1: Đồng chí vui lòng cho biết sự quan tâm của cấp u ỷ huyện (thành phố, thị xã) đồng chí đối với công tác bồi dưỡng, giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên cơ sở? (Một phương án trả lời)

Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm

Ý kiến khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Câu hỏi 2: Xin đồng chí cho biết sự quan tâm của cấp uỷ xã (phường, thị trấn) đồng chí đối với công tác bồi dưỡng, giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên cơ sở? (Một phương án trả lời)

Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm

Ý kiến khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Câu hỏi 3: Xin đồng chí vui lòng cho biết tính tư tưởng (định hướng tư tưởng) trong mỗi bài giảng của các giảng viên tại TTBDCT huyện (thành phố, thị xã)? (Một phương án trả lời)

Tốt Khá Trung bình Yếu

Ý kiến khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Câu hỏi 4: Xin đồng chí cho biết tính khoa học trong mỗi bài giảng của các giảng viên tại TTBDCT huyện (thành phố, thị xã)? (Một phương án trả lời)

Tốt Khá Trung bình Yếu

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí