Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2010


Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Thu Thủy

Lớp : Nhật 3

Khóa : K44F

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Hoàng Liên


Hà Nội - 2009


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN EU Liên minh châu Âu

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch KNXK Kim ngạch xuất khẩu

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

VN Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 4

1. Khái niệm, nội dung và chức năng của thương mại quốc tế 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Nội dung 4

1.3. Chức năng 5

1.4. Đặc điểm của thương mại quốc tế 6

2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 8

2.1. Khái niệm 8

2.2. Vai trò 8

2.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước 9

2.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 9

2.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân 11

2.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta 11

3. Các chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu12

3.1. Các biện pháp để tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu 12

3.1.1 Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 12

3.1.2 Gia công xuất khẩu 15

3.1.3 Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu 17

3.1.4 Xây dựng các khu kinh tế mở 20

3.2. Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu 27

3.2.1 Tín dụng xuất khẩu 27

3.2.2 Trợ cấp xuất khẩu 31

3.2.3. Chính sách tỷ giá hối đoái 35

3.2.4. Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế 43

3.3. Các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu 45

3.3.1. Các biện pháp về thể chế 45

3.3.2. Thực hiện xúc tiến xuất khẩu 46

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008 48

1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 48

1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 48

1.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 53

1.3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu 56

1.4. Chủ thể tham gia xuất khẩu 57

1.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 59

1.5.1. Những thành tựu chủ yếu 59

1.5.2 Những hạn chế cơ bản 59

2. Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2001- 2008 62

2.1. Đổi mới về cơ chế, chính sách 62

2.2. Các biện pháp về tài chính tiền tệ 64

2.3. Huy động một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 66

2.4. Công tác xúc tiến xuất khẩu 67

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2010 69

1. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 69

1.1. Về hàng hoá xuất khẩu 69

1.2. Phương hướng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 72

1. 2.1. Nhóm nhiên liệu và khoáng sản 72

1.2.2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 73

1.2.3. Nhóm chế biến, CN và TCMN 76

2. Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu để thúc đây xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 81

2.1. Về phía Nhà nước 81

2.1.1. Các giải pháp nhằm giảm chi phí giao dịch, kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu 82

2.1.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu 84

2.1.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất khẩu 86

2.1.4. Các giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu 87

2.1.5. Các giải pháp nhằm dự báo và nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng 88

2.2. Về phía doanh nghiệp 88

2.2.1. Các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố mối liên kết với người cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất 88

2.2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp 89

2.3. Các giải pháp cho từng ngành hàng 90

2.3.1 Một số giải pháp cho ngành Thủy sản 90

2.3.2. Một số giải pháp cho ngành gạo 92

2.3.3. Một số giải pháp cho ngành cà phê 92

2.3.4. Một số giải pháp cho ngành cao su 94

2.3.5. Một số giải pháp chung cho ngành dệt may, da giầy 94

2.3.6. Một số giải pháp cho ngành Điện tử và linh kiện máy tính: 94

2.3.7. Một số giải pháp cho ngành Gỗ 95

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ




Trang

Bảng 1.2:

Biểu thuế xuất khẩu

44

Bảng 2.1:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam các năm 2001 - 2008

48

Bảng 2.2:

Kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2007 và 2008

52

Bảng 2.3:

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2001 – 2008

53

Bảng 2.4:

Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chủ yếu

57

Bảng 2.5:

Tỷ trọng tham gia xuất khẩu của các chủ thể

58

Bảng 2.6:

So sánh KNXK của Việt Nam với các nước trong khu

vực năm 2008


60

Bảng 3.1 :

Dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009-2010

70

Bảng 3.2:

KNXK nhóm nhiên liệu, khoáng sản giai đoạn 2008-

2010


72

Bảng 3.3:

KNXK nhóm nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2008-2010

73

Bảng 3.4:

KNXK nhóm chế biến, CN và TCMN giai đoạn 2008-2010

76


Biểu đồ1.1:


Phân tích lợi ích và chi phí của trợ cấp xuất khẩu


33

Biểu đồ 2.1:

Tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu

49

Biều đồ 2.2:

Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng GDP từ năm 2001 - 2008

49


Sơ đồ 2.1:


So sánh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2001 và 2008


54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2010 - 1

LỜI MỞ ĐẦU


Đã từ lâu vai trò của xuất khẩu được biết đến là “Chiếc chìa khóa vàng” cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu học thuật về vai trò của thương mại (xuất khẩu) trong tăng trưởng kinh tế, ít nhất bắt đầu bằng những lý luận từ cách đây hàng trăm năm của những nhà kinh tế học tiền bối như Adam Smith và David Ricardo, và được nối tiếp gần đây nhất bởi một loạt các công trình lý thuyết của các nhà kinh tế học nổi danh khác như Romer, Grossman, Helpman, Baldwin và Forslid v.v... là những công trình lý thuyết dọn đường cho việc hiểu và phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học.

Dựa trên những công trình lý thuyết này, một loạt các nghiên cứu thực chứng đã được tiến hành, sử dụng các mẫu số liệu cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế để làm sáng tỏ mối quan hệ trên. Những nghiên cứu thực chứng này có xu hướng khẳng định rằng xuất khẩu có mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế. Mô hình phát triển hướng ngoại thành công của các nước Đông Á trong những thập kỷ qua là minh chứng hùng hồn cho vai trò của xuất khẩu như là một động lực của tăng trưởng kinh tế ở khu vực này.

Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam khi mà kim ngạch của xuất khẩu đóng tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm quốc dân – GDP của nước ta và trở thành động lực phát triển của cả nền kinh tế.

Chính nhờ có xuất khẩu mà từ một nước nhập khẩu Việt Nam trở thành quốc gia đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều... Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD năm 1997 tăng lên hơn 63,5 tỷ USD năm 2008. Các chuyên gia kinh tế lý giải mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7- 8%/năm trong những năm qua ở Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của

xuất khẩu. Xuất khẩu tăng mạnh còn trực tiếp tiếp sức cho sản xuất trong nước tăng trưởng, mở rộng quy mô thị trường và tạo thêm nhiều việc làm mới.

Hơn thế, thành tích xuất khẩu còn là lực đẩy mạnh mẽ, có tính quyết định góp phần đẩy nhanh tốc độ hội nhập của nền kinh tế nước ta. Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế như AFTA, APEC, ký Hiệp định thương mại với EU, Mỹ,… và sự kiện quan trọng nhất là việc chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới – WTO. Đó là một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xuất khẩu trong năm 2007 đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự kiện đó.

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ đã lan rộng và hậu quả nặng nề của nó ngày càng lộ rõ đối với thương mại quốc tế. Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng với một nền kinh tế đã hội nhập thì những tác động gián tiếp là không thể tránh khỏi. Đúng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, xuất khẩu Việt Nam đã và đang bắt đầu gánh chịu những khó khăn bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính thế giới. Dự đoán xuất khẩu năm tới 2009 sẽ gặp nhiều khó khăn, và vì vậy mà đòi hỏi Việt Nam cần một tay chèo vững chắc hơn để đưa xuất khẩu tiếp tục là nhân tố đưa kinh tế đất nước đi lên.

Vì vậy, trong quá trình chọn đề tài khóa luận, em rất quan tâm tới đề tài “Những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu mà Việt Nam cần dùng để thúc đẩy xuất khẩu giai đoạn 2009 – 2010”. Bài khóa luận trình bày những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quá khứ (2001 - 2008), đồng thời đưa ra một số ý kiến về biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 – 2010.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022